Giáo án Hướng nghiệp lớp 9 - Học kì 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Học sinh biết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học.

- Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

- Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

1. HSCB:

- Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ hoặc những mẩu chuyện ca ngợi người lao động ở 1 số nghề

 hoặc những người có thành tích cao trong lao động nghề nghiệp.

- Chuẩn bị nội dung trên để thi tìm hiểu nghề trong giờ học.

2. GVCB: Nghiên cứu một số tài liệu hướng nghiệp.

III. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC:

1. Ổn định lớp:

 2. Tiến trình tổ chức:

* GTB: (1P) GV giới thiệu mục tiêu của chủ đề và giới thiệu cơ sở khoa học của việc chọn nghề.

 HĐ1: Tìm hiểu ba nguyên tắc chọn nghề:

* MT: HS biết được 3 nguyên tắc chọn nghề để vận dụng chọn nghề cho bản thân.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hướng nghiệp lớp 9 - Học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S đọc mục “Một số đặc điểm của quá tình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. - Hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi: + Việt Nam phấn đấu trở thành một nước công nghiệp trong thời gian nào? + Để phấn đấu trở thành một nước công nghiệp thì Việt Nam nhất thiết cần phải làm gì? + Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam phải phấn đấu làm gì? + Khi phát triển kinh tế thị trường phải đề cao đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, thể hiện ở những điểm nào? - GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và hoàn thiện. - GV nêu một số phương hướng và chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn xã và ở huyện Đức Cơ. HĐ Học sinh - Đọc SGK do giáo viên yêu cầu, học sinh khác chú ý theo dõi. - Thảo luận nhóm các câu hỏi. - Đại diện trả lời câu hỏi. - Theo dõi và hoàn thiện. - Theo dõi và có thể đặc câu hỏi để giáo viên giải đáp. HĐ2: Giải thích thế nào là công nghiệp hóa: *MT: Học sinh hiểu được thế nào là công nghiệp hóa. + Em hiểu thế nào là công nghiệp hóa? - GV giới thiệu công nghiệp hóa: Vấn đề trung tâm của công nghiệp hóa là chuyển giao công nghệ. Việc chuyển giao công nghệ mới cần phải có những điều kiện cơ bản sau: + Có những điều kiện vật chất - kĩ thuật để nhập công nghệ mới. + Có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đủ năng lực nội sinh để làm chủ công nghệ nhập. + Có điều kiện chuyển giao kiến thức về quản lí quá trình sử dụng công nghệ... - GV nhấn mạnh: + Công nghệ mới làm cho sự phát triển kinh tế - xã hội đạt được tốc độ cao hơn, tăng trưởng nhanh hơn và bền vững hơn. + Quá trình công nghiệp hóa tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở địa phương phải theo cơ cấu chuyển dịch kinh tế. + Em phải làm gì để góp phần đưa đất nước tiến nhanh đến công nghiệp hóa? + Thảo luận trả lời câu hỏi. - Nghe GV giới thiệu, ghi nhớ kiến thức. - Nghe và nghi nhớ kiến thức. + Suy nghĩ và trả lời câu hỏi ’ Theo dõi nhận xét bổ sung. HĐ3: Các lĩnh vực công nghệ trọng điểm: *MT: HS biết được lĩnh vực công nghệ trọng điểm là: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, Công nghệ tự động hóa. - YCHS thảo luận câu hỏi: + Theo em hiện nay các lĩnh vực công nghệ nào được xem là trọng điểm? - YC đại diện học sinh trả lời ’ gọi học sinh khác bs. - GV trình bày cho học sinh biết 4 lĩnh vực công nghệ trọng điểm, nhấn mạnh ý nghiẽa phát triển các lĩnh vực này để tạo ra những bước nhảy vọt về kinh tế, tạo điều kiện để “đi tắt, đón đầu” sự phát triển chung của khu vực và thế giới. - Thảo luận nhóm câu hỏi. + Các lĩnh vực công nghệ trọng điểm là: . Công nghệ thông tin. . Công nghệ sinh học. . Công nghệ vật liệu mới. . Công nghệ tự động hóa. - Đại diện trả lời câu hỏi ’ theo dõi hoàn thiện. - Nghe GV trình bày và nghi nhớ kiến thức. *TK: Các trọng điểm phát triển trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến: - Để phát huy lợi thế của nước đi sau, cùng với việc tìm các giải pháp công nghệ phù hợp để đồng bộ hóa, nâng cấp, hiện đại hóa có chọn lọc cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện có, với tiềm lực khoa học và công nghệ đã tạo dựng được, Việt Nam cần và có thể tự động lựa chọn và phổ cập một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến của thế giới. - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn 4 lĩnh vực công nghệ then cốt có tác dụng làm nền tảng cho phát triển khoa học và công nghệ. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa hòa nhịp với trào lưu chung của thế giới. Đó là: + Công nghệ thông tin. + Công nghệ sinh học. + Công nghệ vật liệu mới. + Công nghệ tự động hóa. 3. Đánh giá kết quả chủ đề: - YC học sinh trả lời trên giấy câu hỏi sau: + Thô qua buổi sinh hoạt hôm nay, em cho biết vì sao chúng cần nắm được phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trong cả nước? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tháng 05: Ngày soạn: 30/ 04/ 2008 Tiết: 25,26,27 Ngày giảng: 19/ 05/ 2008 Chủ đề 9: thông tin về thị trường lao động I. Mục tiêu bài học: - HS phải hiểu được khái niệm “Thị trường lao động”, “Việc làm” và biết được những lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ. - Biết cách tìm thông tin về một số lĩnh vực nghề cần nhân lực. - Giáo dục HS có ý thức chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp. II. chuẩn bị: 1. Học sinh chuẩn bị: - Tìm hiểu thông tin về một số nghề mà bản thân thích. - Tìm hiểu nhu cầu lao động ở một số lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phương. 2. Giáo viên chuẩn bị: - Đọc và sưu tầm trên báo chí về một số nghề nghiệp đang phát triển mạnh để minh họa cho chủ đề. - liên hệ với cơ quan lao động ở địa phương để biết được thị trường lao động ở địa phương mình. 3. Tài liệu tham khảo: - Quy hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân lực của chính quyền địa phương. - Tham khảo thông tin về thị trường lao động ở địa phương: + Từ các thông tâm xúc tiến việc làm. + Từ các thông báo tuyển sinh. + Từ các báo cáo hàng ngày (xem các mục quảng cáo, nhắn tin). Iii. tổ chức Hoạt động: 1. ổn định lớp: 2. Tiến trình tổ chức: * GTB: “Việc làm và nghề nghiệp”, “Thị trường lao động” đó là những khái niệm mà chúng ta đã được nghe nhiều. Vậy, “Việc làm” là gì? “Thị trường lao động” là gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những khái niệm này đồng thời tìm hiểu một số thông tin về thị trường lao động ở địa phương để có hướng chọn nghề phù hợp... HĐ1: Hướng dẫn học sinh xây dựng khái niệm việc làm và nghề: * MT: HS biết và nêu được một số khái niệm về việc làm và nghề. HĐ Giáo viên - GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi: + Có thực là ở nước ta quá thiếu việc làm không? Vì sao ở một số địa phương có việc làm mà không có nhân lực? + ý nghĩa của chủ trương “mỗi thanh niên phải nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn, tự tạo được việc làm”? - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm rồi viết vào giấy nháp sau đó đọc lên để cả lớp tham khảo và nhận xét góp ý. - GV nhận xét và nêu một số nhận định về câu trả lời của các nhóm. HĐ Học sinh - Thảo luận các câu hỏi do GV đưa ra. - Đại diện đọc kết quả thảo luận ’ cả lớp theo dõi đóng góp ý kiến. - Theo dõi và nghi nhớ. HĐ2: Tìm hiểu thị trường lao động: *MT: Học sinh biết được thị trường lao động thể hiện quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh ... - GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi: + Tại sao việc chọn nghề của con người phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động? - YCHS đại diện nêu đáp án câu hỏi ’ gọi các nhóm khác nxbs. - GV giới thiệu cho HS về đặc điểm của thị trường lao động thường thay đổi khi khoa học và công nghệ phát triển. - Tiếp tục hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi sau: + Vì sao mỗi người cần nắm vững một nghề và biết làm một số nghề? - YCHS đại diện nêu đáp án câu hỏi ’ gọi các nhóm khác nxbs. - GV nhận xét các câu trả lời. - Thảo luận câu hỏi. - Đại diện nêu đáp án câu hỏi ’ nhóm khác theo dõi nxbs. - Nghe và ghi nhớ. - Đại diện nêu đáp án câu hỏi ’ nhóm khác theo dõi nxbs. - Nghe và ghi nhớ. HĐ3: Tìm hiểu nhu cầu lao động của một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương: *MT: Học sinh biết cách trình bày kết quả tìm hiểu nhu cầu lao động sản xuất, kinh doanh ở địa phương. - GV yêu cầu các tổ cử đại diện trình bày kết quả tìm hiểu nhu cầu lao động của một nghề nào đó. - GV yêu cầu các tổ theo dõi nêu nhận xét và trình bày suy nghĩ của nhóm mình. - YCHS rút ra kết luận về việc chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp như thế nào. - Hướng dẫn HS cách tìm hiểu thị trường lao đông. - Đại diện nêu kết quả tìm hiểu về nhu cầu lao động của một nghề nào đó ’ nhóm khác theo dõi nxbs. - Các nhóm tự rút ra kết luận về việc chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp. 3. Đánh giá kết quả chủ đề: - Từ kết quả họat động 3, GV đưa ra những nhận xét về mức độ hiểu chủ đề của HS. 4. Dặn dò: - Tìm hiểu năng lực của bản thân. - Tìm hiểu về truyền thống nghề nghiệp của gia đình. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an huong nghiep 9.doc
Giáo án liên quan