I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được đội ngũ cán bộ lớp có vai trò gì ?
- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung:
- Tổ chức bầu cán bộ lớp.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyền thống của trường.
2. Hình thức:
- Nghe báo cáo, thảo luận.
- Xây dựng phương hướng.
- Bỏ phiếu bầu cán bộ lớp.
38 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp.
- Đề nghị từng cá nhân, từng tổ hãy tự xây dựng cho mình kế hoạch hành động để tăng cường tình đàon kết hữu nghị trong lớp.
_____________________________________________________
Tiết 31: Hát mừng ngày chiến thắng 30- 4
I. Mục tiêu:
- ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
- Có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Luyện tập các kỹ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể.
II. Nội dung và hình thức:
1- Nội dung:
- Những tấm gương quên mình vì độc lapạ của nước nhà.
- Truyền thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta.
- ý nghĩa ngày 30 – 4.
2- Hình thức:
- Biểu diễn hát, múa.
- Kể chuyện, ngâm thơ.
III. Chuẩn bị:
1- Phương tiện:
- Một số bài hát, điệu múa, câu chuyện, bài thơ có liên quan đến nội dung của hoạt động.
- Các trang phục biểu diễn.
2- Tổ chức:
- Mỗi học sinh chuẩn nị 1 – 2 tiết mục văn nghệ
- Các tổ xây dựng chương trình biểu diễn.
- Cử người điều khiển chương trình.
- Phân công trang trí lớp.
IV. Tiến hành hoạt động.
Người điều khiển chương trình cho lớp hát tập thể.
- Mời cá nhân lên biểu các tiết mục văn nghệ hoặc đọc thơ, kể chuyện mà các bạn đã chuẩn bị
- Cho lớp hát tập thể.
- Hát tập thể.
- Tuyên bố lý do
- Giới thiệu đại biểu.
- Các bạn lần lượt biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị theo đúng nội dung chương trình.
- Sau mỗi tiết mục văn nghệ có sự cổ vũ của các bạn dưới lớp.
- Hát tập thể bài hát: Như có Bác trong ngày vui đại thắng.
V. Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét về ý thức chuẩn bị của học sinh, về tinh thần tham gia hoạt động này.
- Rút ra những kinh nghiệm tốt cho lần tổ chức hoạt động tiếp.
_______________________________________________________
Tiết 32: Hội vui học tập
I. Mục tiêu:
- Thi đua học tập trong tháng cuối năm để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kỳ II.
- Biết thêm được cách thức mới trong học tập ôn thi học kỳ.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập.
II. Nội dung và hình thức.
1- Nội dung:
- Kiến thức của một số môn học mà kết quả đạt được chưa cao hoặc một số môn học do lớp quết định chọn để đưa vào hoạt động ôn tập.
2- Hình thức:
- Thi giải câu đố, thi giải nhanh bài tập, tình huống ứng xử, sự kiện lịch sử của dân tộc.
- Hoạt động theo đội, nhóm.
III. Chuẩn bị:
1- Phương tiện:
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố, KT tình huốg ... phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng.
- Phần thưởng.
2- Tổ chức:
- Lựa chọn những môn học sẽ được đưa vào danh sách để xây dựng câu hỏi, KT, tình huống ... định hướng cả lớp vào việc chuẩn bị ND cho hoạt động “Hội vui học tập”.
- Tập hợp một số học sinh khá - giỏi của lớp để xây dựng câu hỏi bài tập tình huống.
- Thông qua GVCN để xin ý kiến, GV bộ môn nhằm hoàn thiện nội dung các câu hỏi, bài tập đó, đồng thời giúp học sinh đáp án trả lời.
- Hình thành nhóm dự thi.
- Cử ban giám khảo.
- Cử người dẫn chương trình.
IV. Tiến trình hoạt động.
Người dẫn chương trình lớp hát tập thể và tuyên bố lý do.
Người dẫn chương tình cho lớp thi giải câu đố.
Ra lệnh bắt đầu thi
- Ban giám khảo đánh giá cho điểm các nhóm.
- Ban giám khảo công bố điểm của các nhóm.
- GVCN thay mặt lớp trao thưởng cho đội chiến thắng.
- Người dẫn chương trình cho các bạn tham gia văn nghệ đã chuẩn bị
- Tập thể lớp hát.
- Tuyên bố lý do
- Giới thiệu đại biểu
- Nội dung hoạt động.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm một câu hỏi, đọc to cho các nhóm khác cùng nghe.
- Các nhóm thực hiện trong 1 phút. nhóm nào giơ tay trước nhóm đó trả lời đầu tiên. Nếu không trả lời được hoặc trả lời sai thì các nhóm khác có quyền trả lời thay. Điểm số chỉ được tính cho nhóm nào trả lời đúng.
- Các nhóm nghe thông báo kết quả
- Các nhóm nhận phần thưởng.
- Hát tập thể
V. Kết thúc hoạt động:
- GVCN nhạn xét hoạt động, kết quả chuẩn bị.
- Hướng dẫn chuẩn bị cho hoạt động sau.
Chủ điểm tháng 5: Bác Hồ kính yêu
Tiết 33: 5 điều bác hồ dạy thiếu nhi.
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu rõ:
- Hiểu rõ hơn 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
- Có thái độ tích cự thực hiện 5 điều Bác dạy thể hiện trong học tập và rèn luyện hằng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
1- Nội dung:
- 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
- Những ví dụ thực tế về gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
2- Hình thức:
- Thi giữa các tổ học sinh.
- Biểu diễn văn nghệ.
III. Chuẩn bị:
1- Phương tiện:
- Tư liệu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
- Một vài gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
2- Tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm cùng đội ngũ cán bộ lớp họp bàn xây dựng kế hoạch thực hiện.
+ Phân công tổ chuẩn bị ý kiến của mình về 5 điều Bác dạy.
+ Xây dựng chương trình cuộc thi.
+ Cử Ban giám khảo.
+ Một số tiết mục văn nghệ.
IV. Tiến hành hoạt động.
Cho lớp hát tập thể
Người dẫn chương trình công bố lý do hoạt động, giới thiệu đại biểu và ban giám khảo.
Người dẫn chương trình mời lần lượt các tổ lên trình bày ý kiến của tổ mình.
Ban giám khảo chấm điểm cho từng đội theo thang điểm 5 bậc, với những tiêu chuẩn như sau:
+ Nhanh nhẹn, mạnh dạn - 1điểm.
+ Trình bày to, rõ ràng, lưu loát – 2 điểm
+ Đạt được nhiều kết quả tốt – 2điểm.
Người dẫn chương trình cho xen kỹ các tiết mục văn nghệ.
- Kết thúc cuộc thi Ban giám khảo công bố kết quả của từng tổ.
Hát tập thể bài hát về Bác.
- Nghe người dẫn chương trình tuyên bố lý do và đại biểu, Ban giám khảo.
- Các tổ trình bày ý kiến của mình về 5 điều bác Hồ dạy, đồng thời giới thiệu thành tích của tổ đạt được trong năm học.
- Dưới lớp các cá nhân đã được chuẩn bị các tiết mục văn nghệ lên trình bày.
- Các tổ nghe công bố kết quả.
V. Kết thúc hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp đánh giá chung về ý thức, chất lượng tham gia sưu tầm, thi đua theo 5 điều Bác Hồ dạy của các tổ.
- Động viên học sinh phấn đấu rèn luyện theo những lời dạy của Bác.
________________________________________________
Tiết 34: Bác Hồ với thiếu nhi; thiếu nhi với Bác Hồ.
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, về những quan tâm đặc biệt của bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc.
- Tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác.
- Rèn luyện một số kỹ năng tham gia hoạt động như trình bày ý kiến, lắng nghe ý kiến của bạn...
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1- Nội dung:
- Những tình cảm đặc biệt mà Bác dành cho thiếu nhi.
- Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
2- Hình thức:
- Trao đổi thảo luận.
- Vui văn nghệ.
III. Chuẩn bị.
1- Phương tiện:
- Những câu chuyện, những bài thơ, bài hát về Bác.
- ảnh Bác.
2- Tổ chức:
- Giáo viên xây dựng câu hỏi và định hướng để học sinh có ý thức chuẩn bị phát biểu trước lớp.
- Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề .
- Phân công trang trí.
- Cử người dẫn chương trình.
- Mời đại biểu.
- Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ, câu chuyện ca ngợi Bác Hồ.
IV. Tiến hành hoạt động:
Người dẫn chương trình cho lớp hát tập thể, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
Người dẫn chương trình cho lớp thảo luận chung.
Trong quá trình thảo luận giáo viên có thể cùng trao đổi và nêu ý kiến của mình những vấn đề mà các em chưa thống nhất hoặc khơi gợi vấn đề để học sinh thảo luận.
Các ý kiến thảo luận được ghi thành biên bản và đọc lại cho cả lớp nghe để cùng nhau thống nhất.
Người dẫn chương trình cho học sinh cả lớp vui văn nghệ.
Người dẫn chương trình cho lớp hát tập thể để kết thúc buổi thảo luận.
- Lớp hát tập thể.
- Lớp tham gia thảo luận các câu hỏi về chủ đề đã được chuẩn bị. Các em có thể kể chuyện, hát và tiến hành trao đổi thảo luận một vấn đề mà giáo viên chủ nhiệm đã gợi ý lựa chọn.
- Học sinh dưới lớp lần lượt trình bày các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị trước.
- Lớp hát tập thể bài Hoa thơm dâng Bác.
V. Kết thúc hoạt động:
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung về ý thức tham gia của các thành viên trong lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh phấn đấulàm theo tấm gương của Bác.
______________________________________________________
Tiết 35: Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày sinh nhật Bác
I. Mục đích: Giúp học sinh
- Biết thêm nhiều bài hát, bài thơ về Bác Hồ để bổ sung vốn hiểu biết của mình.
- Rèn kỹ năng tham gia hoạt động văn nghệ với yêu cầu cao hơn, có tính nghệ thuật hơn.
- Tích cực rèn luyện các kỹ năng hoạt động tập thể.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1- Nội dung:
- Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ.
- Tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu thi.
2- Hình thức:
- Biểu diễn văn nghệ.
- Thi hát liên khúc.
III. Chuẩn bị:
1- Phương tiện:
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác.
- Một vài hình ảnh về cuộc đời của Bác.
2- Tổ chức:
- Thi hát theo tổ.
- Biểu diễn cá nhân.
IV. Tiến hành hoạt động:
Người dẫn chương trình lên khởi động.
Cho lớp hát tập thể, giới thiệu đại biểu, tuyên bố lý do.
Người dẫn chương trình cho hát thi theo tổ.
- Ban giám khảo công bố điểm thi kết thúc phần thi của các tổ.
- Người dẫn chương trình cho cá nhân lên trình bày.
- Người dẫn chương trình khéo léo động viên để nhiều bạn tham gia.
- Ban giám khảo công khai điểm.
- Ban giám khảo công bố điểm của từng bổ và phát phần thưởng cho các tổ đạt giải.
- Cả lớp hát tập thể.
- Nội dung – thể lệ cuộc thi.
- Thành phần Ban giám khảo.
- Đại diện các tổ lên hái hoa, đọc tên bài hát (bài thơ) mời cả tổ lên trình bày.
- Lần lượt từng tổ lên trình bày.
- Các cá nhân dưới lớp xung phong lên bảng biểu diễn, nếu không xung phong thì người dẫn chương trình chỉ định một vài bạn trình bày bài hát của mình.
- Tổng số điểm của các tổ bao gồm điểm cá nhân và điểm tập thể. Các tổ nghe thông báo kết quả.
V. Kết thúc hoạt động:
- Cho lớp hát bài hát tập thể quen thuộc, vui tươi.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét buổi hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm rút kinh nghiệm, động viên toàn lớp chuẩn bị cho một kỳ nghỉ hè vui vẻ, khoả mạnh.
File đính kèm:
- HDGD GGLL 9.doc