I- Mục tiêu:
1- Biết được cơ sở khoa học của sự phù hợp nghề.
2- Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú , năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động.
3- Lập được bản “xu hướng nghề nghiệp” của bản thân.
4- Bộc lộ được hứng thú nghề nghiệp của mình.
II- Chuẩn bị:
1- Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu điều tra hứng thú nghề nghiệp.
2- Chuẩn bị của học sinh:
- Trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra.
- Sưu tầm những mẫu chuyện, những tấm gương về những người thành đạt trong nghề.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- On định lớp: làm công tác tổ chức đầu năm
2- Dạy bài mới:
Giới thiệu :
Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, sự phân công xã hội ngày càng nhỏ, chuyên sâu. Tuy vậy, mỗi người chỉ có thể lựa chọn một nghề phù hợp nhất với mình. Việc này đòi hỏi mỗi học sinh phải có những hiểu biết nhất định về nghề, đồng thời căn cứ vào năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động để tiến hành lựa chọn.
12 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp Lớp 10 - Bản đẹp 3 cột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù nguồn nhân lực kỹ thuật có tay nghề cao à cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
- Nghề dạy học cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
- Gợi ý cho hs tự tìm hiểu về:
* Tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước?
* Nêu gương một số nhà khoa học, nghệ nhân, công nhân
* Ý nghĩa chính trị xã hội?
* Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam? Cho ví dụ?
* Chuẩn kiến thức, ghi bài.
- Tự suy nghĩ, thảo luận theo tổ, tổng hợp ý kiến thống nhất
- Đại diện tổ lên trình bày trước lớp những nhận định của tổ mình.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Kể về hình ảnh một thầy, cô giáo mà em có ấn tượng sâu sắc nhất.
Hoạt động 2: Trao đổi về các đặc điểm và yêu cầu của nghề dạy học
II- Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề day học:
1- Đối tượng lao động:
- Đối tượng đặc biệt: con người.
- Có nhận thức, suy nghĩ, tình cảm
- Dưới tác động của người thầy, một số phẩm chất nhân cách của người học được hình thành, biến đổi và phát triển theo mục tiêu đào tạo đã quy định.
2- Nội dung lao động:
a) Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy và chương trình môn học do cấp trên ban hành.
b) Lập đề cương bài giảng và kế hoạch bài giảng.
c) Tiến hành bài giảng và vận dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy, giáo dục trong giờ lên lớp.
d) Tìm hiểu nhân cách học sinh.
3- Công cụ lao động:
Ngôn ngữ, thiết bị dạy học: giấy, bút mực, phấn, bảng, máy móc thí nghiệm, máy vi tính, máy chiếu
4- Các yêu cầu về tâm sinh lý:
a) Phẩm chất đạo đức: có lòng nhân ái, yêu thương con người, yêu nghề, yêu trẻ.
b) Năng lực sư phạm:
- Năng lực dạy học: khả năng đánh giá, soạn và giảng bài học một cách sáng tạo, phù hợp với học sinh.
- Năng lực giáo dục: khả năng nắm bắt tâm lý, khả năng thuyết phục và cảm hoá, khả năng làm công tác quần chúng.
- Năng lực tổ chức: biết cách tổ chức quá trình dạy học, tổ chức hợp lý quá trình giáo dục, tổ chức và hướng dẫn học sinh tự quản lý các sinh hoạt tập thể.
c) Một số phẩm chất tâm lý khác: tính chủ động, độc lập, sáng tạo; Bình tĩnh, kiên trì và có năng lực tự kiềm chế; Tác phong mẫu mực, thái độ cởi mở, hoà nhã; Có năng khiếu văn nghệ
5- Điều kiện lao động và chống chỉ định y học:
a) Điều kiện lao động:
Lao động trí óc, thức khuya, suy nghĩ căng thẳng.
Thuộc loại lao động “tự do” , cần tính tự giác cao.
b) Chống chỉ định y học:
- Người dị dạng, khuyết tật.
- Người nói ngọng, nói lắp.
- Người bị bệnh hen, bệnh lao, bệnh phổi.
- Người có thần kinh không ổn định, khả năng tự kiềm chế yếu.
* Đối tượng và công cụ lao động của nghề dạy học là gì?
* Tại sao nói đối tượng lao động của nghề dạy học là đối tượng đặc biệt?
* Nêu các công việc chủ yếu của nghề dạy học?
* Các yêu cầu về tâm sinh lý và điều kiện lao động của nghề dạy học?
* Liên hệ bản thân: em có khả năng vào nghề dạy học không? Suy nghĩ của em về nghề dạy học?
- Tự suy nghĩ, thảo luận theo tổ, tổng hợp ý kiến thống nhất
- Đại diện tổ lên trình bày trước lớp những nhận định của tổ mình.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Liên hệ bản thân và phát biểu suy nghĩ của mình.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vấn đề tuyển sinh vào các trường sư phạm
III- Vần đề tuyển sinh vào nghề day học:
1- Các cơ sở đào tạo:
Hệ thống các trường sư phạm và trường Sư phạm kỹ thuật.
2- Điều kiện tuyển sinh:
- Số liệu mình hoạ chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.
- Môn thi, ngành thi.
3- Triển vọng của nghề dạy học và nơi làm việc:
- Số liệu các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề tại địa phương và trên toàn quốc.
- Nâng cao: trình độ vi tính, ngoại ngữ
* Nêu tên một số trường sư phạm mà em biết?
* Tổng hợp và phân loại các trường sư phạm: hệ sp, hệ spkt.
* nêu cấu trúc bản mô tả nghề.
- Phát biểu sự hiểu biết của mình về hệ thống các trường sư phạm.
- Theo dõi GV.
- Tổng hợp và rút ra cấu trúc bản mô tả nghề.
CẤU TRÚC BẢN MÔ TẢ NGHỀ
I- Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học:
1- Sơ lược lịch sử hình thành nghề dạy học:
2- Ý nghĩa kinh tế:
3- Ý nghĩa chính trị – xã hội.
II- Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề day học:
1- Đối tượng lao động:
2- Nội dung lao động:
3- Công cụ lao động:
4- Các yêu cầu về tâm sinh lý:
5- Điều kiện lao động và chống chỉ định y học:
III- Vần đề tuyển sinh vào nghề day học:
1- Các cơ sở đào tạo:
2- Điều kiện tuyển sinh:
3- Triển vọng của nghề và nơi làm việc:
4- Củng cố: - Học sinh phát biểu về những nhận thức mới qua bài học.
- GV tóm tắt và nhấn mạnh những điểm chính của bài học.
5- Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị, thái độ học tập của HS
- Dặn dò và chuẩn bị cho buổi học sau:
Tháng 12 Ngày soạn: 01/12/2007
Tiết ppct: 10 - 12
Chủ đề 4: VẤN ĐỀ GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
I- Mục tiêu:
1- Biết được vai trò, ảnh hưởng của giới tính và giới trong chọn nghề.
2- Liên hệ về ảnh hưởng của giới tính và giới khi chọn nghề.
3- Tích cực khắc phục ảnh hưởng của giới tính và giới với lao động nghề nghiệp.
II- Chuẩn bị:
1- Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu học tập.
2- Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm những bài hát, mẩu chuyện nói về những nghề được xem là truyền thống của nam giới, nữ giới.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Oån định lớp: điểm danh
Kiểm tra bài cũ: Để trở thành một giáo viên giỏi, em cần phải có những điều kiện cơ bản nào?
Dạy bài mới:
NỘI DUNG CƠ BẢN:
1- Phân biệt được khái niệm về giới tính và giới:
- Giới tính: chỉ sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
- Giới tính thể hiện tính ổn định, bất biến về mối tương quan giữa 2 giới về chức năng sinh sản, chứ năng riêng biệt cho mỗi giới tính ở mọi nơi trên trái đất đều giống nhau.
- Giới là mối quan hệ tương quan giữa địa vị xã hội của nữ giới và nam giới.
- Giới nói lên vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định (phân công lao động, phân chia các nguồn lợi cá nhân)
- Giới và các quan hệ của giới không giống nhau và không mang tính bất biến do được quy dịnh bởi các yếu tố xã hội.
- Vai trò của giới trong xã hội: tham gia công việc gia đình, công việc sản xuất, công việc cộng đồng)
2- Aûnh hưởng của giới trong chọn nghề:
a) Sự khác nhau về xu hướng chọn nghề của các giới:
- Nữ tìm hiểu nghề trong phạm vi hẹp do ảnh hưởng vai trò của giới khi tìm hiểu nghề.
- Điểm mạnh của nữ giới khi chọn nghề: trí nhớ, khả năng, ngôn ngữ, nhạy cảm, tinh tế à phát triển kỹ năng thương thuyết, tư vấn à kỹ năng của nhóm nghề có đối tượng là con người..
- Hạn chế của nữ giới: sức khoẻ, đặc điểm tâm sinh lý, thiên chức làm mẹ, làm vợ à cản trở đến hoạt động lãnh đạo, quản lý
b) Mối quan hệ của giới vơi đặc điểm, yêu cầu nghề nghiệp:
c) Một số nghề mà phụ nữ không nên làm
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Nội dung kiến thức
Phương pháp dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu và nội dung cơ bản của chủ đề.
- Kể 1 câu chuyện về một bạn nữ dự định chọn nghề tương lai cho mình nhưng bị ba mẹ phản đối.
- Trong chọn nghề có cần chú ý tới vấn đề nam, nữ không?
- Trình bày ngắn gọn nội dung chủ đề.
- Trình bày quan điểm của mình dựa trên lập trường của cha mẹ, của học sinh.
- Thảo luận, trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về giới tính, giới và vai trò của giới.
- Phiếu bài tập 1
- Vai trò của giới trong gia đình và xã hội được thể hiện rất rõ ràng
- Trình bày các khái niệm.
- Đặt vần đề về vai trò của giơi trong hoạt động nghề nghiệp.
- Tổng hợp, phân tích các khả năng của học sinh.
- Làm bài tập 1.
- Học sinh liệt kê mọi khả năng vào giấy trả lời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ảnh hưởng của giới trong chọn nghề.
- Phiếu bài tập 2.
- Câu hỏi thảo luận:
1- Khi tìm hiểu thông tin về nghề, những yếu tố nào thể hiện vai trò của giới?
2- Công việc nào phù hợp với nữ hơn nam ( ngược lại)
3- Công việc nào mà cả nam và nữ đều làm được?
à đa số các nghề cả nam và nữ đều làm được.
Nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật và quan niệm xã hội, nhiều công việc mà trước đây tưởng như nữ giới không làm được thì nay họ đều có thể làm tốt.
- Gợi ý cho hs tự liệt kê một số nghề mà phụ nữ không nên và nên làm.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh.
à trình bày ngắn gọn những vấn đề giới trong chọn nghề và hoạt động nghề nghiệp.
- Tổng kết, đánh giá kết quả bài tập.
à nêu những điểm mạnh và điểm yếu của phụ nữ.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập.
- Thảo luận nhóm, trình bày ý kiến.
- Thảo luận nhóm theo gợi ý của gv.
4- Củng cố: - Học sinh phát biểu về những nhận thức mới qua bài học.
- GV tóm tắt và nhấn mạnh những điểm chính của bài học.
5- Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị, thái độ học tập của HS
- Dặn dò và chuẩn bị cho buổi học sau.
File đính kèm:
- giao an hn 10.doc