Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 57: Lịch sử địa phương Khái quát lịch sử phát triển kinh tế Lâm Đồng - Năm học 2013-2014 - Đỗ Thị Hoa

 I/ MỤC TIÊU .

 1/ Kiến thức : Giúp học sinh nắm được

 - Vài nét về lịch sử phát triển kinh tế Lâm Đồng

 - Biết được các nghành kinh tế chủ yếu của Lâm Đồng

 2/ Thái độ:

 - Có thái độ trân trọng các nghành kinh tế của địa phương mình

 3/ Kỹ năng.

 Phân tích đánh giá các nghành lịch sử

II/ CHUẨN BỊ:

 1/ Giáo viên:

 -Tư liệu về các nghành kinh tế - Địa chí Lâm Đồng

 2/ Học sinh:

 - Vở bài soạn, Vở bài học

 III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1/ Kiểm tra bài cũ.

 - Quang Trung phục hồi kinh tế xây dựng văn hóa như thế nào?

 2/ Giới thiệu bài mới:

 - Lâm Đồng chúng ta có rất nhiều nghành kinh tế mà các em còn chưa biết . Vì vậy hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.

 3/ Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 57: Lịch sử địa phương Khái quát lịch sử phát triển kinh tế Lâm Đồng - Năm học 2013-2014 - Đỗ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày Soạn: 22/ 03 /2014 Tiết 57 Ngày Dạy: 25/03/ 2014 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM ĐỒNG I/ MỤC TIÊU . 1/ Kiến thức : Giúp học sinh nắm được - Vài nét về lịch sử phát triển kinh tế Lâm Đồng - Biết được các nghành kinh tế chủ yếu của Lâm Đồng 2/ Thái độ: - Có thái độ trân trọng các nghành kinh tế của địa phương mình 3/ Kỹ năng. Phân tích đánh giá các nghành lịch sử II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: -Tư liệu về các nghành kinh tế - Địa chí Lâm Đồng 2/ Học sinh: - Vở bài soạn, Vở bài học III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ. - Quang Trung phục hồi kinh tế xây dựng văn hóa như thế nào? 2/ Giới thiệu bài mới: - Lâm Đồng chúng ta có rất nhiều nghành kinh tế mà các em còn chưa biết . Vì vậy hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu. 3/ Bài mới: Họat động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu Vài nét về lịch sử phát triển kinh tế Lâm Đồng Giáo viên giới thiệu các nghành kinh tế qua các thời kỳ? Hoạt động 2: Tìm hiểu Nông nghiệp – Lâm Nghiệp: Giáo viên giới thiệu sơ qua vài nét về nông và Lâm nghiệp Hoạt động 3: Tìm hiểu Dịch vụ: Giáo viên giới thiệu sơ qua về nghành dịch vụ I. Vài nét về lịch sử phát triển kinh tế Lâm Đồng THỜI KỲ 1893-1954 THỜI KỲ 1954-1975 THỜI KỲ 1975 – 1986 - Nền kinh tế Lâm Ðồng sau ngày giải phóng là nền kinh tế đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá nhưng còn ở trình độ thấp, mất cân đối,  tình trạng thất nghiệp, thiếu đói diễn ra rất gay gắt. - Về kinh tế, việc giải quyết lương thực được đặt ra như là ưu tiên hàng đầu, thể hiện trong chính sách giãn dân ở các đô thị trong tỉnh và tiếp nhận dân ngoại tỉnh đi xây dựng vùng kinh tế mới, khai khẩn đất hoang trồng cây lương thực và dành ưu tiên mọi nguồn lực có được cho sản xuất lương thực THỜI KỲ 1986 – 2000 II. Các nghành kinh tế 1. Nông nghiệp – Lâm Nghiệp: Những năm đầu đổi mới còn tập trung khâu khai thác, ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái. Từ những năm đầu của thập kỷ 90, đã chuyển hướng sang ưu tiên đầu tư cho quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, giảm mạnh khai thác lâm sản, độ che phủ của rừng ngày càng khá hơn, năm 2000 đạt 63%. Chính sách giao khoán quản lý bảo vệ rừng của nhà nước, chương trình xây dựng các xã điểm của tỉnh bằng cách dùng ngân sách địa phương đầu tư cho mỗi hộ đồng bào dân tộc trồng từ 1 đến 2 ha cây công nghiệp dài ngày, 1 đến 2 con bò, trả tiền khoán quản lý, bảo vệ 30 ha rừng, đã làm thay đổi cơ bản tập quán du canh du cư của đồng bào dân tộc. Một già làng ở xã Ðạ Long huyện Lạc Dương năm 1999 đã tâm sự: “Bây giờ Nhà nước cho đi phát rừng làm rẫy cũng không đi nữa, khổ lắm!”. 2. Dịch vụ: - Đã được đầu tư phát triển trong thời kỳ đổi mới và có những bước khởi sắc rất nhanh vào những năm đầu của thập kỷ 90, khách du lịch tăng lên đột biến. Những năm 1996 - 2000, nhiều điểm danh lam thắng cảnh được quy hoạch, tôn tạo, nâng cấp; năm 1999 có 302 khách sạn với 4.130 phòng và hệ thống nhà nghỉ, nhà trọ có sức chứa tổng cộng khoảng 20.000 khách; năm 2000  đón được 700.000 lượt khách du lịch, trong đó có 13, 4% khách nước ngoài. Du lịch từng bước khẳng định được vị trí là một ngành kinh tế mũi nhọn. 4/ Củng cố: - Giáo viên hướng dẫn học sinh kể tên các nghành kinh tế ở Lâm Đồng 5/ Hướng dẫn học tập ở nhà: - Về xem lại những nghành kinh tế - Chuẩn bị tiết sau làm bài tập lịch sử IV. RÚT KINH NGHIỆM: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docLICH SU 7 TIET 57TUAN 30.doc
Giáo án liên quan