I.Mục tiêu : HS biết.
- Cư xử tốt với bạn bè và bà con lối xóm. - Phân biệt được một số hành vi, việc làm đúng và không đúng trong mối quan hệ với thôn xóm và bạn bè. - Đoàn kết, thân ái với bạn bè và bà con lối xóm
*KNS được GD: KN giao tiếp, KN hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:.
- Tranh vẽ về hai bạn đang cãi nhau.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học kì 2 Lớp 3 Tuần 34 Năm 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể về mối quan hệ với một người bạn (cùng lớp, cùng xóm…). Đánh giá mối quan hệ đó.
Kết luận : Các em nên cư xử tốt với bạn bè và bà con lối xóm. Đúng như câu tục ngữ: "Bà con xa không bằng xóm giềng gần"
HĐ2 : (10’) Giáo dục hành vi đạo đức.
- Q/S tranh trả lời câu hỏi:
+ Hai bạn trong tranh đang làm gì?
+ Vì sao hai bạn cãi nhau?
+ Thấy sự việc xảy ra như vậy em sẽ làm gì?
+ Em sẽ khuyên bạn thế nào?.
Kết luận: Chúng ta cần phải biết thương yêu, nhường nhịn và đối xử tốt với nhau thì cuộc sống mới tươi đẹp.
HĐ3 : (5’) - Liên hệ thực tế trong lớp học.
*GDKNS: Đoàn kết, thân ái với bạn bè và bà con thôn xóm.
.Củng cố, dặn dò :(5’) - Em cần quan hệ với bà con lối xóm như thế nào ?
- Chuẩn bị bài “Thực hành kĩ năng cuối học kì 1 và cuối năm”
- HS tự kể
- Tôn trọng và yêu quý những người là tấm gương đạo đức tốt.
- Trao đổi với nhau về cách đối xử của mình với bạn và bạn với mình trong khi chơi và giao tiếp
- 2 em kể theo nội dung yêu cầu
- Nhận xét
- Lớp Q/S tranh.
- Đang chơi đồ chơi.
- Hai bạn giành nhau một con búp bê.
- Căn ngăn hai bạn….
- Hai bạn làm vậy là không đúng. Chúng ta nên nhường nhịn nhau trong lúc chơi để có bạn cùng chơi thì mới vui
- HS kể lại một số tình huống thường gặp trong giờ chơi.
- Đoàn kết, thân ái với bạn bè và bà con lối xóm.
TUẦN 34 Thứ năm ngày 9 tháng 5 năm 2013
Thủ công : ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CẮT, DÁN GIẤY
I.Mục tiêu :
- Củng cố kiến thức kĩ năng, cắt, dán các hình đã học.
- Cắt dán được ít nhất 2 hình trong các hình đã học.
- Sản phẩm cân đối, đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
*Với HS khéo tay cắt , dán ít nhất 3 hình đã học , có thể làm được hình mới . Sản phẩm cân đối. Đường cắt thẳng, himhf dán phẳng. Trình bày sản phẩm đẹp, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình mẫu về cắt, dán các hình đã học (Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác…)
- Giấy thủ công các màu, hồ dán, bút chì, thước kẻ, thước kẻ, kéo, giấy trắng làm nền.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : (5’) - KT dụng cụ học tập.
- Nhận xét bài thủ công tuần trước
B. Bài mới :
HĐ1 : (5’) – HD-HS-QS các bài mẫu đã học
HĐ2 : (10’) – HS nêu lại cách vẽ, cắt các hình đã học.
HĐ3 : (10’) - Thực hành :
- GV quan sát nhắc nhở những HS còn lúng túng, nhắc HS giữ an toàn khi dùng kéo.
-Nhắc nhở Hs an toàn khi sử dụng kéo, và giữ vệ sinh.
C. Nhận xét, dặn dò: (5’) - nhận xét tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỉ luật trong giờ học. Chuẩn bị bài “Trưng bày sản phẩm thực hành của học sinh”
- HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập môn thủ công.
-“Cắt, dán và trang trí ngôi nhà” (T2)
- HS nêu tên các hình mẫu
+Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hàng rào đơn giản, ngôi nhà.
- HS tự nêu
- Mỗi HS tự chọn cắt, dán được ít nhất 2 hình.
HS khéo tay vẽ, cắt dán được ít nhất 3 hình đã học. Có thể cắt dán được hình mới. Sản phẩm cân đối. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Trình bày sản phấm đẹp, sáng tạo.
TUẦN : 34 Thứ năm ngày 9 tháng 5 năm 2013
Thủ công: ÔN TẬP THỰC HÀNHTHI KHÉO TAY
LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2.
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.
- Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi.
* Với HS khéo tay:Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II.Chuẩn bị
GV - Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.
HS - Giấy thủ công, vở.
III. Hoạt đông dạy và học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1. Kiểm tra
-15 Kiểm tra đồ dùng học tập
1’
2. Bài mới :
a)Giới thiệu bài. ÔN TẬP THỰC HÀNH
32’
b)Hướng dẫn các hoạt động
Hoạt động 1 : Ôn tập .
Chia nhóm thực hành
Hướng dẫn các bước :
Bước 1 : Cắt giấy.
Làm con bướm theo nhóm.
Bước 1 : Cắt giấy.
Bước 2 : Cắt dán, con bướm .
Bước 2 : Cắt dán thân, con bướm .
Bước 3 : Dán con bướm.
Bước 3 : Dán con bướm .
Thực hành tập cắt giấy, gấp, và dán.
Nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh.
Trưng bày sản phẩm.
Hoạt động 2 : Thi khéo tay làm đồ chơi.
Yêu cầu Học sinh tự làm đồ chơi theo ý thích.
Chia 2 đội thi tự làm đồ chơi thep ý thích.
Nhận xét, đánh giá đội nào có nhiều đồ chơi trưng bày đẹp là đội thắng cuộc .
3’
3. Nhận xét – Dăn dò.
Thứ ba ngày 7 tháng 5 năm 2013
Thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 2014
TUẦN 34 TIẾT 67
BỀ MẶT LỤC ĐỊA
I/ Mục tiêu : Sau bài học HS biết:
- Giúp HS có khả năng: mô tả bề mặt lục địa.
- HS nhận biết được suối, sông, hồ.
- HS yêu thích học môn tự nhiên xã hội.
KNS: Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, trình bày sáng tạo…
*GDBảo vệ biển, hải đảo:Cần biết phải bảo vệ Bề mặt lục địa…
*GDBVMT:Thấy được tầm quan trọng của Bề mặt lục địa có trách nhiệm bảo vệ
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: các hình 128, 129 trong SGK, tranh ảnh suối, sông, hồ.
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà, sưu tầm thêm ảnh về suối,...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)
- Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất?
- Có mấy châu lục ? Có mấy đại dương ? Kể tên ra ?
3) Bài mới: 27’
a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Bề mặt lục địa.
b) Các hoạt động:
T/g
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
10’
7’
Hoạt động 1: Bề mặt lục địa.
Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa.
Tiến hành:
- HS quan sát hình 1, SGK trang 128 trả lời câu hỏi:
+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.
+ Mô tả bề mặt lục địa.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
Kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ).
Hoạt động 2: Tìm hiểu về suối sông hồ.
Mục tiêu: Nhận biết được suối, sông, hồ.
Tiến hành:
- HS quan sát hình 1, trang 128 trả lời câu hỏi:
+ Chỉ con sông, suối trên sơ đồ.
+ Con suối thường bằt nguồn từ đâu ?
+ Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông.
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?
+ Sông, suối giống và khác nhau ở điểm nào?
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Kết luận: Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Giúp HS củng cố các biểu tượng về suối, sông, hồ.
Tiến hành:
- HS liên hệ thực tế ở địa phương để nêu tên một số con suối, sông, hồ.
- Cho HS trình bày câu trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh.
- GV giới thiệu cho HS biết một vài con sông, hồ,... nổi tiếng ở nước ta.
- HS quan sát.
- HS trình bày kết quả.
- HS quan sát.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- HS liên hệ.
- HS tập trình bày kết hợp trưng bày tranh ảnh.
- HS khác nghe và nhận xét.
4) Củng cố: 2’
Vài HS đọc lại kiến thức cần biết của bài.
IV. Dặn dò:
- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Bề mặt lục địa (TT).
- Nhận xét:
Thứ sáu ngày 2 tháng 5 năm 2014
TIẾT 68
BỀ MẶT LỤC ĐỊA (tt)
I/ Mục tiêu : Sau bài học HS biết:
- Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên. Biết so sánh giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
- Thực hành vẽ mô hình thể hiện đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.
- HS yêu thích học môn tự nhiên xã hội.
KNS: Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, trình bày sáng tạo…
*GDBảo vệ biển, hải đảo:Cần biết phải bảo vệ Bề mặt lục địa…
*GDBVMT:Thấy được tầm quan trọng của Bề mặt lục địa có trách nhiệm bảo vệ
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: các hình trang 130 trong SGK, tranh ảnh về đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.
- Học sinh: Sự tầm ảnh thêm.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)
- Nước suối, sông thường chảy đi đâu ?
- Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
3) Bài mới: 27’
a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Bề mặt lục địa (tt)
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
10’
12’
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đồi núi
Mục tiêu: Nhận biết được núi, đồi. Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.
Tiến hành:
- HS quan sát hình 1,2 trong SGK trang 130, thảo luận và hoàn thành bảng sau:
- Gọi đại diện trình bày trước lớp.
Kết luận: Đồi và núi hoàn toàn khác nhau. Núi thường cao, có đỉnh nhọn và có sườn dốc. Còn đồi thì thấp hơn, đỉnh thường tròn và hai bên sườn thoai thoải.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cao nguyên và đồng bằng.
Mục tiêu: Nhận biết được đồng bằng, cao nguyên. Nhận ra sự giống và khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.
Tiến hành:
- HS quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 130, thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
- Gọi một số HS trình bày kết quả.
Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu các biểu tưởng về đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.
Tiến hành:
- HS quan sát hình 4 trong SGK trang 131, yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng. GV chỉ yêu cầu HS vẽ đơn giản thể hiện được các dạng địa hình trên bề mặt lục địa đó.
- Cho HS trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- Cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
- Tuyên dương nhóm làm xong trước, đúng, đẹp.
Kết luận: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.
- HS quan sát, thảo luận và hoàn thành bảng
- Đại diện HS trình bày kết quả.
Núi
Đồi
Độ cao
Cao
Thấp
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Sườn
Dốc
Thoai thoải
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi
- Giống nhau: cùng tương đối bằng phẳng.
- Khác nhau: Cao nguyên cao, đất thường màu đỏ; đồng bằng: thấp hơn, đất màu nâu.
- HS trình bày kết quả.
- HS quan sát và vẽ.
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
4) Củng cố: 2’
Vài HS đọc lại kiến thức cần biết của bài.
IV. Dặn dò:
- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Ôn tập và kiểm tra.
- Nhận xét:
File đính kèm:
- dsjgfiwheufioajfkadlhfiwhfiakfopw (14).doc