I. Mục tiêu:
-Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
-Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
* GDBVMT: - Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề môi trường.
- HS cần bày tỏ ý kiến với cha me, với thầy cô giáo, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học, về môi trường cộng đồng địa phương
*GDKNS: - Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học.
- Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến.
- Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
- Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
44 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Phú Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Yêu cầu hs thực hành vẽ.
-Nhắc nhở, hướng dẫn nếu cần.
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá
Nhận xét một số bài tốt về: bố cục; cách vẽ hình. Tuyên dương.
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
-Quan sát và nêu ý kiến quan sát được.
-Nêu tên quả và mô tả quả.
-Nêu các bước vẽ quả
-Thực hành vẽ theo hướng dẫn.
Toán (Tiết 30)
PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và và thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
II.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hsø
1.KTBC:
-GV gọi 3 HS lên bảng ,đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa: Phép trừ.
b.Củng cố kĩ năng làm tính trừ:
-GV viết lên bảng hai phép tính trừ 865279 – 450237 và 647253 – 285749, sau đó yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
-GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của hai bạn.
-GV hỏi HS vừa lên bảng: nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ?
-GV nhận xét sau đó yêu cầu HS khác trả lời câu hỏi: Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ?
c.Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1
-GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài. Khi chữa bài; GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
-GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả làm bài trước lớp.
-GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp
Bài 3: -GV gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh.
-GV yêu cầu HS làm bài.
4.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
-HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét.
-HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính:
647 253 – 285 749 (như SGK).
-Ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 987 684 + 783 251 (trừ không nhớ) và phép tính 839 084 – 246 937 (trừ có nhớ)
-Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
-HS đọc.
-HS nêu: Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh là hiệu quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Thành Phố Hồ Chí Minh và quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Nha Trang.
-HS cả lớp.
Ngày soạn : 20/09/2011
Ngày dạy : 23/09/2011
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011
Tiết 6 : TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 1
GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
I/Mục tiêu
-Hs đọc được bài TĐN số 1,thể hiện đúng độ dài các nốt đen,nốt trắng.
-Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên:Đàn nhị,đàn tam,đàn tứ,đàn tì bà.
II/Chuẩn bị
1/Giáo viên
- Đàn organ
- Bài TĐN số 1
2/Học sinh
- SGK âm nhạc 4
- Nhạc cụ gõ: thanh phách
III/Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Phần mở đầu
-Gv giới thiệu nội dung tiết học
2/Phần hoạt động
Nội dung 1:Tập đọc nhạc:TĐN số 1
- Gv treo bảng phụ giới thiệu bài TĐN số :Son La Son
.Luyện tập cao độ:Đơ-Rê-Mi-Son-La
-Bước 1:Hs nĩi tên nốt trên khuơng theo tay chỉ của Gv
-Bước 2:Gv đọc mẫu 5 âm
-Bước 3:Gv chỉ nốt trên khuơng cho Hs đọc đúng cao độ.
Luyện tập tiết tấu:
-Gv vỗ mẫu
Đọc bài TĐN số 1
-Gv đàn giai điệu
-Gv đệm đàn
Nội dung 2:Giới thiệu nhạc cụ dân tộc:Đàn nhị ,đàn tam,đàn tứ,đàn tì bà
-Gv dùng tranh vẽ giới thiệu cho hs biết hình dáng từng nhạc cụ và âm sắc của nĩ.
3/Phần kết thúc
-Gv đệm đàn
-Gv dặn dị
-Nhận xét tiết học
-Hs lắng nghe
- Hs thực hiện
- Hs lắng nghe
- Hs đọc cao độ các nốt trên khuơng
-Hs đọc hình nốt và vỗ tay theo phách
-Đọc tiếng tượng thanh:Tùng,rinh và vỗ tay theo phách
Tùng tùng tùng
Tùng rinh rinh tùng
-Hs đọc theo đúng tên nốt,đúng cao độ bài TĐN số 1.
-Hs luyện đọc cả bài
-Ghép lời ca
-Hs đọc nhạc và ghép lời ca
-Hs đọc nhạc,ghép lời kết hợp gõ tiết tấu bài TĐN số 1
-Hs trình bày theo tổ,nhĩm,cá nhân.
-Hs lắng nghe
-Hs đoc nhạc và ghép lời ca bài TĐN
số 1 : Son La Son
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
Tập làm văn (Tiết 12)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Dựa vào 6 tranh minh họa truyện 3 lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện.
- Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- 6 tranh minh họa trong SGK phóng to, có lời dưới mỗi tranh.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Dựa vào tranh kể lại cốt chuyện.
-GV dán 6 tranh lên bảng.
-GV nêu một số câu hỏi gợi ý:-Truyện có mấy nhân vật? Nội dung truyện nói về điều gì?
-Cho HS thi kể chuyện.
Bài tập 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
-GV gợi ý: Quan sát tranh cho biết nhân vật trong tranh đang làm gì, đang nói gì, ngoại hình của nhân vật thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc.
-GV hướng dẫn HS làm mẫu tranh 1 theo câu hỏi trong phần a và b.
-GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện:
Sau phát biểu của HS, GV dán bảng các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn theo mẫu sau:
Đoạn
Nhân vật làm gì?
Nhân vật nói gì?
Ngoại hình nhân vật
Lưỡi rìu vàng, bạc hay sắt
2
3
4
5
6
HS thi kể chuyện theo cặp, phát triển ý, xây dựng đoạn văn.
HS nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học
(Quan sát tranh, đọc ý trong tranh, phát triển ý dưới tranh bằng cách cụ thể hóa hành động, lời nói, ngoại hình của nhân vật, liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh)
Nhận xét tiết học.
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS đọc phần lời dưới tranh.
HS trả lời.
HS kể chuyện và HS khác nhận xét.
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS trả lời theo từng câu hỏi của giáo viên.
HS phát biểu ý kiến.
Các em làm việc cá nhân.
HS thi kể chuyện.
Khoa học (Tiết 12)
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. Mục tiêu:
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
+ Thướng xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
- Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 26, 27 SGK.
III. Hoạt động dạy -học:
1.Bài cũ:
-Có những cách bảo quản thức ăn nào ?
2.Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Giới thiệu bài “Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng”
Hoạt động 1:Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
-Cho hs làm việc nhóm, các nhóm quan sát hình trang 26 về các bệnh, thảo luận tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
Kết luận: Trẻ m nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương. Nếu thiếu I-ốt, cơ thể sẽ chậm phát triển, kém thông minh,dễ bị bướu cổ.
Hoạt động 2:Thảo luận về cách phàng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
-Ngoài các bệnh trên , em còn biết bệnh gì do thiếu dinh dưỡng?
-Làm sao ta nhận ra các bệnh đó?
Kết luận:
-Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như:
+Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi-ta-min A.
+Bệnh phù do thiếu vi-ta-min B.
+Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-min C.
-Để phòng các bệnh suy dinh dưỡng cận ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưatrẻ đến bệnh viện để khám và chữa bệnh.
-Quan sát và thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
-Kể ra.
3.Củng cố – Dặn dò:
Trò chơi “Bạn là bác sĩ” :Một hs đóng bác sĩ và chỉ định 1 bạn là bệnh nhân và nói bạn đó thiếu chất gì, nếu nói đúng sẽ trở thành bác sĩ và hỏi người khác.
Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu cần đạt
- HS tự nhận xét tuần 5.
- Rèn kĩ năng tự quản.
- Tổ chức sinh hoạt đội.
- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
II. Các hoạt động chủ yếu:
1. Kiểm lại công tác tuần qua:
1. Tổ trưởng các tổ báo cáo:
* Tổ 1 :
- Vệ sinh : - Chuyên cần
- Đạo đức :.. - Vi phạm khác :
- Học tập :.. - Đồng phục :
* Tổ 2 :
- Vệ sinh :.. - Chuyên cần
- Đạo đức :.. - Vi phạm khác :
- Học tập :.. - Đồng phục :
* Tổ 3 :
- Vệ sinh : .. - Chuyên cần
- Đạo đức : .. - Vi phạm khác :
- Học tập :.. - Đồng phục :
* Tổ 4 :
- Vệ sinh : .. - Chuyên cần
- Đạo đức : .. - Vi phạm khác :
- Học tập :.. - Đồng phục :
2. Cả lớp phát biểu ý kiến bổ sung.
3. Giáo viên nhận xét tổng kết.
2. Công việc tuần tới :
- Tham gia đóng góp:, BHYT (210 000), BHTN (50000).
- Sinh hoạt ăn uống hợp vệ sinh.
- Không đùa nghịch trên sân trường, không lại gần công trình.
- Trực nhật lớp sạch sẽ,không vứt rác bừa bãi.
- Chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Thực hiện tốt nội quy trường tốt và 5 điều Bác Hồ dạy.
- Đi đường đảm bảo ATGT.
File đính kèm:
- Tuan 6.doc