- GV tổ chức cho các nhóm HS thi tìm những bài hát, bài thơ hoặc những mẩu chuyện ca ngợi sự nhiệt tình LĐ xây dựng đất nước của nhân dân ta trong các ngành, nghề (ghi ra giấy để kiểm tra nhóm nào tìm nhiều hơn).
- GV cho HS thể hiện phần biểu diễn cá nhân và tiếp sức của các thành viên trong nhóm về các bài hát, bài thơ, câu chuyện vừa tìm được ( Không nhất thiết phải thuộc đầy đủ bài hát, bài thơ mà chỉ cần hát những lời hát, đọc những câu thơ có nội dung liên quan cuộc chơi).
- Các nhóm thay phiên tham gia cuộc chơi khi có 1 nhóm không thể hiện phần chơi của mình được nữa.
- GV đánh giá cuộc chơi và tuyên dương những nhóm chơi tích cực.
c) Kết luận: GV có thể nêu lên một số tấm gương người lao động với những nghề rất đỗi bình thường nhưng được xã hội tôn vinh như: Chị lao công quét rác trong bài thơ “Tiếng chổi tre” hay các cô chú công nhân làm công tác vệ sinh môi trường
* GV hình thành cho HS tình cảm với LĐ và người LĐ. Đọc lời dạy bất hủ của Bác Hồ: Tất cả các nghề, nghề nào cũng vinh quang.
4 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng Nghiệp Lớp 9 - Chủ đề 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 - Tiết 1 Ngày dạy: 21/9/2013
Tuần 5
Chủ đề 1: Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1. Kiến thức: Hiểu được 3 nguyên tắc chọn nghề và ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học.
2. Kỹ năng: Hình thành ý thức phấn đấu, tu dưỡng để đạt được việc chọn nghề theo 3 nguyên tắc đó.
3. Thái độ: yêu thích tiết học, lắng nghe giáo viên giảng bài.
B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Nguyên tắc và ý nghĩa của việc chọn nghề.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Đọc trước tài liệu “ Giúp lựa chọn nghề ” (nhiều tác giả).
2. Học sinh: - Sưu tầm một số bài hát, bài thơ hoặc mẩu chuyện ca ngợi lao động, người
lao động.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
I. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
II. Kiểm tra miệng:
- Không thực hiện. GV thống nhất với HS nền nếp học tập:
- 9 bài (chủ đề) hướng nghiệp quy định trong chương trình sẽ được học trong 9 tháng (mỗi tháng 1 chủ đề). Sau khi học xong mỗi chủ đề, HS sẽ viết bài thu hoạch theo câu hỏi gợi ý do GV nêu ra. Kết quả chất lượng nội dung thu hoạch của từng HS sẽ được GVCN đưa vào tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại hạnh kiểm hằng tháng, cuối HK và cuối năm học.
III. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* HĐ1: (1 phút) Vào bài: GV giới thiệu nội dung cơ bản của chủ đề và nêu yêu cầu cần nắm vững qua chủ đề (theo mục tiêu cần đạt).
* HĐ2: (1 phút) Tìm hiểu những nguyên tắc chọn nghề.
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được 3 nguyên tắc chọn nghề và chuẩn bị cho mình sự sẵn sàng về tâm lý đi vào LĐ nghề nghiệp
b) Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc đoạn “ Ba câu hỏi được đặt ra khi chọn nghề” và nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
? Em hiểu gì về nội dung giải thích cho ba câu hỏi: “Tôi thích nghề gì?”, “Tôi làm được nghề gì?”, “Tôi cần làm nghề gì?”?
? Mối quan hệ chặt chẽ giữa ba câu hỏi đó thể hiện ở chỗ nào?
? Trong chọn nghề, có cần bổ sung câu hỏi nào khác không?
- HS thảo luận theo nhóm nhỏ (5 phút) và cử đại diện trả lời, các nhóm bổ sung.
- GV gợi ý đề HS tự tìm ra một số ví dụ chứng minh rằng không được vi phạm 3 nguyên tắc chọn nghề.
- GV minh hoạ thêm cho HS về một số mẩu chuyện để khẳng định vai trò của yếu tố hứng thú và năng lực khi chọn nghề ( kể cả việc hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề vẫn làm tốt công việc)
c) Kết luận: GV cho HS liên hệ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường THCS để HS chuẩn bị một tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp. Cụ thể là 4 mặt:
+Tìm hiểu nghề yêu thích để nắm chắc yêu cầu của nghề.
+ Có thái độ thoải mái, thích thú để học tốt các môn học liên quan đến nghề.
+ Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo theo nghề cùng với xác định phẩm chất, nhân cách cần có.
+ Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề và điều kiện theo trường đào tạo nghề.
* GV cho HS ghi nội dung cần nắm vững vào vở.
* HĐ 3:(1 phút) Tìm hiểu ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học.
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu và nắm vững 4 ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học: Kinh tế - xã hội – giáo dục – chính trị.
b) Cách tiến hành:
- GV trình bày tóm tắt nội dung 4 ý nghĩa của việc chọn nghề.
- Tổ chức cho 4 Tổ ( 4 nhóm lớn) rút thăm phiếu trình bày ý nghĩa của chọn nghề (Mỗi phiếu ghi tên 1 ý nghĩa).
- Lần lượt từng nhóm trình bày và các nhóm khác bổ sung.
- GV đánh giá việc trình bày của các nhóm và xếp loại.
c) Kết luận: GV nhấn mạnh lại nội dung cơ bản 4 ý nghĩa của việc chọn nghề.
* GV chốt kiến thức cho HS ghi vào vở.
* HĐ 4: Tổ chức trò chơi.
a) Mục tiêu: Giúp HS hình thành xúc cảm yêu lao động, yêu người LĐ và nhận thức, tu dưỡng đi vào định hướng chọn nghề trong tương lai.
b) Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho các nhóm HS thi tìm những bài hát, bài thơ hoặc những mẩu chuyện ca ngợi sự nhiệt tình LĐ xây dựng đất nước của nhân dân ta trong các ngành, nghề (ghi ra giấy để kiểm tra nhóm nào tìm nhiều hơn).
- GV cho HS thể hiện phần biểu diễn cá nhân và tiếp sức của các thành viên trong nhóm về các bài hát, bài thơ, câu chuyện vừa tìm được ( Không nhất thiết phải thuộc đầy đủ bài hát, bài thơ mà chỉ cần hát những lời hát, đọc những câu thơ có nội dung liên quan cuộc chơi).
- Các nhóm thay phiên tham gia cuộc chơi khi có 1 nhóm không thể hiện phần chơi của mình được nữa.
- GV đánh giá cuộc chơi và tuyên dương những nhóm chơi tích cực.
c) Kết luận: GV có thể nêu lên một số tấm gương người lao động với những nghề rất đỗi bình thường nhưng được xã hội tôn vinh như: Chị lao công quét rác trong bài thơ “Tiếng chổi tre” hay các cô chú công nhân làm công tác vệ sinh môi trường
* GV hình thành cho HS tình cảm với LĐ và người LĐ. Đọc lời dạy bất hủ của Bác Hồ: Tất cả các nghề, nghề nào cũng vinh quang.
* HĐ 5:(1 phút) Nhiệm vụ của học sinh
?:Từ đó gv yêu cầu hs nêu nhiệm vụ của mình?
- Gv chốt ý, cho hs ghi.
I.Những nguyên tắc chọn nghề:
1. Ba nguyên tắc chọn nghề:
- Chọn nghề theo sở thích và hứng thú.
- Chọn nghề phù hợp với năng lực trình độ, sức khoẻ, tâm lý,...
- Chọn nghề phù hợp với nhu cầu của sự phát triển KT-XH của đất nước và địa phương.
2. HS cần chuẩn bị sự sẵn sàng về tâm lý đi vào LĐ nghề nghiệp:
+Tìm hiểu nghề yêu thích để nắm chắc yêu cầu của nghề.
+ Có thái độ thoải mái, thích thú để học tốt các môn học liên quan đến nghề.
+ Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo theo nghề cùng với xác định phẩm chất, nhân cách cần có.
+ Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề và điều kiện theo trường đào tạo nghề.
II. Ý nghĩa của việc chọn nghề:
* Việc chọn nghề có cơ sở khoa học thể hiện 4 ý nghĩa sau:
- Ý nghĩa kinh tế.
- Ý nghĩa xã hội.
- Ý nghĩa giáo dục.
- Ý nghĩa chính trị.
III. Nhiệm vụ của học sinh:
Là HS đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần phải nhận thức, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để kết quả học tập ngày càng nâng cao nhằm góp phần định hướng đi vào chọn nghề trong tương lai.
IV. Tổng kết:
1.Em nhận thức được điều gì qua buổi giáo dục hướng nghiệp này?
- Hs trình bày theo sự hiểu biết của mình.
2. Hãy nêu ý kiến của mình về:
+ Em yêu thích nghề gì?
+ Những nghề nào phù hợp với khả năng của em?
+ Hiện nay ở quê hương em, nghề nào đang cần nhân lực?
V. Hướng dẫn học tập:
- Về nhà xem lại bài học và định hướng nghề nghiệp em sẽ chọn trong tương lai.
- Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương (xã, huyện).
E. Ruùt kinh nghieäm:
*****************************
File đính kèm:
- Huong nghiep 9.doc