1.Kiến thức.
Giúp HS thấy rõ sự mục nát cực độ của chính quyền phong kiến Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài kìm hảm sự phát triển của kinh tế. Nông dân cơ cực, phiêu tán đã vùng lên chống lại chính quyền PK.
Nhận thấy tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỷ XVII.
2.Thái độ.
Bồi dưỡng cho HS ý thức căm ghét sự áp bức, cường quyền, đồng cảm với những khổ cực của nhân dân buộc họ phải đứng lên đấu tranh giành quyền sống. Kính phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nông dân và các thủ lĩnh nghĩa quân chống chính quyền phong kiến thối nát.
3. Kỹ năng.
Sưu tầm ca dao, tục ngữ.Tập vẽ bản đồ, xác định các địa danh.
II.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên: - Phấn, thước kẻ,giáo án,sgk.
2. Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hoá ở nước ta các thế kỷ XVI-XVII?
- Phân tích, đánh giá tình hình văn học thời kỳ này?
2. Giới thiệu bài mới
Đầu thế kỷ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài bước vào con đường suy vong, đời saống nhân dân cực khổ bần hàn, chúa Trịnh tàn bạo đã đẩy nhân dân lầm than là nguyên nhân dẫn đến những cuộc khởi nghĩa bùng nổ của nông dân.
3.Bài mới.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 50, Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỷ XVIII - Năm học 2013-2014 - Đỗ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày Soạn: 23/ 02 / 2014
Tiết 50 Ngày Dạy: 25/02 /2014
BÀI 24 : KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI
THẾ KỶ XVIII.
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức.
Giúp HS thấy rõ sự mục nát cực độ của chính quyền phong kiến Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài kìm hảm sự phát triển của kinh tế. Nông dân cơ cực, phiêu tán đã vùng lên chống lại chính quyền PK.
Nhận thấy tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỷ XVII.
2.Thái độ.
Bồi dưỡng cho HS ý thức căm ghét sự áp bức, cường quyền, đồng cảm với những khổ cực của nhân dân buộc họ phải đứng lên đấu tranh giành quyền sống. Kính phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nông dân và các thủ lĩnh nghĩa quân chống chính quyền phong kiến thối nát.
3. Kỹ năng.
Sưu tầm ca dao, tục ngữ.Tập vẽ bản đồ, xác định các địa danh.
II.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên: - Phấn, thước kẻ,giáo án,sgk.
2. Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hoá ở nước ta các thế kỷ XVI-XVII?
- Phân tích, đánh giá tình hình văn học thời kỳ này?
2. Giới thiệu bài mới
Đầu thế kỷ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài bước vào con đường suy vong, đời saống nhân dân cực khổ bần hàn, chúa Trịnh tàn bạo đã đẩy nhân dân lầm than là nguyên nhân dẫn đến những cuộc khởi nghĩa bùng nổ của nông dân.
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chính trị:
-Chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII ntn?
Gợi ý HS trả lời theo Sgk
Hoạt động 2: Tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa lớn
- Dựa vào lược đồ hãy kể tên các cuộc khởi nghiã nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài?
Hướng dẫn HS lập bảng thống kê.
-Em có nhận xét gì về người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trên?
Học sinh thảo luận?
Diễn biến ?
Ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Đàng Ngoài. ?
1. Tình hình chính trị:
- Giữa thế kỷ XVIII, chính quyền PK Đàng Ngồi suy sụp, vua chúa ăn chơi xa hoa, quan lại đục khoét nhân dân để làm giàu.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn:
Vào khoảng những năm 30 nông dân ở Đàng Ngoài nổi dậy chống Phong kiến.
Tên cuộc k/n
Thời gian
Địa bàn
Kết quả
Nguyễn Dương Hưng
1737
Sơn Tây
Thất bại
Nguyễn Danh Phương
1740-1751
Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang
Nguyễn Hữu Cầu
1741-1751
Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long
Hoàng Công Chất
1739-1769
Hải Dương, Lai Châu, Hưng Hoá
Lê Duy Mật
1738-1770
Thanh Hoá, Nghệ An.
* Ý nghĩa: các cuộc khới nghĩa làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
4. Củng cố:
-Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài?
HS học bài, chuẩn bị tiếp bài 25: Phong trào Tây Sơn
Nêu những nét chính về tình hình xã hội ĐT nửa sau XVIII.
Tại sao nhân dân hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa tây Sơn ngay từ đầu?
5.Hướng dẫn học tập ở nhà:
Học bài kết hợp SGK
Chuẩn bị tiết sau thực hành
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- LICH SU 7 TIET 50 TUAN 26.doc