Giáo án Hướng nghiệp Khối 9 - Chủ đề 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học

A. MỤC TIÊU:

 - Học sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học.

 -Nêu được dự định ban đầu về chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

 -Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.

 B.PHƯƠNG PHÁP: *Hỏi đáp.

 *Thuyết trình.

C.CHUẨN BỊ: *GV: Giáo Án; SGV, Một số mẩu chuyện về việc xác định nghề có cơ sở khoa học.

 * HS: Nội dụng thông tin về cơ sở của việc lựa chọn nghề

D.TRỌNG TÂM:

 *Ba nguyên tắc của việc lựa chọn nghề.

E.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I/ Ổn định tổ chức: * Nắm sỉ số lớp. (1phút)

II/ Kiểm tra bài cũ: * Giới thiệu nội dung chương trình và những qui định của môn

II/ Bài mới:

1/ Đặt vấn đề: (15phút)

 Giáo viên giới thiệu về môn học GDHN ( Trang 3 – SGV).

2/Triển khai bài mới:

a>Hoạt động 1: (60 phút)

Tìm hiểu ba nguyên tắc chọn nghề.

Giáo viên yêu cầu HS đọc ba câu hỏi đặt ra khi chọn nghề (SGV – Tr 7)

 1.Tôi thích nghề gì?

 2.Tôi được làm nghề gì?

 3.Tôi cần làm nghề gì?

*GV: Hướng dẩn học sinh thảo luận nhóm hoặc tổ về nội dung ba câu hỏi trên.

*GV: Hỏi học sinh về mối quan hệ giữa ba nội dung câu hỏi?

 Trong chọn nghề cần bổ sung câu hỏi nào không?

*GV: Kể một mẩu chuyện về vai trò hứng thú và năng lực nghề nghiệp cho HS.

*HS: Nghe câu chuyện và xác định vai trò hứng thú, năng lực của nhân vật trong mẩu chuyện.

*GV: Tổ chức trò chơi nhỏ cho HS.

 Hãy xác định và chọn cho bản thân một số nghề sau khi đã tốt nghiệp THCS mà bản thân yêu thích nhất (Gọi 3 – 4 HS lên bảng đưa ra nghề mình yêu thích)

*HS: Báo cáo kết quả chọn nghề cho bản thân sau khi tốt nghiệp THCS.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp Khối 9 - Chủ đề 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/09/2006 Chủ đề 1: Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC ======o0o====== A. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học. -Nêu được dự định ban đầu về chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS. -Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học. B.PHƯƠNG PHÁP: *Hỏi đáp. *Thuyết trình. C.CHUẨN BỊ: *GV: Giáo Án; SGV, Một số mẩu chuyện về việc xác định nghề có cơ sở khoa học. * HS: Nội dụng thông tin về cơ sở của việc lựa chọn nghề D.TRỌNG TÂM: *Ba nguyên tắc của việc lựa chọn nghề. E.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I/ Ổn định tổ chức: * Nắm sỉ số lớp. (1phút) II/ Kiểm tra bài cũ: * Giới thiệu nội dung chương trình và những qui định của môn II/ Bài mới: 1/ Đặt vấn đề: (15phút) Giáo viên giới thiệu về môn học GDHN ( Trang 3 – SGV). 2/Triển khai bài mới: a>Hoạt động 1: (60 phút) Tìm hiểu ba nguyên tắc chọn nghề. Giáo viên yêu cầu HS đọc ba câu hỏi đặt ra khi chọn nghề (SGV – Tr 7) 1.Tôi thích nghề gì? 2.Tôi được làm nghề gì? 3.Tôi cần làm nghề gì? *GV: Hướng dẩn học sinh thảo luận nhóm hoặc tổ về nội dung ba câu hỏi trên. *GV: Hỏi học sinh về mối quan hệ giữa ba nội dung câu hỏi? Trong chọn nghề cần bổ sung câu hỏi nào không? *GV: Kể một mẩu chuyện về vai trò hứng thú và năng lực nghề nghiệp cho HS. *HS: Nghe câu chuyện và xác định vai trò hứng thú, năng lực của nhân vật trong mẩu chuyện. *GV: Tổ chức trò chơi nhỏ cho HS. Ä Hãy xác định và chọn cho bản thân một số nghề sau khi đã tốt nghiệp THCS mà bản thân yêu thích nhất (Gọi 3 – 4 HS lên bảng đưa ra nghề mình yêu thích) *HS: Báo cáo kết quả chọn nghề cho bản thân sau khi tốt nghiệp THCS. *GV: Trong cuộc sống nhiều khi không hứng thú với nghề nghiệp nhưng do giác ngộ được ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề nghiệp thì con người sẽ làm tốt công việc. VD: Một người không thích nghề chữa bệnh, cũng không thích sống ở vùng cao, nhưng thấy cán bộ y tế ở vùng đồng bào thiểu số còn thiếu nên vẩn học nghề chữa bệnh và tình nguyện suốt đời ở vùng bản để chữa bệnh cho đồng bào. *GV: Cho HS chép nội dung sau: Khi còn học THCS, mổi HS phải chuẩn bị cho mình sự sẳn sàng về tâm lý để đi vào lao động nghề nghiệp, thể hiện qua các mặt sau: 1.Tìm hiểu một số nghề mà mình yêu thích, nắm chắc những yêu cầu của nghề đó đặt ra trước người lao động. 2.Học thật tốt các môn học có liên quan đến việc lựa chọn nghề (với thaí độ vui vẽ, thoải mái, thích thú). 3.Rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo lao động mà người đó yêu cầu, một số phẩm chất nhân cách mà người lao động phải có. 4.Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề và điều kiện theo trường học đào tạo nghề đó. *GV: Tổ chức HS hát hoặc kể chuyện, làm thơ về các nghề yêu thích. *HS: Hát hoặc đọc thơ, kể chuyện về sự nhiệt tình lao động, xây dựng đất nước. a>Hoạt động 2 : (40 phút): Ý nghĩa của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học. *GV: Trình bày tóm tắt bốn ý nghĩa chọn nghề có cơ sở khoa học (SGV). 1.Ý nghĩa kinh tế của việc chọn nghề: +Đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nươớc, thực hiện được ý tưởng công nghiệp hoá rút ngắn, đảm bảo cho đất nước trở thành nước công nghiệp vào khoảng năm 2020. +Thực hiện được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Tránh được tình trạng đói nghèo, lạc hậu mà nhiều năm qua chưa khắc phục được. +Từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCH, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới. 2.Ý nghĩa xã hội của việc chọn nghề: +Có được một việc làm trong tay và nhất là có được một nghề để mang sức lực, tài năng ra cống hiến là một yêu cầu bức xúc của xã hội đặt ra trước thế hệ thanh niên. +Việc chọn nghề phù hợp cũng như việc tự giác tìm ra những nghề đang cần nhân lực sẽ làm giảm sức ép của xã hội đối với nhà nước về việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. 3.Ý nghĩa giáo dục: +Có thể làm ổn định, có nghề phù hợp, nhân cách con người từng bước được phát triển và hoàn thiện qua các hoạt động lao động nghề nghiệp. Ở lứa tuổi thanh niên trở lên, hoạt động chủ đạo là lao động sản xuất,.. +Nhờ lao động sản xuất mà phẩm chất tâm lí cần thiết như ý thức trách nhiệm, tinh thần tập thể, thái độ tôn trọng của công, năng lực tư duy kinh tế. sẽ phát triển. Từ đó xác định được vị trí của mình trong xã hội. 4.Ý nghĩa chính trị: +Việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước là một nhiệm vụ chính trị của nghành giáo dục. Hơn nữa đất nước đồi hỏi đào tạo nhanh đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ tri thức để tạo tiềm năng lao động trí tuệ, đáp ứng yêu ccầu xản suất của nhiều lỉnh vực đang chuẩn bị đi vào kinh tế tri thức. *HS: Các tổ rút thăm thảo luận và trình bày ý nghĩa của chọn nghề (mổi tổ trình bày một ý nghĩa trên). *HS: Nhận xét trình bày ý nghĩa của các tổ. *GV: Đánh giá và xếp loại cho từng tổ. Tổ 1: Tổ 2: .. Tổ 3: Tổ 4: G.ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI KẾT QUẢ CHỦ ĐỀ (45phút) *GV: + Đánh giá chung về giờ học. +Yêu cầu HS viết bài thu hoach về nội dung sau: 1.Nhận thức được những gì qua buổi giáo dục hướng nghiệp này? 2.Hãy nêu suy nghĩ của mình về : +Em yêu thích nghề gì? +Những nghề nào phù hợp với khả năng của em? +Ở quê em những nghề nào cần nhân lực? Hãy phân tích ? *GV: Thu bài thu hoạch của HS. H.GIỚI THIỆU TÀI LIÃÛU THAM KHẢO. (5phút) Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, phần chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, 2001 – 2010. a. .b

File đính kèm:

  • docCHU DE 1.doc