Giáo án Lịch sử Lớp 6 -Tiết 36: Làm bài tập lịch sử - Năm học 2014-2015

GV: Đọc yêu cầu của đề bài, hướng dẫn hs làm bài tập.

? Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ?

- Từ cuối thế kỷ IX; Nhà Đường suy yếu, không kiểm soát được nước ta -> lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cổ Tổn bị giáng chức.Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.

- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 -Tiết 36: Làm bài tập lịch sử - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/5/2014 Ngày giảng: TIẾT 36: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: Ôn tập lại một số kiến thức, hướng dẫn làm một số bài tập có trong các bài học. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài tập lịch sử. 3. Thái độ: Có ý thức học tập nội dung bài học nghiêm túc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo. - Sưu tầm các dạng bài tập. 2. Học sinh: - Học bài, đọc trước các dạng bài tập ở nhà. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: Ts: 23 Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới: HĐ của GV & HS Nội dung GV: Đọc yêu cầu của đề bài, hướng dẫn hs làm bài tập. ? Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ? - Từ cuối thế kỷ IX; Nhà Đường suy yếu, không kiểm soát được nước ta -> lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy. - Năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cổ Tổn bị giáng chức.Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ. - Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ. GV: Đọc yêu cầu của đề bài, hướng dẫn hs làm bài tập. ? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ thắng lợi có ý nghĩa gì? Việc giành lại, bảo vệ và xây dựng nền tự chủ của học Khúc và hị Dương là cơ sở, nền móng cho nhân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn. GV: Đọc yêu cầu của đề bài, hướng dẫn hs làm bài tập. ? Trình bày những chính sách của họ Khúc và ý nghĩa những chính sách đó? - Những chính sách của họ Khúc: Họ Khúc đã xây dựng đất nước tự chủ: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu. - Ý nghĩa: Những việc làm của họ Khúc chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. GV: Đọc yêu cầu của đề bài, hướng dẫn hs làm bài tập. ? Hãy cho biết tình hình nước ta sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền mang quân từ Ái Châu (Thanh Hoá) ra Bắc? - Tình hình nước ta sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền mang quân từ Ái Châu (Thanh Hoá) ra Bắc: + Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc. + Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938, vua Hán cho quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. + Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược. + Chuẩn bị cho trận chiến trên sông Bạch Đằng: đóng hàng nghìn cọc đẽo nhọn và có bịt sắt.... GV: Đọc yêu cầu của đề bài, hướng dẫn hs làm bài tập. ? Trình bày diễn biến và ý nghĩa của trận quyết chiến trên Sông Bạch Đằng? * Diễn biến chính trận đánh trên sông Bạch Đằng và ý nghĩa: - Diễn biến: + Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc này thuỷ triều đang dâng cao, quân ta ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết. + Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn...Hoằng Tháo bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi. - Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc. 1. Bài tập 1: Khúc Thừa Dụ giành lại độc lập và củng cố quyền tự chủ. - Từ cuối thế kỷ IX; Nhà Đường suy yếu, không kiểm soát được nước ta -> lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy. - Năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cổ Tổn bị giáng chức.Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ. - Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ. 2. Bài tập 2: Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ: Việc giành lại, bảo vệ và xây dựng nền tự chủ của học Khúc và hị Dương là cơ sở, nền móng cho nhân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn. 3. Bài tập 3: Chính sách của họ Khúc và ý nghĩa những chính sách đó - Những chính sách của họ Khúc: Họ Khúc đã xây dựng đất nước tự chủ: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu. - Ý nghĩa: Những việc làm của họ Khúc chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. 4. Bài tập 4: Tình hình nước ta sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền kéo quân ra Bắc: + Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc. + Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938, vua Hán cho quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. + Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược. + Chuẩn bị cho trận chiến trên sông Bạch Đằng: đóng hàng nghìn cọc đẽo nhọn và có bịt sắt.... 5. Bài tập 5: * Diễn biến chính trận đánh trên sông Bạch Đằng và ý nghĩa: - Diễn biến: + Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc này thuỷ triều đang dâng cao, quân ta ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết. + Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn...Hoằng Tháo bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi. - Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc. 4. Củng cố: Nắm nội dung bài học.Vận dụng vào làm bài tập. 5. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị cho tiết thi học kỳ II.

File đính kèm:

  • docTiet 36 Lam bai tap lich su 6.doc