Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên Lớp 12 - Chủ điểm hoạt động tháng 12: Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của quân và dân ta, xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Vũ Thị Định

1. GVCN:

- Định hướng hoạt động cho học sinh (thời gian trước 2 tuần để HS chuẩn bị);

- BCH chi đoàn và cán bộ lớp, tổ triển khai tới tổ viên, phân công tới từng thành viên.

- Phân công người dẫn chương trình.

- thành lập ban giám khảo: GVCN + lớp trưởng + bí thư chi đoàn.

- Kiểm tra công tác chuẩn bị lần cuối trước khi hoạt động chính thức.

- Chuẩn bị phần thưởng.

2. Học sinh:

- Hình thành 4 đội chơi theo tổ, phân công công việc chuẩn bị: tìm hiểu các thông tin để hoạt động. - Trang trí lớp.

- Cử người đại diện cho tổ (đội).

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên Lớp 12 - Chủ điểm hoạt động tháng 12: Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của quân và dân ta, xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Vũ Thị Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Khối 12 GV: Vũ Thị Định Chủ đề hoạt động tháng 12: THANH NIÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÂN VÀ DÂN TA, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC I/. MỤC TIÊU GIÁO DỤC Giúp học sinh: - Hiểu truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của quân dân ta. - Khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm bản thân đối với quê hương, đất nước. - Sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương. II/. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1. Ôn lại lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, lịch sử chống giặc ngoại xâm và truyền thống cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. 2. Sưu tầm ảnh, tư liệu lịch sử gắn liền với các chặng đường: - Cách mạng tháng 8 năm 1945 (Chiến sĩ cách mạng và nhân dân vùng lên giành chính quyền ngày 19/8) - Kháng chiến chống Pháp - Kháng chiến chống Mỹ. 3. Văn nghệ. Chủ đề: Hát về người lính – anh bộ đội cụ Hồ 4. Hùng biện. Chủ đề: Vai trò trách nhiệm của Thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. II/. CHUẨN BỊ 1. GVCN: - Định hướng hoạt động cho học sinh (thời gian trước 2 tuần để HS chuẩn bị); - BCH chi đoàn và cán bộ lớp, tổ triển khai tới tổ viên, phân công tới từng thành viên. - Phân công người dẫn chương trình. - thành lập ban giám khảo: GVCN + lớp trưởng + bí thư chi đoàn. - Kiểm tra công tác chuẩn bị lần cuối trước khi hoạt động chính thức. - Chuẩn bị phần thưởng. 2. Học sinh: - Hình thành 4 đội chơi theo tổ, phân công công việc chuẩn bị: tìm hiểu các thông tin để hoạt động. - Trang trí lớp. - Cử người đại diện cho tổ (đội). IV/. TIẾN TRÌNH 1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. 2. Thông qua nội dung hoạt động. 3. Mời BGK làm việc (Đại diện BGK thông qua thể lệ cuộc thi và thang điểm) Gợi ý Nội dung hoạt động cụ thể - thang điểm Phần 1. 1. Lớp cử 1 người (đại diện cho chi đoàn) đọc lời phát biểu với nội dung: ôn lại lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam và ý nghĩa của ngày Quốc phòng toàn dân. 2. Tốp ca hát bài: Hát mãi khúc quân hành. Phần 2. Phần thi hiểu biết về truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. ó 4 đội bốc thăm các gói câu hỏi, mỗi gói gồm 3 câu hỏi, suy nghĩ trả lời trong 15 giây/câu. Trả lời đúng mỗi câu sẽ được 5 điểm. Nếu trả lời sai, đội khác được quyền trả lời. (Hình thức: khi có hiệu lệnh của người dẫn chương trình, đội nào phất cờ nhanh hơn sẽ được quyền trả lời) ó Sau khi trả lời xong gói câu hỏi, tổ (đội) cử đại diện hát bài theo chủ đề Hát đúng chủ đề: 5 điểm, hát đúng nhạc, hay: 3 điểm, có trang phục phù hợp, diễn xuất tốt: 2 điểm. Phần 3. Thi sưu tầm ảnh tư liệu theo chủ đề. Yêu cầu: - Ảnh đẹp, rõ nét, đúng chủ đề. - Tổ (đội) cử đại diện thuyết minh Tính điểm: - Mỗi ảnh đạt yêu cầu: 1 điểm. - Tối đa: 10 ảnh. Nếu trên 10 ảnh: Thưởng theo thứ tự: ①: 2 điểm; ②: 1,5 điểm; ③: 1 điểm; ④ 0,5 điểm Nếu bằng nhau thì cộng tối đa 1 điểm cho 1 đội hoặc BGK cân nhắc cho phù hợp. Phần 4. Hùng biện. (Nếu có thời gian thì thực hiện) Hình thức: bốc thăm thứ tự trình bày. Tổ cử đại diện trình bày: thời gian trình bày tối đa 3 phút. Yêu cầu: - đúng chủ đề: 2 điểm. - Nội dung rõ ràng, sâu sắc: 5 điểm. - trình bày trôi chảy, lưu loát và có giọng điệu hùng hồn thiết tha: 3 điểm. BGK cân nhắc để cho điểm 1 cách linh hoạt. IV/. KẾT THÚC - BGK công bố kết quả. - GVCN nhận xét đánh giá. Một số câu hỏi tham khảo Gói 1: Câu 1. Khi mới thành lập, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam) có bao nhiêu chiến sĩ? Câu 2. Người chỉ huy đầu tiên của đội quân này là ai? Câu 3. Sau khi ra đời, Đội đã đánh thắng liên tiếp 2 trận ở đâu? Gói 2: Câu 1. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống cho hoàn chỉnh câu nói của Bác Hồ về Quân đội Nhân dân Việt Nam: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, (1) nào cũng hoàn thành, (2) nào cũng vượt qua, (3) nào cũng đánh thắng Câu 2. Tối 29/12/1946, thay mặt TW Đảng và Chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh ra 1 văn bản quan trọng. hãy cho biết tên của văn bản đó. Câu 3. Trong quá trình chiến đấu chống thực dân Pháp, Trung đoàn thủ đô chính thức được thành lập. Khẩu hiệu của Trung đoàn này gì? Gói 3: Câu 1. Chiến dịch Việt Bắc thu đông diễn ra năm nào? Có sự kiện gì diễn ra trên sông Lô? Câu 2. Chiến thắng của chiến dịch Việt Bắc thu đông đã làm phá sản chiến lược gì của thực dân Pháp? Câu 3. Tên tướng nào của Pháp đã bị quân ta bắt sống tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? Gói 4: Câu 1. Một phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở miền nam những năm 1959-1960 có tên gọi là gì? Câu 2. Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng lực lượng (phương tiện) gì? Câu 3. Xe tăng và bộ binh của ta đã tiến vào dinh Độc Lập vào ngày tháng năm nào? Đáp án Gói 1: Câu 1. 34 chiến sĩ. Câu 2. Đồng chí Võ Nguyên Giáp. Câu 3. Phay Khắt, Nà Ngần. Gói 2: Câu 1. (1): nhiệm vụ; (2): khó khăn; (3): kẻ thù. Câu 2. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Câu 3. Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Gói 3: Câu 1. 1947. Chặn đánh tàu chiến Pháp. Câu 2. Đánh nhanh thắng nhanh. Câu 3. Đơ Caxtơri. Gói 4: Câu 1. Phong trào Đồng Khởi. Câu 2. Không quân, Hải quân. Câu 3. (10h45’) ngày 30/04/1975.

File đính kèm:

  • docHD NGLL thang 12.doc
Giáo án liên quan