Học vần
Bài 4: Dấu hỏi , dấu nặng
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi, dấu nặng và thanh nặng.
- Đọc được các tiếng bẻ, bẹ.
- Trả lời được 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK (HS khá, giỏi có thể trả lời được 4 -5 câu hỏi).
- Hình thnh v củng cố lịng yu thích mơn học.
II. Phương tiện dạy học:
- GV: Sách giáo khoa, bộ thiết bị dạy Tiếng Việt.
- HS: Bộ ĐDHT, Vở Tập viết 1, bảng con, phấn.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1:
1. Ổn định tổ chức: Cho cả lớp hát tập thể 1 bài.
2. Kiểm tra:
- Cho 4 -5 HS đọc dấu sắc, tiếng bé.
- HS viết trên bảng con: chữ bé. Thu 3-4 bảng nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung về ý thức, kết quả học bài của học sinh.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 2 - Trường Tiểu học Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và xé hình chữ nhật trên giấy nháp kẻ ô theo kích thước như trên.
Vẽ, xé hình tam giác.
Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Lấy tờ giấy trắng đếm ô đánh dấu và vẽ hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 6 ô.
Bước 2: Đếm từ trái qua phải 4 ô, đánh dấu để làm đỉnh hình tam giác.
Bước 3: Xé theo các đường đã vẽ ta có một hình tam giác.
Giáo viên yêu cầu HS tập đếm ô, vẽ và xé hình tam giác trên giấy nháp kẻ ô theo kích thước như trên (Lưu ý HS có ý thức sử dụng tiết kiệm giấy thủ công)
c) Dán hình :
Giáo viên dán mẫu hình chữ nhật trên, chú ý cách đặt hình cân đối, hình tam giác phía dưới.
- Quan sát bài mẫu, tìm hiểu, nhận xét các hình và ghi nhớ đặc điểm những hình đó và tự tìm đồ vật có dạng hình chữ nhật, hình tam giác.
- Học sinh quan sát thao tác của giáo viên.
- Học sinh tập đếm ô, vẽ và xé hình chữ nhật trên giấy nháp kẻ ô theo yêu cầu của GV.
- Học sinh quan sát thao tác của giáo viên.
- Học sinh tập đếm ô, vẽ và xé hình tam giác trên giấy nháp kẻ ô theo yêu cầu của GV.
- HS quan sát thao tác của GV.
4. Củng cố – Dặn dò :
- H: Em hãy nhắc lại quy trình xé dán hình chữ nhật, hình tam giác ?
- Dặn dò: Chuẩn bị tuần sau xé dán thực hành trên giấy màu.
- Nhận xét ý thức và kết quả học tập. Cho HS thu dọn đồ dùng học tập, vệ sinh chỗ làm việc.
Thứ sáu, ngày tháng năm 20….
Tập viết
Tiết1. Các nét cơ bản
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Củng cố kĩ năng viết các nét cơ bản qua quan sát bài viết trong vở tập viết 1, tập 1.
2.Kĩ năng: Tô được các nét cơ bản theo vở tập viết 1, tập 1 (Học sinh khá, giỏi có thể tự viết được các nét cơ bản).
3.Thái độ: Thực hiện tốt các nền nếp: Ngồi viết, cầm bút, để vở đúng tư thế.
II. Phương tiện dạy học:
-GV: +Các nét cơ bản được trình bày trong khung chữ.
+Trình bày bài viết lên bảng phụ.
-HS: Vở tập viết, bảng con, phấn, khăn lau bảng.
III. Tiến trình dạy học:
1.Khởi động : Ổn định tổ chức (Văn nghệ).
2.Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1: Giới thiệu các nét cơ bản
+Cách tiến hành :
G: Hôm nay cô sẽ giúp các em ôn lại cách viết các nét cơ bản để các em biết vận dụng viết chữ tốt hơn qua bài học hôm nay : Các nét cơ bản - Ghi bảng.
2.Hoạt động 2 : Củng cố cách viết các nét cơ bản
+Cách tiến hành :
-GV đưa ra các nét cơ bản mẫu, lần lượt đặt câu hỏi cho HS trả lời: (Đây là nét gì ?)
+H: Hãy nêu lại các nét cơ bản vừa học?
3.Hoạt động 2: Hướng dẫn qui trình viết
+Cách tiến hành :
-GV sử dụng que chỉ tô trên chữ mẫu.
-Viết mẫu trên khung chữ thật thong thả.
-Viết mẫu trên dòng kẻ ở bảng lớp.
-Hướng dẫn viết: + Phác họa trên không
+ Viết trên bảng con
+H: Nêu lại cách viết các nét cơ bản?
4.Hoạt động 4: Thực hành
+Cách tiến hành :
-GV nêu yêu cầu bài viết
-Nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở
-GV viết mẫu.
- Yêu cầu HS viết bài.
-GV theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ những HS yếu kém
-Chấm bài HS đã tô xong (Số vở còn lại thu về nhà chấm)
- Nhận xét kết quả bài chấm.
5.Hoạt động cuối: Củng cố , dặn dò
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài viết
-Nhận xét giờ học
-Dặn dò: Chuẩn bị bảng con, vở tập viết để học tốt ở tiết sau
- HS quan sát
- HS trả lời
* Nét ngang.
* Nét sổ thẳng.
* Nét móc xuôi.
* Nét móc ngược
* Nét móc hai đầu.
* Nét xiên trái.
* Nét xiên phải.
* Nét cong kín.
* Nét cong hở phải.
* Nét cong hở trái.
* Nét khuyết trên.
* Nét khuyết dưới.
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS quan sát
- HS quan sát.
- 2 HS nêu
- 1 HS nêu yêu cầu bài viết.
- HS quan sát.
- HS viết (tô) theo sự hướng dẫn của GV.
- 2 HS nêu.
----------------------------------
Tiết 2: Tập tô e, b, bé
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức : Củng cố kĩ năng viết chữ cái : e, b, tiếng bé
2.Kĩ năng: Tập viết kĩ năng nối chữ cái b với e qua hình thức tập tô.
Rèn kĩ năng viết các dấu thanh theo qui trình viết liền mạch.
3.Thái độ: Thực hiện tốt các nề nếp: Ngồi viết, cầm bút, để vở đúng tư thế.
II. Phương tiện dạy học:
-GV: -Mẫu chữ e, b trong khung chữ.
-Trình bày bài viết lên bảng phụ.
-HS: -Vở tập viết, bảng con, phấn, khăn lau bảng.
III. Tiến trình dạy học:
1.Khởi động : Ổn định tổ chức (Văn nghệ).
2.Kiểm tra:
- H: Trong tiết học trước em đã viết những nét gì ? ( 1 HS nêu)
- GV đọc những nét cơ bản để HS viết vào bảng con
- Nhận xét, ghi điểm
- Nhận xét vở Tập viết
- Nhận xét chung về ý thức, kết quả học tập của HS.
3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1: Giới thiệu chữ e, b, bé
+Mục tiêu: Biết tên bài tập viết hôm nay
+Cách tiến hành :
Ghi bảng : Ghi đề bài
2.Hoạt động 2 : Quan sát chữ mẫu và viết bảng con:
+Cách tiến hành :
a.Hướng dẫn viết chữ : e, b
-GV đưa chữ mẫu: e – Đọc chữ: e
-H: Hãy phân tích cấu tạo chữ e ?
-Viết mẫu : e
-GV đưa chữ mẫu: b – Đọc chữ: b
- H: Hãy phân tích cấu tạo chữ b ?
-Viết mẫu : b
b. Hướng dẫn viết từ ứng dụng: bé
-Gọi HS đọc từ ứng dụng
-Giảng từ: (bé: ý chỉ có hình thể không đáng kể
hoặc kém hơn cái được đem ra so sánh).
-Hỏi: + Nêu độ cao các con chữ ?
+ Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
-Viết mẫu: bé
3.Hoạt động 3: Thực hành
Viết đúng đẹp chữ e, b; tiếng: bé
+Cách tiến hành :
-Hỏi: Em hãy nêu yêu cầu bài viết ?
-Cho xem vở mẫu.
-Nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
-GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết.
-GV theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ những HS yếu kém
-Chấm bài HS đã viết xong (Số vở còn lại thu về nhà chấm).
- Nhận xét kết quả bài chấm.
5.Hoạt động cuối: Củng cố , dặn dò
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài viết.
- Cho HS viết bảng con các chữ còn nhiều bạn viết sai (nếu có).
-Nhận xét giờ học
- Dặn dò: Về luyện viết ở nhà
Chuẩn bị: Bảng con, vở tập viết để học tốt ở tiết sau.
- HS quan sát
- 2 HS đọc và phân tích
- HS viết bảng con: e
- HS quan sát
- 2 HS đọc và phân tích
- HS viết bảng con: b
- 2 HS đọc
- 2 HS nêu độ cao từng con chữ và cách đặt dấu thanh.
- HS viết bảng con: bé
- TL: Tô chữ e, b, bé
- HS quan sát
- HS làm theo
- HS viết vào vở Tập viết
Đạo đức
Em là học sinh lớp 1 (tiết 2)
(GDKNS)
Đã soạn ở tuần 1
Tự nhiên - xã hội
Tuần: 2
BÀI 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết: Sức lớn của em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.- Nhận ra được sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân. Ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, có người béo hơn, có người gầy hơn,…đó là điều bình thường.
- Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân (Yêu cầu mang tính nâng cao).
- Có ý thức thực hiện các quy định trong học tập và sinh hoạt để cơ thể phát triển bình thường.
II. Phương tiện dạy học:
1. - Giáo viên
- Các hình trong bài 2 Sách giáo khoa
2. Học sinh:
- HS: Sách giáo khoa TN-XH 1.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Hoạt động khởi động: Trò chơi vật tay.
- Yêu cầu HS chơi theo từng nhóm.
- Cứ 4 HS là 1 nhóm, chơi vật tay. Mỗi lần một cặp. Những người thắng cuộc lại đấu với nhau.
- Kết thúc cuộc chơi, GV công bố các bạn thắng cuộc.
- KL: Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khỏe hơn, có em yếu hơn, có em cao hơn, có em thấp hơn,…hiện tượng đó nói lên sức lớn của mỗi người là khác nhau. Các em sẽ thấy rõ điều đó qua bài học: Chúng ta đang lớn – Ghi tựa bài.
b) Hoạt động 1: Làm việc với Sách giáo khoa.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Yêu cầu HS hoạt động theo từng cặp.
+ Hướng dẫn (HD): - Hai bạn ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 (Sách giáo khoa) và kể cho nhau nghe những gì các em quan sát được trong từng hình.
- Những hình nào cho biết sự lớn lên của bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết nói, biết chơi với bạn ? Hãy chỉ và nói về từng hình để thấy em bé ngày càng biết vận động nhiều hơn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
+ H: Bạn nào xung phong lên bảng nói cho cô và các bạn biết những điều em đã quan sát được ?
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét.
- KL: * Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động (biết lẫy, biết bò, biết ngồi, biết đi…) và sự hiểu biết (biết lạ, biết quen, biết nói…).
* Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn…
c) Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm nhỏ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Yêu cầu mỗi nhóm 4 HS chia làm 2 cặp. Lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn.
- Tương tự, các em đo xem tay ai dài hơn, vòng tay, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn.
- Quan sát xem ai béo, ai gầy…
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
+ H: Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn nhau, các em có thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng sức lớn có giống nhau không ?
+ H: Theo em, điều này có gì đáng lo không ?
+ H: Ta cần chú ý điều gì để mau lớn ?
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét.
- KL: * Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau.
* Các em cần chú ý ăn, uống điều độ; giữ gìn sức khỏe, thường xuyên tập thể dục thì cơ thể không ốm đau và sẽ chóng lớn hơn.
d) Hoạt động 3: Tự liên hệ
* Cách tiến hành:
Bước 1: Nêu yêu cầu: Tự nêu về chế độ ăn uống, giờ giấc học tập, vui chơi…của mình cho cả lớp nhận xét và góp ý.
Bước 2: HS tự liên hệ.
Bước 3: Biểu dương những bạn có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ.
- Giáo dục: Không ăn quà vặt, không vận động quá sức, không chơi các trò chơi nguy hiểm… Cần đảm bảo ăn uống đủ lượng, đủ chất, đúng bữa và hợp vệ sinh.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS thảo luận cặp đôi theo chỉ dẫn của GV.
- 3 HS lên bảng trình bày.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
+ T: Sức lớn không giống nhau.
+ HS phát biểu cá nhân (2 – 3 em).
+ T: Cần ăn uống điều độ, giữ gìn sức khỏe, năng tập thể dục …
- HS tự liên hệ sau đó 3 – 5 em xung phong trình bày trước lớp.
3. Hoạt động tiếp nối:
- Dặn HS về nhà chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho tiết học sau.
--------------------------------------
PHẦN KÝ DUYỆT
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
BAN GIÁM HIỆU
File đính kèm:
- Tuần 2.doc