I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC.
Giúp học sinh:
- Hiểu về truyền thống tốt đẹp của nhà trường và những thành tích của lớp
- Phấn khới tự hào và trân trọng truyền thống của trường, của lớp.
- Có thói quen tự giác chấp hành đúng nội quy, kỷ luật của trường, của lớp. Ra sức học tập, rèn luyện để bảo vệ và vun đắp truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
Ngày 6/9/2008
TIẾT 1: BẦU CÁN BỘ LỚP.
1. Yêu cầu giáo dục:
- Học sinh hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong học tập, rèn luyện.
- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau 1 năm học.
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới.
b. Hình thức:
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bầu bằng phiếu hoặc biểu quyết.
3. Chuẩn bị hoạt động.
a. Về phương tiện hoạt động:
- Báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học vừa qua.
- Phiếu bầu.
- Một số tiết mục văn nghệ.
b. Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp hội ý:
- Đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua và thống nhất chương trình hoạt động.
- Phân công người điều khiển, người viết và báo cáo kết quả, thư kí.
- Dự kiến ban kiểm phiếu.
- Phân công chuẩn bị văn nghệ, trang trí lớp.
4. Tiến hành hoạt động: Hát tập thể: Vui bước tới trường (Nghiêm Bá Hồng).
43 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên Lớp 6 - Năm học 2008-2009 - Bùi Minh Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng với BGK.
Mời đại diện từng tổ lên hái hoa, mỗi bông hoa là 1 câu hỏi như:
+ Em hiểu như thế nào về đoàn kết hữu nghị.
+ Cần phải làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ?
Toàn lớp trao đổi, thảo luận, bổ xung câu trả lời của từng tổ.
Xen kẽ là các bài hát, câu chuyện.....
GV tổng kết, đưa ra các thông tin cơ bản, cần thiết cho hoạt động này.
BGK tổng kết kết quả.
Kết thúc hoạt động:
Nhận xét chung về tinh thần tham gia của lớp.
Ngày / / 2006
Tuần iii: Hoạt động 3:
Hát mừng ngày chiến thắng 30 - 4
Mục tiêu: Giúp học sinh:
ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước.
Có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng, biết ơn cha anh đã hi sinh.
Luyện tập các kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Những tấm gương hi sinh quên mình vì độc lập của nước nhà.
Truyền thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta.
ý nghĩa quan trọng của ngày 30/ 4.
Hình thức:
Biểu diễn múa, hát.
Kể chuyện, đọc (hoặc ngâm) thơ ....
Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện:
Một số bài hát, múa, câu chuyện ... có liên quan đến hoạt động.
Trang phục biểu diễn.
Tổ chức:
Mỗi tổ chuẩn bị từ 2 đến 4 tiết mục văn gnhệ và có kế hoạch tập luyện.
Cán bộ lớp tập hợp các tiết mục văn nghệ để từ đó xây dựng chương trình biểu diễn.
Cử người điều khiển chương trình (Hương).
Phân công trang trí lớp.
Tiến trình hoạt động:
Người điều khiển nêu lí do, giới thiệu đại biểu.
Trình diễn các tiết mục văn nghệ.
Kết thúc hát tập thể bài : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
Kết thúc hoạt động:
Nhận xét về ý thức chuẩn bị, tinh thần tham gia.
Rút kinh nghiệm cho lần tổ chức hoạt động tiếp theo.
Ngày / /2006
Tuần iV: Hoạt động 4:
Hội vui học tập
Yêu cầu: Giúp học sinh:
Ôn luyện những kiến thức của các môn học, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối năm học, là dịp để các em trao đổi kinh nghiệm học tập.
Rèn luyện kĩ năng hoạt động tập thể của cá nhân.
Có thái độ và hứng thú với các hoạt động của Hội vui học tập.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Kiến thức các môn học.
Phương pháp học tập và cách ôn tập cho kì thi cuối năm.
Hình thức:
Thi trả lời nhanh.
Văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện:
Phiếu các câu hỏi của các môn học khác nhau
Phần thưởng (nếu có).
b. Tổ chức:
GVCN :
+ Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức hoạt động này. Trao đổi thống nhất chọn những môn học mà lớp còn yếu để xây dựng hệ thống câu hỏi.
+ Liên hệ với giáo viên bộ môn để cung cấp 1 số câu hỏi ôn tập cụ thể.
+ Định hướng cho học sinh nội dung ôn tập của những môn học này.
Học sinh:
+ Cán bộ lớp họp bàn kế hoạch thực hiện, phân công công việc cho cụ thể, chuẩn bị đáp án, xây dựng chương trình......
+ Từng tổ họp phân công cho từng thành viên, cử 2 người tham gia.
+ cử BGK, người điều khiển chương trình.(Thành , Nhài , Thuỷ)
+ Cử người mời GV bộ môn.
+ Phân công trang trí lớp.Việt
4. Tiến hành hoạt động:
Bàn ghế kê theo hình chữ U, phía trước là bàn của BGK, bên cạnh là bàn của các đội dự thi.
Người điều khiển tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời BGK lên làm việc.
Hoạt động thi trả lời nhanh.
+ Người điều khiển mời các đội dự thi ngồi vào vị trí của mình.
+ BGK nêu yêu cầu, nội dung thi và cách thức thi.
Yêu cầu: Mỗi câu hỏi chỉ trả lời trong 2 phút, khi trình bày phải nói to, rõ ràng.
Nội dung thi: Là những nội dung ôn tập đã được định hướng chuẩn bị.
Cách thức thi: Người điiêù khiển rút 1 trong các câu hoỉ đặt ở bàn, ở BGK đọc to để các đội cùng suy nghĩ trong 1 phút. Khi có hiệu lệnh thì đội nào giơ tay trước được trả lời, nếu trả lời không rõ ràng, mạch lạc thì đội khác được trả lời. Điểm sẽ ghi cho đội trả lời đúng. Nếu các đội thi không trả lời được thì mời “khán giả” của lớp trả lời.
BGK theo dõi và đánh giá điểm.
Kết thúc cuộc thi BGK công bố điểm.
Tuyên dương hoặc phát thưởng.
5. Kết thúc hoạt động:
Nhận xét tinh thần tham gia của lớp và kết quả đạt được.
Nhắc nhở và động viên ôn tập tốt hơn.
III. đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm
Học sinh tự đánh giá:
Qua các hoạt động, em thu hoạch được những gì?
Em hãy tự đánh giá, xếp loại bản thân về tinh thần, thái độ và kết quả tham gia:
Tốt Khá Trung bình Yếu
Tổ học sinh đánh giá, xếp loại:
Tốt Khá Trung bình Yếu
Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại:
Tốt Khá Trung bình Yếu
Ngày / /2006
Chủ điểm tháng 5
Bác hồ kính yêu
i. Mục tiêu giáo dục.
Giúp học sinh:
Nâng cao hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu đối với dân tộc, đặc biệt là tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng, sự quan tâm chỉ bảo của Bác đối với tổ chức Đội.
Kính trọng và yêu quý Bác Hồ, có thái độ tích cực trong việc phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
Có thói quen rèn luyện thường xuyên theo 5 điều Bác Hồ dạy.
II. Các hoạt động cụ thể.
Tuần 1: Hoạt động 1:
5 điều bác hồ dạy thiếu nhi
1. Yêu cầu: Giúp học sinh:
Hiểu rõ hơn 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
Có thái độ tích cực thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy: thể hiện trong học tập và rèn luyện hàng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
Những VD thực tế về gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Hình thức:
Thi giữa các tổ học sinh.
Biểu diễn văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động.
a. Về phương tiện hoạt động:
Tư liệu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
Một vài gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
b. Về tổ chức:
GVCN giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, Đội tổ chức hoạt động này.
Học sinh:
+ Đội ngũ cán bộ lớp, Đội họp bàn kế hoạch, phân công từng tổ chuẩn bị ý kiến, XD chương trình cuộc thi, cử BGK. ...
+ Từng tổ họp bàn nội dung 5 điều Bác Hồ dạy.
+ Một số tiết mục văn nghệ.
+ Chuẩn bị trang trí lớp.
Tiến hành hoạt động:
Nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu và BGK.
Từng tổ lên trình bày ý kiến về 5 điều Bác Hồ dạy, giới thiệu những thành tích của tổ đạt được trong năm học.
BGK chấm theo thang điểm 5 bậc với những tiêu chuẩn sau:
+ Nhanh nhẹn, mạnh dạn: 1 Đ.
+ Trình bày to, rõ ràng, lưu loát: 2Đ.
+ Đạt được nhiều kết quả tốt trong việc thực hiện: 2 Đ.
Xen kẽ cuộc thi là các tiết mục văn nghệ hát về Bác.
Kết thúc cuộc thi BGK công bố kết quả.
Phát thưởng (nếu có).
5. Kết thúc hoạt động:
Đánh giá chung về ý thức, chất lượng sưu tầm và thi của các tổ.
Động viên học sinh phấn đấu, rèn luyện theo lời dạy của Bác.
Ngày / / 2006
Tuần II: Hoạt động 2:
Bác hồ với thiếu nhi – thiếu nhi với bác hồ
Yêu cầu: Giúp học sinh:
Có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, về những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác bận trăm công nghìn việc.
Tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác.
Rèn luyện 1 số kĩ năng tham gia hoạt động như trình bày ý kiến, lắng nghe ý kiến của bạn.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Những tình cảm đặc biệt mà Bác dành cho thiếu nhi.
Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Hình thức.
Trao đổi, thảo luận.
Vui văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện:
Những câu chuyện có nội dung cảm động, những bài thơ, bài hát về Bác có liên quan đến hoạt động.
ảnh Bác
Tổ chức:
Giáo viên xây dựng 1 vài câu hỏi và định hướng để học sinh có ý thức chuẩn bị phát biểu hoặc báo cáo trước lớp.
Học sinh suy nghĩ, thảo luận 1 vài vấn đề có liên quan đến chủ đề.
Phân công trang trí lớp.
Cử người điều khiển chương trình cùng GVCN.
Cử người mời đại biểu.
Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ ca ngợi Bác.
Tiến hành hoạt động:
+ Thảo luận chung: Dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình, toàn lớp tham gia các hoạt động: Kể chuyện, hát, trao đổi thảo luận về tình cảm và sự quan tâm của Bác với thiếu nhi.
Giáo viên có thể cùng trao đổi và nêu ý kiến của mình, có thể khơi gợi vấn đề để học sinh tự tìm hiểu khi thảo luận.
Các ý kiến của lớp ghi thành biên bản.
Kết thúc thảo luận, hát tập thể bài hát “Hoa thơm dâng Bác” và chuyển sang phần vui văn nghệ.
+ Vui văn nghệ:
Người điều khiển mời lần lượt các tiết mục văn nghệ lên trình diễn trước lớp.
Kết thúc hoạt động:
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung về ý thức tham gia của các thành viên.
Giáo viên động viên và chúc học sinh có 1 kì nghỉ hè bổ ích, lí thú.
Ngày / / 2006
Tuần iii: Hoạt động 3:
Hát về bác hồ kính yêu
Mục tiêu: Giúp học sinh:
Hiểu được công lao to lớn của Bác đối với dân tộc nói chung và đối với thiếu nhi nói riêng.
Tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ vĩ đại.
Tích cực rèn luyện các kĩ năng hoạt động tập thể.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Ca ngợi công lao to lớn của Bác.
Tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi.
Hình thức:
Biểu diễn văn nghệ.
Thi hát liên khúc.
Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện:
Các bài hát, câu chuyện về Bác.
Một vài hình ảnh về cuộc đời Bác.
Tổ chức:
GVCN lớp phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động.
Cán bộ lớp giao cho từng tổ chuẩn bị từ 3 đến 5 tiết mục văn nghệ.
Cán sự văn nghệ tập hợp các tiết mục đã đăng kí để xây dựng C.trình.
Cử BGK.
Tiến trình hoạt động:
Người điều khiển giới thiệu chương trình hoạt động và mời BGK lên làm việc.
Người điều khiển lần lượt mời các tổ lên biểu diễn tiết mục văn nghệ của mình.
Thi hát liên khúc giữa các tổ (hát 1 câu hoặc 1 đoạn bài hát nào đó về Bác).
Kết thúc cuộc thi BGK công bố kết quả.
Kết thúc hoạt động, toàn đội hát bài: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
Kết thúc hoạt động:
Người điều khiển nhận xét chung về ý thức tham gia.
Rút kinh nghiệm, động viên toàn lớp.
III. đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm
Học sinh tự đánh giá:
Qua các hoạt động của chủ điểm, em thu hoạch được những gì?
Em hãy tự đánh giá, xếp loại bản thân về tinh thần, thái độ và kết quả tham gia:
Tốt Khá Trung bình Yếu
Tổ học sinh đánh giá, xếp loại:
Tốt Khá Trung bình Yếu
Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại:
Tốt Khá Trung bình Yếu
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------***-------
Hoạt động ngoài giờ
Lớp 7b
Giáo viên : Hoàng Thị Dung
Trường THCS đoàn tùng
Năm học 2005 – 2006
File đính kèm:
- Bo SKKN hay.doc