Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Tháng 11: Chủ điểm tôn sư trọng đạo

 

 I. Yêu cầu giáo dục

 - Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt để lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

 - Kỹ năng: Đoàn kết, giúp đỡ nhau thực hiệnu tốt kế hoạch thi đua.

 - Tư tưởng: Tích cực hưởng ứng lễ đăng ký thi đua.

 II. Nội dung và hình thức hoạt động

 a- Nội dung

 - Các chỉ tiêu học tập và rèn luyện của cá nhân, tổ, lớp.

 - Kế hoạch thi đua.

 - Biện pháp thực hiện.

 b- Hình thức hoạt động

 - Trao đổi, thảo luận.

 III. Chuẩn bị hoạt động

 a- Về phương tiện hoạt động

 - Chương trình hành động của cá nhân, tổ, lớp.

 

doc26 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Tháng 11: Chủ điểm tôn sư trọng đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội b- Hình thức hoạt động - Thi hỏi - đáp. III. Chuẩn bị hoạt động a- Về phương tiện hoạt động - Chhuẩn bị một số câu hỏi, bài tập, câu đố vuicủa các môn học và đáp án. - Giấy bút, bảng, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời. - Một số tiết mục văn nghệ. - Phần thưởng. b- Về tổ chức - Lớp thảo luận, thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui (toán, văn , sử) - Giáo viên chủ nhiệm lớp liên hệ với giáo viên bộ môn đã chọn để nhờ họ giúp xây dựng câu hỏi và đáp án. - Mỗi tổ cử một người dự thi một môn. - Những học sinh khác cũng ôn tập để dự thi phần cổ đông viên và tham gia cùng thí sinh khi có cơ hội. - Phân công người điều khiển chương trình, ban giám khảo, thư ký, mời đại biểu, trang trí lớp, chuẩn bị phần thưởng. IV. Tiến hành hoạt động a- Khởi động b-Tiến hành * Thi hỏi đáp giữa đại diện các tổ. - Giới thiệu thí sinh dự thi của mỗi tổ. - Đại diện dự thi mỗi tổ bắt thăm hoặc chọn số thứ tự câu hỏi của từng môn. - Người điều khiển chương trình đọc nội dung câu hỏi để nhóm bắt được câu hỏi đó trả lời. Nhóm khác và cổ động viên có quyền xin trả lời nếu nhóm đó không trả lời được. Trong trường hợp không có ai trả lời đúng thì người điều khiển chương trình nêu đáp án. - Ban giám khảo cho điểm công khai. * Thi trả lời nhanh. - Người điều khiển chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố... - Cổ động viên xung phong trả lời. Nếu không có ai trả lời đúng thì người điều khiển chương trình đưa ra đáp án. - Phần thi cho cổ động viên có thể xen vào khoảng thời gian thi của thí sinh. - Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi - Trao phần thưởng nếu có. * Văn Nghệ V. Kết thúc hoạt động: * Sinh hoạt lớp: + Sơ kết tuần: - Lớp trưởng lên nhận xét về tình hình học tập cũng như thực hiện nề nếp của lớp. - Phân công trực nhật. - GVCN có ý kiến về các hoạt động của lớp trong tuần vừa qua. + Kế hoạch tuần tới - Tiếp tục ôn tập học kỳ I và hoàn thành chương trình học kỳ I. Ngày dạy: 31/12/2008. Tiêt 18 - Hoat động 18: xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng I. Yêu cầu giáo dục - Nhận thức: Giúp học sinh biết được một số gia đình có công với cách mạng ở địa phương. - Kỹ năng: Biết quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ gia đình và con em họ. - Tu tưởng: Quý trọng các gia đình có công với cách mạng II. Nội dung và hình thức hoạt động a- Nội dung - Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng ở địa phương em. - Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng b- Hình thực hoạt động - Báo cáo kết quả tím hiểu về các gia đình có công với cách mạng ở địa phương. - Thảo luận, xây dựng đề án giúp đỡ III. Chuẩn bị hoạt động a- Về phương tiện hoạt động - Các số liệu tìm hiểu thống kê về các gia đình có công với cách mạng ở địa phương. - Một số tiết mục văn nghệ. - Giấy, bút. b- Về tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm: hướng dẫn học sinh thống kê số gia đình có công với cách mạng ở địa phương, tên chủ gia đình, thành tích, công lao đóng góp của gia đình đối vớicách mạng, hoàn cảch của họ hiện nay, cần giúp gì đối với họ. - Cán bộ lớp: + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ theo địa bàn dân cư của lớp. + Phân công người điều khiển chương trình, thư ký, trang trí lớp. + Từng tổ phân công nhiệm vụ cho từng nhóm và cử người đại diện tổ tổng hợp, trình bày kết quả trước lớp. + Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. IV. Tiến hành hoạt động a- Khởi động b- Tiến hành * Báo cáo kết quả tìm hiểu về các gia đình có công với cách mạng ở địa phương. - Đại diện từng tổ lên trình bày. - Các tổ khác góp ý kiến trao đổi, hỏi thêm những điều chưa rõ. - Ngườiđiều khiển chương trình tổng kết. * Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng. - Báo cáo tổng hợp danh sách gia đình có công với cách mạng. - Phân loại các gia đình theo hoàn cảnh và yêu cầu giúp đỡ. - Tổ chức học sinh theo tổ (hoặc nhóm) tự nguyện giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng. - Từng tổ lập đề án giúp đỡ. + Tên các gia đình có công với cách mạng. + Hoàn cảnh của gia đình. + Mục tiêu cần đạt. + Những người thực hiện + Nội dung giúp đỡ. + Thời gian và kế hoach thực hiện. - Đại diện từng tổ báo cáo kế hoạch trước lớp. - Lớp góp ý bổ sung. - Người điều khiển chương trình tổng kết hoạt động * Văn Nghệ - Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ ca ngợi các anh hùng liệt sỹ. V. Kết thúc hoạt động: * Sinh hoạt lớp: + Sơ kết tuần - Sơ kết học kỳ1 cho các tổ xếp loại hạnh kiểm của các thành viên trong tổ. + Kế hoạch tuần tới - Nghỉ tết dương lịch. - Họp phụ huynh học sinh vào 2 giờ chiều 2/1/2009. - Học Ngày dạy 21/11/2008 Tiết 13: - Hoạt động 13: Tổ chức kỷ niệm ngày 20-11. I. Yêu cầu giáo dục - Kiến thức: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. - Kỹ năng: Biết ứng xử có văn hoá với thầy giáo, cô giáo. - Tư tưởng: Trân trọng biết ơn các thầy giáo, cô giáo. II. Nội dung và hình thức hoạt động a- Nội dung: - Vai trò và công ơn của các thầy giáo, cô giáo. - Những kỷ niệm sâu sắc của giáo viên và học sinh qua 4 năm học cấp THCS b- Hình thức hoạt động: - Chúc mừng thầy giáo, cô giáo. - Liên hoan văn nghệ. III. Chuẩn bị hoạt động a- Về phương tiện hoạt động - Lời chúc mừng tập thể thầy giáo, cô giáo. - Một số kỷ niệm sâu sắc của lớp, của tổ, cá nhân đối với các thầy giáo, cô giáo đã dạy trong 4 năm qua. - Vật liệu để trang trí và làm báo tường. b- Về tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm: + Thông báo nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 + Gợi ý cho học sinh các nội dung chính của hoạt động, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động cụ thể của học sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp. Học sinh: + Họp tổ chia nhóm thực hiện các công việc cụ thể. + Phân công người điều khiển chương trình, viết lời chức mừng. + Phân công nhóm làm báo tường, trang trí lớp. + Mời Ban giám hiệu, các thầy giáo cô giáo và ban phụ huynh học sinh. IV. Tiến hành hoạt động a- Khởi động b- Tiến hành - Chúc mừng các thầy giáo, cô giáo. - Đại diện của lớp đọc lời chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Chúc mừng tập thể thầy giáo, cô giáo đã dạy lớp trong 4 năm vừa qua. + Học sinh tặng hoa các thầy giáo, cô giáo. + Đại diện ban phụ huynh phát biểu ý kiến chúc mừng các thầy giáo, cô giáo. + Thầy giáo, cô giáo phát biểu ý kiến. * Văn Nghệ - Người điều khiển văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ do các tổ đã chuẩn bị sẵn. - Học sinh phát biểu cảm tưởng về những kỷ niệm của mình về các thầy giáo, cô giáo trong 4 năm qua. - Người điều khiển chương trình đại diện cho cả lớp phát biểu ý kiến bày tỏ lòng biết ơn tập thể thầy giáo, cô giáo đã dạy trong 4 năm cấp THCS. V. Kết thúc hoạt động: * Sinh hoạt lớp: + Sơ kết tuần - Giáo viên tổng kết đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. - Động viên những học sinh đã đạt kết quả cao trong đợt thi đua vừa qua. - Nhận xét về việc thực hiện nề nếp và ý thức học tập của học sinh. - Phân công trực nhật. + Kế hoạch tuần tới - Tiếp tục giữ vững nề nếp, kỷ cương trong và ngoài giờ. - Học và làm bài tập đầy đủ. - Dự lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 vào 7.30’ ngày 20/11. Ngày dạy 28/11/2008 Tiết 14 - Hoạt động 14: biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20-11. I. Yêu cầu giáo dục - Kiến thức: Nhận thức sâu sắc ý nghĩa về giá trị của truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng hoạt động tập thể. - Tư tưởng: Tích cực tham gia và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật. II. Nội dung và hình thức hoạt động a- Nội dung - Một số tác phẩm nghệ thuật về người giáo viên. - Sáng tác tự biên, tự diễn của học sinh. b- Hình thức hoạt động - Liên hoan văn nghệ - Triển lãm III. Chuẩn bị hoạt động a- Về phương tiện hoạt động - Một số bài hát, bài thơ hoặc tiểu phẩm. - Các tư liệu học sinh sưu tầm được. - Tập san của lớp. - Báo tường của lớp. b- Về tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm: gợi ý các nội dung chính trong hoạt động (văn nghệ và triển lãm) giúp học sinh định hướng về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để hoàn thành công việc đó. - Học sinh: + Các tổ đăng ký các tiết mục biểu diễn. + Cán bộ lớp sắp xếp các nội dung cụ thể ( các tiết mục văn nghệ cần đa dạng về thể loại, xen kẽ với các tiết mục tự biên, tự diễn) + Luyện tập văn nghệ. + Phân công thu thập các thành tích để trưng bày trong triển lãm (thành tích học tập cụ thể của lớp, tổ, các cá nhân suất sắc), các tư liệu sưu tầm về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam, các tác phẩm nghệ thuật ca ngợi truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, hình ảnh về các giáo viên tiêu biểu, tập san và báo tường của lớp. + Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí lớp, mời đại biểu tham dự. IV. Tiến hành hoạt động a- Khởi động + Người điều khiển chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình biểu diễn mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. b- Tiến hành Người điều khiển chương trình mời các đại biểu tham quan các sản phẩm (thành tích hoạt động trong tháng 11 của học sinh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11). -Triển lãm được trưng bày theo 3 khu vực chính. + Thành tích học tập của lớp. + Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. + Hình ảnh người giáo viên nhân dân. + Mời đại biểu phát biểu ý kiến. * Văn Nghệ Người điều khiển chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ biểu diễn. V. Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm tuyên dương tinh thần tham gia của các em. * Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tình hình học tập cũng như các nề nếp như truy bài, thể dục giữa giờ, . - Một số học sinh còn thiếu bài tập về nhà, trong lớp còn mất trật tự, Trực nhật còn xách nước muộn. Phân công trực nhật tuần tới. Kế hoạch tuần tới - Tiếp tục giữ vững nề nếp, kỷ cương trong và ngoài giờ. - Học và làm bài tập đầy đủ. - Chuẩn bị ôn tập tốt để thi học kỳ I.

File đính kèm:

  • docchu diem thang 11(9E).doc