Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Phần 2: Phần lịch sử thế giới - Năm học 2013-2014 - Phạm Minh

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

- Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới

- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á:

 + Ở châu Âu: Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu; Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Âu.

 + Ở châu Á:

 * Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin;

 * Vùng ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây:Nhật Bản,Nam Triều Tiên;Đông Nam Á,Nam Á, Tây Á

* Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất. Những quyết định của hội nghị Yalta (I-an-ta) đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là ”Trật tự hai cực Ianta ”.

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Phần 2: Phần lịch sử thế giới - Năm học 2013-2014 - Phạm Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch Hồ Chí Minh ”. - Trước khi mở chiến dịch HCM, quân ta đánh Xuân Lôc, Phan Rang – những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ phía đông Sài Gòn.  - Quân ta phá tan tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang (16-4-1975), Xuân Lộc (21-4)... làm Mỹ –Quân đội Sai gòn hoảng loạn. - 18/4/1975: Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ. - 21/4, ta giải phóng Xuấn Lộc, Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống. - 17 giờ ngày 26/4, quân ta mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.  - 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống taòn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. - 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên tòa nhà Phủ tổng thống, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. - Các tỉnh còn lại của Nam Bộ, nhân dân đã nhất tề nổi dậy và tiến công theo phương thức xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh.  - Ngày 2/5/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng. IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 1. Nguyên nhân thắng lợi:  - Nguyên nhân chính là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao. - Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng. - Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền. - Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương.  - Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác. - Nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. 2. Ý nghĩa: - Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.  - Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.  - Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc. - Cùng với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân 1975 đã cắm thêm một mốc vinh quang chói lọi trong quá trình đi lên của lịch sử Việt Nam.Có tầm quan trọng quốc tế, có tính thời đại sâu sắc.  Chương V. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 Bài 24: VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1975 ) I. TÌNH HÌNH HAI MIỀN BẮC-NAM SAU NĂM 1975 * Miền Bắc:qua hơn 20 năm (1954 -1975) tiến hành cách mạng XHCN, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất-kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Nhưng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ hết sức ác liệt, đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc. * Miền Nam - Đã hoàn toàn giải phóng, nhưng cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, bỏ hoang, chất độc hóa học và bom mìn còn bị vùi lấp nhiều nơi, số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người... - Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản, song về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài. II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền đất nước * Miền Bắc: - Đến giữa năm 1976, miền Bắc hoàn thành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển mạnh. - Thực hiện nghĩa vụ làm căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế với Lào v à Campuchia. * Miền Nam: + Tiến hành tiếp quản vùng giải phóng,thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng. + Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng v.v., chính quyền cách mạng tuyên bố thành lập ngay sau khi được giải phóng hoàn toàn. + Hàng triệu đồng bào được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới. + Chính quyền cách mạng tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động, tuyên bố xoá bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hoá ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng. + Chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cấp bách và lâu dài của nhân dân về lương thực. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, cả những cơ sở bị gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều trở lại hoạt động. +Văn hoá, giáo dục, y tế v.v. được tiến hành khẩn trương từ những ngày đầu mới giải phóng. III. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1975-1976) : là nhiệm vụ quan trọng trước mắt của cách mạng Việt Nam sau 1975. 1. Hoàn thành thống nhất đất nước. * Sau chiến thắng 1975, nguyện vọng của nhân dân cả nước là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Tháng 9-1975, Hội nghị Trung ương Đảng lần 24 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. - Hội nghị hiệp thương Bắc - Nam (từ 15 đến 21/11/1975) tại Sài Gòn, nhất trí thống nhất hoàn toàn hai miền trong một Nhà nước chung. * Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (25/4/1976), bầu ra 492 đại biểu. * Quốc hội thống nhất họp ở HN cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976. Ngày 2/7/1976 đã quyết định: - Lấy tên nước: Cộng hòa XHCN Việt Nam; thủ đô là Hà Nội ; Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa XHCN Việt Nam; Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca. - Đổi tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định  thành Thành phố HCM. - Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thống nhất. - 31/7/1977: Đại hội đại biểu các mặt trận ở hai miền Nam – Bắc họp tại TP. HCM quyết định thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc VN. - 18/12/1980: Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. - 20/9/1977 Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. 2. Ý nghĩa - Là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam. - Thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã thể chế hóa thống nhất lãnh thổ. - Tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lãnh vực chính trị,tư tưởng,văn hóa. - Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn dân và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Bài 27: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 – 2000 I CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC. 1/ Giai đoạn 1919 – 1930: từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra đới năm 1930. Sau CTTG I, Pháp làm chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp Ba tổ chức Công sản VN ra đời. ĐCS VN ra đời 3/2/30 chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo phong trào cách mạng Việt nam 2/ Giai đoạn 1930 – 1945: từ sau khi Đảng Cộng sản VN ra đời đến 2-9-1945. - Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và „khủng bố trắng ”của Pháp đã làm bùng nổ phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 –1931. Vận động dân chủ 1936 –1939 Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình tập dợt trong 10 năm từ khi Đảng ra đời. 3/ Giai đoạn 1945 – 1954: từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến ngày 21-7-1954. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập,nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) tiến hành trong điều kiện đã độc lập và có chính quyền ; kháng chiến chống Pháp xâm lược. Chiến thắng lịch sử ĐBP 1954, Pháp rút khỏi nước ta 4/ Giai đoạn 1954– 1975: từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đến ngày 30-4-1975. Nhiệm vụ cách mạng từng miền và nhiệm vụ chung của cả nước là ”Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ”. Miền Nam đấu tranh chính trị phát triển lên ”Đồng khởi ”, rồi chiến trang giải phóng. Đánh bại chiến lược thống trị và xâm lược thực dân mới của Mỹ: đánh bại chiến lược ”Chiến tranh đơn phương ”; ”Chiến tranh đặc biệt ”; ”Chiến tranh cục bộ ”; ”Việt Nam hóa chiến tranh ” Hiệp định Pari kí kết tạo điều kiện thắng lợi cho ta tiến tới thắng lợi lịch sử 1975. Miền Bắc: quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, làm nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam. 5/ Giai đoạn 1975– 2000: từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1975 đến năm 2000. Cách mạng Việt nam chuyển sang thời kỳ Cách mạng XHCN. Trong 10 năm đầu (1976-1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh thành tựu và ưu điểm, cách mạng nước ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, sai lầm,khuyết điểm đòi hỏi phải đổi mới. Từ Đại Hội VI (12-1986) của Đảng, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng XHCN tiến lên. Đến 2000, đã thực hiện được ba kế hoạch Nhà nước 5 năm. Công cuộc đổi mới đã giành thắng lợi, từng bước đưa đất nước ta lên CNXH, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp. II/ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM. * Nguyên nhân thắng lợi: Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, chiến đấu kiên cường, dũng cảm vì độc lập tự do. Đảng ta đứng đầu là Bác Hồ, lãnh đạo cách mạng với đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập,tự chủ, Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định nhất. * Bài học kinh nghiệm: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do dân và vì dân, nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam 9 Pham Minh 9 _ Fernando 9 Torres

File đính kèm:

  • docsu 9.doc
Giáo án liên quan