Bài giảng Toán ( 46) luyện tập

IMục tiêu: Giúp hs củng cố về :

- Nhận biết góc nhọn ,góc vuông, góc tù , góc bẹt.

- Nhận biết đường cao của hình tam giác .

- Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước.

- Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.

II Đồ dùng học tập :

 

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Toán ( 46) luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc đề, cả lớp đọc thầm theo - 1 em làm bảng ,cả lớp làm vở Toán ( 50) TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I Mục tiêu :Giúp hs - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. - Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính . II Đồ dùng dạy học : -Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau: a b a x b b x a 4 8 6 7 5 4 III Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 49. -GV nhận xét và cho điểm học sinh . 2. Dạy - học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài-GV : Trong giờ học này các em sẽ được làm quen với tính chất giao hoán của phép tính nhân 2.2 Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân a) so sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau -GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau. -GV làm tương tự với 1 số cặp phép nhân khác ví dụ: 4 x 3 và 3 x 4; 8 x9 và 9 x 8,… -GV : Vậy hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau . b) Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân -GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học. -GV yêu cầu hs thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng -GV hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4; b = 8? - Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6; b = 7? - Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5; b = 4? -Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào đối với biểu thức b x a ? -Ta có thể viết a x b = b x a -Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a? - Khi đổi số các thừa số của tích a x b cho nhau ta được tích nào ? - Khi đó giá trị của biểu thức có thay đổi không ? - Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ? - Yêu cầu hs nêu lại kết luận , đồng thời gv ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng. 2.3 Luyện tập -thực hành: Bài 1: - Gv:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Gv viết lên bảng 4 x 6 = 6 x và yêu cầu hs điền số thích hợp vào - Vì sao lại điền vào ô trống số 4 - Gv yêu cầu hs làm tiếp phần còn lại của bài, sau đó hs đổi chéo vở để chấm bài của nhau. Bài 2 : - Yêu cầu hs tự làm bài. - Nhận xét và cho điểm hs . Bài 3 : - Gv : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Gv viết lên bảng biểu thức 4 x 2145, yêu cầu hs tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này. - Em làm thế nào để có được như vậy ? - Yêu cầu hs làm tiếp bài , khuyến khích hs áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau. - Yêu cầu hs giải thích vì sao các biểu thức c = g , e = b - Nhận xét bài làm của hs Bài 4 : - Yêu cầu hs tự suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống - Yêu cầu hs nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1 , có thừa số là 0 3Củng cố dặn dò : Yêu cầu hs nhắc lạicông thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép nhân -2Hs lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên . -HS nêu 5 x 7 = 35; 7 x 5 = 35. Vậy 5 x 7 = 7 x 5 -HS nêu : 4 x 3 = 3 x 4; 8 x 9 = 9 x 8 -HS đọc bảng số. -3 HS lên bảng thực hiện, mỗi hs tính 1 dòng để hoàn thành bảng như sau: a b a x b b x a 4 8 4 x 8 = 32 8 x 4 =32 6 7 6 x7 = 42 7 x 6 = 42 5 4 5 x 4 = 20 4 x 5 = 20 -Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32. -Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42. -Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 20. - Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a -HS đọc a x b = b x a - Hai số đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí của các thừa số khác nhau . - Ta được tích b x a - Không thay đổi . - Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi - Điền số thích hợp vào - Hs: điền số 4 - Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi - Hs cả lớp làm vào vở, một em làm bảng . - 3 hs làm bảng, cả lớp làm vở. - Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau . - Hs tìm và nêu : 4 x 2145 = ( 2100+ 45 ) x 4 - Ta thấy hai biểu thức có chung một thừa số là 4, thừa số còn lại 2145= (2100+45).Vậy theo tính chất giao hoán của phép nhân thì hai biểu thức này bằng nhau. - Hs làm bài . - Hs giải thích - Hs làm bài a x 1 = 1 x a = a a x 0 = 0 x a = 0 Toán tc ( 19 ) LUYỆN TẬP I Mục tiêu : Giúp hs : - Nhận biết đường cao của hình tam giác , nhận biết góc nhọn , góc bẹt, góc vuông -Vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước , song song với đường thẳng cho trước - Giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. II Các hoạt động dạy và học : Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Gíơi thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học 2 Hướng dẫn hs luyện tập : A B C I Bài tập 1:Cho hình vẽ như sau: a) Hãy nêu tên các đường cao của tam giác ABC b) Nêu tên các góc nhọn , góc bẹt. Gv : Hỏi hs: Trong tam giác ABC, đoạn thẳng nào gọi là đường cao? - Yêu cầu hs tự làm bài . - Gv nhận xét và nhắc lai với hs : Trong tam giác vuông, hai cạnh góc vuông là hai đường cao. Bài 2 : Vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với đường thẳng CD C D  A A D C - Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ hai đường thẳng vuông góc - Yêu cầu hs tự làm bài .Sau đó một em lên bảng thực hiện vẽ, cả lớp nhận xét . Bài 3 : Một hình chữ nhật có chu vi là 180m. Chiều dài hơn chiều rộng là 10m. Tính diện tích của hình chữ nhật đó ? - Gọi một em đọc đề , cả lớp đọc thầm . - Đề bàicho ta biết điều gì ? - Đề yêu cầu tính gì ? - Muốn tính được diện tích của hình chữ nhật chúng ta phải biết điều gì ? - Chiều dàivà chiều rộng của hình chữ nhật ta chưa biết nhưng ta đã biết những gì có liên quan đến chiều dài và chiều rộng? - Biết chu vi , ta biết được gì? - Bài toán này thuộc dạng toán nào mà ta đã học? - Hai số cần tìm là hai số nào , đâu là tổng, đâu là hiệu - Yêu cầu hs tự làm bài - Hdẫn hs chấm chữa. 3 . Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs học tốt . -Đoạn thẳng vẽ từ đỉnh A và vuông góc với cạnh BC, đoạn thẳng vẽ từ đỉnh B và vuông góc với cạnh AC, đoạn thẳng vẽ từ đỉnh C và vuông góc với cạnh AB là những đường cao. - Một hs làm bảng, cả lớp làm vở. - hs nêu lại - Hs làm bài sau đó nhận xét cách vẽ của bạn. - Biết chu vi , biết dài hơn rộng 10m - Tính diện tích hcn. - Phải biết chiều dài và chiều rộng - Biết chu vi tức là biết (dài +rộng ) x 2 = 180, biết dài - rộng = 10m - Biết nửa chu vi tức là biết tổng của dài và rộng - Tìm hai số khi biết tổng và hiệu. - chiều dài và chiều rộng, tổng là nửa chu vi , hiệu là 10m - 1 hs làm bảng , cả lớp làm vở Toán tc ( 20) LUYỆN TẬP I Mục tiêu : Củng cố về các kiến thức về : - Biểu thức có chứa chữ : - Số trung bình cộng - Giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng . IICác hoạt động dạy và học Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Bài cũ : Cho ví dụ về biều thức có chứa 2 chữ, 3 chữ - Muốn tính giá trị của biểu thức chứa chữ ta làm thế nào? -Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào ? 2 Luyện tập : Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức a x 8 +b Với a = 43, b = 24 Với a = b = 54 Gọi hai hs lên bảng làm bài . - Nhận xét , chấm chữa . Bài 2: Tìm số trung bình cộng của các số sau: a) 32, 48, 26 và 18 b)132, 249 và 69 Gọi hai hs làm bảng - Hướng dẫn hs chấm chữa . Bài 3: Trung bình cộng của 3 số là 78. Trong đó có hai số là 34 và 65. Tìm số còn lại ? - Biết được trung bình cộng của 3 số ta biết được ta sẽ tìm được gì ? -Đã biết được tổng của 3 số, đã biết hai số , muốn tìm số còn lại ta làm thế nào ? -Yêu cầu hs làm bài - Hdẫn chấm chữa Bài4 : Hình chữ nhật có chu vi là 180m. Chiều dài hơn chiều rộng 8m. Tính diện tích hình chữ nhật đó ? - Gọi hs đọc đề -Bài toán đã cho ta điều gì ? - Bài toán yêu cầu ta làm gì ? - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? - Vậy trước khi tính diện tích hình chữ nhật ta phải tìm gì ? Ta đã biết gì về chiều dài và chiều rộng? - Biết chu vi hình chữ nhật,ta sẽ tính được gì ? - Tìm chiều dài và chiều rộng khi biết tổng và hiệu của chúng, bài toán này thuộc dạng toán gì ? - Gọi hs nhắc lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu - Yêu cầu hs làm bài - Yêucầu hs đổi vở chấm chéo 3 Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học , tuyên dương hs hoạt động tốt . - Hs xung phong trả lời - Hai hs làm bảng, cả lớp làm vở - Hại hs làm bảng , lớp làm vở . - 1 hs đọc đề - Tìm được tổng của 3 số . - Lấy tổng trừ đi hai số đã biết . - Một hs làm bảng, cả lớp làm vở Chu vi hcn là180m,dàihơn rộng8m - Tính diện tích hình chữ nhật. - Số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng. - Tính chiều dài và chiều rộng - Hiệu của dài và rộnglà 8mvà biết chu vi hcn - Tính được nửa chu vi tức là tổng chiều dài và chiều rộng - Tìm hai số khi biết tổng và hiệu - 1 em làm bảng, cả lớp làm vở SINH HOẠT: SINH HOẠT ĐỘI (tiết 10 ) I-Sơ kết tuần: 1- Ưu điểm : -Lớp đã đi vào nề nếp, thực hiện chương trình tuần 10 rất tốt. -Thực hiện 15 phút đầu giờ tương đối tốt.. -Đi học đúng gìơ ,xây dựng bài tương đối tốt. -Thực hiện tiếng trống vệ sinh môi trường tốt. -Vệ sinh cá nhân tốt. 2-Tồn tại: -Còn vài em thực hiện chưa tốt lắm như: +Đi học chuẩn bị chưa đầy đủ đồ dùng học tập như em Sơn +Còn nói chuyện trong lớp nhiều như: em Cường, Thành ,Viễn., Duy. +Chưa tích cực thực hiện tiếng trống đầu giờ như : em Hưng Nam ,Na. +Còn ăn quà vặt như Bảo , Na. 3-Khắc phục: -Kiểm tra đôi bạn học tập hằng ngày. - Nhà trường phối hợp với gia đình giáo dục ,rèn luyện trong mọi mặt như:thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra vở hằng ngày, không cho tiền ăn quà vặt. II-Phương hướng tuần tới: -Tiếp tục củng cố nề nếp lớp. - Nhắc nhở hs nộp tiền ăn bán trú tháng 11. -Tiết kiệm tiền mua tăm. - Tiếp tục tuần gom giấy vụn . -Dò tiểu sử Liên Đội và tiểu Sử Chi Đội,các hoạt động Đội. -Tập hát và múa những bài hát Đội. III- Trò chơi văn nghệ: -Cho hs hát bài hát tập thể Lớp chúng mình . -Gv nhận xét tiết sinh hoạt..

File đính kèm:

  • docTU10.DOC
Giáo án liên quan