Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 (Cả năm)

 1. Mục tiêu:

1.1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

 - Hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị.

- Hiểu biểu hiện, ý nghĩa của sống giản dị.

1.2. Kĩ năng:

- Học sinh tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong,cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người.

- Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

 

doc105 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 (Cả năm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa vụ quân sự, quản lí hộ khấu, hộ tịch ở địa phương + Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản nhà nước, bảo vệ quyền lợi của nhân dân III. Bài tập: 4.4/ Củng cố và luyện tập. GV: Treo bài tập lên bảng. * Xác định nhiệm vụ nào sau đây thuộc về HĐND và UBND xã (phường, thị trấn): 1. Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng địa phương. 2. Giám sát thực hiện nghị quyết của HĐND xã. 3. Quản lí hành chính ở địa phương. 4. Tuyên truyền giáo dục pháp luật. 5. Thi hành pháp luật. 6. Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương. HS: - Nhiệm vụ của HĐND xã: 1,2. - Nhiệm vụ của UBND xã: 3,4,5,6. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Kết luận toàn bài. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: * Bài cũ: + Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 60-62. * Bài mới: - Chuẩn bị bài 18: “Bộ máy nhà nước cấp cơ sở” (TT). + Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm của nhân dân đối với BMNN ở địa phương + Xem trước nội dung bài học và bài tập còn lại SGK trang 61-62. 5/ Rút kinh nghiệm: Baøi 4 -Tieát 4 Tuaàn daïy : 4 Bài 4: ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT 1. Mục tiêu : 1.1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu thế nào là đạo đức, kỉ luật. - Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. - Ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỉ luật. 1.2. Kĩ năng: - Biết tự đánh giá, xem xét hành vi của mình, cộng đồng theo chuẩn mực đạo đức, kỉ luật. 1.3.Thái độ: - Học sinh có ý thức tôn trọng kỉ luật và phê phán thói tự do vô kỉ luật. 2. Troïng taâm : thế nào là đạo đức, kỉ luật . Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: - Hình ảnh học sinh góp tiền giúp đỡ trẻ em tàn tật; Bảng phụ. 3.2. Học sinh: - Bảng phụ, bút dạ; Ca dao, tục ngữ về đạo đức và kỉ luật. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức vaø kieåm dieän : - Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra mieäng : Câu 1. Hành vi nào sau đây biểu hiện tính tự trọng? (3 điểm) a. Không trung thực, dối trá. c. Nói năng lịch sự. b. Sống buông thả. d. Bắt nạt người khác. HS: Chọn câu c. Câu 2. Tự trọng là gì ? Tự trọng có ý nghĩa như thế nào? (7ñ) HS: - Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với chuẩn mực XH. Ý nghĩa: Là phẩm chất đạo đức cao quý.Giúp con người có nghị lực, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân và được mọi người tôn trọng, quý mên GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3 Bài mới: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Giới thiệu bài GV: Đưa TH một HS vào lớp trễ. GV: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn HS trong TH trên? HS: Vi phạm đạo đức và kỉ luật. GV: Nhận xét dẫn vào bài mới GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào? HS: Trả lời 3 phần chính của bài GV: Chuyển ý. - Họat động 2: Tìm hiểu truyện . HS: Đọc truyện . GV: Kỉ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như thế nào? HS: Huấn luyện kĩ thuật, đảm bảo an toàn, dây bảo hiểm GV: Khó khăn trong nghề nghiệp của anh Hùng là gì? HS: Dây điện, biển quảng cáo, có lệnh của công ty GV: Việc làm nào của anh Hùng thể hiện kỉ luật lao động và quan tâm đến mọi người? HS: Không đi muộn về sớm, giúp đỡ đồng đội GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Qua truyện đọc, em cho biết anh Hùng là người có đức tính gì? HS: Anh Hùng là người có đạo đức và có kỉ luật.. - Họat động 3: Liên hệ thực tế. GV: Hãy kể những việc em hoặc các bạn em đã làm thể hiện đạo đức và kỉ luật? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, chuyển ý. - Họat động 4: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút) HS:Thảo luận và trình bày kết quả. Nhóm 1, 2: Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sông? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét chốt ý. Nhóm 3,4: Kỉ luật là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sông? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 5, 6: Để trở thành người có đạo đức vì sao chúng ta phải tuân theo kỉ luật? HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, chốt ý. * Cho HS quan sát tranh HS góp tiền giúp trẻ em tàn tật. GV: Nêu suy nghĩ của em về việc làm của các bạn HS. HS: Trả lời GV: Giải thích câu tục ngữ: “Muốn tròn phải có vuông, muốn vuông phải có thước”. HS: Trả lời GV: Nhận xét. GV: Thực hiện đạo đức và kỉ luật giúp ta điều gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, kết luận bài học. GV: hướng dẫn HS làm bài tập c SGK/14 HS: Đọc và trả lời bài tập GV: Nhận xét, cho điểm. I. Truyện đọc:“Một tấm gương tận tụy vì việc chung”. II.Nội dung bài học: 1.Đinh nghĩa: - Đạo đức là những quy định, chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc, với tự nhiên, môi trường sống, được mọi người ủng hộ và tự giác tuân theo. - Kỉ luật là quy định chung của tập thể, xã hội, mọi người phải tuân theo 2. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật: - Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật - Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. 3. Ý nghĩa: - Thực hiện đạo đức, kỉ luật giúp ta thoải mái, được mọi người tôn trọng, quý mến. III.Bài tập - Đáp án bài tập c + Ý 1: Em không đồng ý. Vì: Tuấn nghỉ có báo cáo. + Ý 2: Giải pháp giúp đỡ Tuấn: Quyên góp, tìm việc làm 4.4/ Caâu hoûi,ø baøi taäp cuûng coá . GV: Em hãy nêu hành vi trái ngược với đạo đức và kỉ luật của HS hiện nay? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm GV: Kết luận tòan bài. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : * Bài cũ: + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 14. + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 14. * Bài mới: - Chuẩn bị bài 5: “Yêu thương con người” + Đọc truyện, trả lời câu hỏi SGK/15 + Xem trước nội dung bài học và bài tập SGK/15,16. + Tìm ca dao, tục ngữ, tranh ảnh về yêu thương con người 5/ Rút kinh nghiệm: THÖÏC HAØNH NGOAÏI KHOÙA CHUÛ ÑEÀ VEÀ XAÂY DÖÏNG NEÁP SOÁNG VAÊN HOÙA ÔÛ ÑÒA PHÖÔNG 1. Mục tiêu bài học : a. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu sâu hơn các vấn đề về đạo đức, các vấn đề xảy ra ở địa phương, phát huy khả năng hòa nhập, tư duy, nắm bắt thực tế của HS. Bồi dưỡng HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. b. Kĩ năng: - Học sinh biết cách cư xử đúng, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. c.Thái độ: - Tôn trọng và có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, kỷ luật, học tập của bản thân. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: - Hình ảnh HS lễ phép với cô giáo. - Bảng phụ. b. Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ. - Ca dao, tục ngữ, câu chuyện, tấm gương về nội dung thực hành. 3. Phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết tình huống, sắm vai... 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: - Kiểm diện học sinh. 4.2 Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Trong giờ sinh hoạt lớp, Tâm lấy truyện ra đọc. Lớp trưởng nhắc tâm phải tôn trọng kỉ luật tập thể, Tâm tỏ ý không bằng lòng và cho rằng mình bị mất quyền tự do. Em có đồng ý với Tâm không? Vì sao? (10 điểm) HS: - Không đồng ý với Tâm. - Vì: Tôn trọng kỉ luật là đảm bảo tự do cho mỗi người, nếu không tôn trọng kỉ luật sẽ mất tự do của bản thân và ảnh hưởng tới người khác GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3 Giảng bài mới: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Giới thiệu bài GV: Giới thiệu cho HS biết nội dung, cách thức thực hiện tiết thực hành. GV: Chuyển ý. - Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Chia nhóm thảo luận: (4 phút) HS: Thảo luận và trình bày kết quả. Nhóm 1: Em hãy nêu những việc làm có tính kỉ luật, đạo đức và thiếu tính kỉ luật, đạo đức của học sinh hiện nay, nêu tác hại của những việc làm đó. HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 2: Khi đi trên xe đò, có một cụ già phải đứng vì hết ghế ngồi. Em sẽ ứng xử như thế nào khi gặp tình huống trên? Vì sao em ứng xử như vậy? Em có ý kiến gì khi có người không nhường ghế? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 3: Hãy nêu những việc làm của học sinh hiện nay thể hiện tôn sư trọng đạo và chưa tôn sư trọng đạo. Em rút ra bài học gì từ những việc làm đó? HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 4: Một số HS có việc làm: cười đùa, phá rối, không chép bài, nói leo trong giờ học, nói tục, cãi lại thầy cô giáoEm có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn đó? Nếu trong lớp em có bạn như vậy em sẽ ứng xử như thế nào? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. *Cho học sinh quan sát hình ảnh HS lễ phép với giáo viên HS: Nêu nhận xét của mình. - Họat động 6 : Liên hệ thực tế. GV: Các nhóm có thể liên hệ với bản thân đưa ra những tình huống theo nội dung các câu trên. HS: Tự liên hệ bản thân mình. GV: Nhận xét, nhấn mạnh các ý chính. I. Nội dung bài học : Đáp án: Câu 1: Nêu việc làm: - Có tính kỉ luật, đạo đức: đi học đúng giờ, lễ phép với thầy cô giáo.. - Thiếu tính kỉ luật, đạo đức: đi học trễ, vô lễ với giáo viên - Tác hại: ảnh hưởng tới học tập, rèn luyện đạo đức, tới gia đình Câu 2: + Cách ứng xử: - Nhường ghế cho cụ già. - Vì đó là cách ứng xử đúng, phù hợp với đạo lí, thể hiện con người lịch sự, kính trên, nhường dưới Câu 3: - Việc làm của học sinh hiện nay thể hiện tôn sư trọng đạo:học giỏi, lễ phép - Việc làm chưa tôn sư trọng đạo: nói leo, chửi thề, không ghi bài, học bài - Bài học: + Phải coi trọng và làm theo những điều tốt đẹp mà thầy cô giáo đã dạy cho mình + Những việc làm đó là chưa tốt, trái với đạo đức. Cần phê phán, lên án, đấu tranh với những việc làm như vậy Câu 4: - Nhận xét: việc làm của các bạn đó là sai, không tôn trọng thầy cô giáo, vi phạm nội quy nhà trường, kết qủa học tập kém, làm ảnh hưởng tới các bạn khác - Em sẽ ứng xử: góp ý, phê bìnhđể bạn ấy sửa chữa; gần gũi, giúp đỡ bạn học tập 4.4/ Củng cố và luyện tập. GV: Mỗi nhóm thực hiện một tình huống đã chuẩn bị: sắm vai, kể chuyện. HS: Trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Kết luận tòan bài. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: * Bài cũ: + Học bài kết hợp sách giáo khoa và sách tình huống. + Làm các bài tập sách giáo khoa, sách tình huống ở các bài đã thực hành. * Bài mới: - Chuẩn bị tiết ôn tập học kì I. + Ôn nội dung các bài: từ bài 1 đến bài 11. + Tìm ca dao, tục ngữ, câu chuyện liên quan đến các bài ôn tập 5/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGDCD 7Tayninhok.doc
Giáo án liên quan