Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức cơ sở lý thuyết hoá học về nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn, BTH, phản ứng oxy hoá – khử, tốc độ phản ứng và cân bằng HH.

2.Kĩ năng:

- Vận dụng các phương pháp để giải các bài toán về nguyên tử, ĐLBT, BTH, liên kết hoá học

- Lập PTHH của phản ứng oxy hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh

II TRỌNG TÂM: Cơ sở lý thuyết hoá học về nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn, BTH, phản ứng oxy hoá – khử, tốc độ phản ứng và cân bằng HH.

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn, kết nhóm

IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập về câu hỏi và bài tập, BTH các nguyên tố

*Học sinh: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương trình hóa học lớp 10.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục.

2.Kiểm tra bài cũ: Không

3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Để chuẩn bị tốt cho việc tiếp thu kiến thức mới, chúng ta cần điểm qua một số kiến thức cơ bản của chương trình lớp 10

 

doc64 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương trình cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạ. - Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và thực tế 3.Thái độ: Giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên II TRỌNG TÂM: - So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về một số tính chất vật lí. - Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2). III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: *Giáo viên: Thí nghiệm ảo: Khả năng tự bốc cháy của P trắng trong không khí, P đỏ phản ứng với O2 *Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2.Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có): 3.Bài mới: Đặt vấn đề: Trình chiếu hình ảnh ma trơià Nhìn vào hình ảnh này, các em liên tưởng đến nguyên tố hoá học nào? Vì sao xảy ra hiện tượng này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay Triển khai bài HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1:Vị trí và cấu hình eletron nguyên tử P Mục tiêu: Biết vị trí P trong bảng tuần hoàn, đặc điểm cấu hình e nguyên tử - Gv yêu cầu hs cho biết các thông tin: Kí hiệu, nguyên tử khối, số hiệu nguyên tử, viết cấu hình e nguyên tử P và xác định vị trí P trong BTH - Gv thông tin về hoá trị I/ Vị trí và cấu hình electron nguyên tử: -Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3. -Ví trí: Z = 15, chu kì 3, nhóm VA -Hoá trị có thể có của P: 5 và 3 Hoạt động 2: Tính chất vật lí Mục tiêu: So sánh tính chất vật lí của 2 dạng thù hình, sự chuyển hoá qua lại giữa chúng Hs thảo luận nhóm: So sánh 2 dạng thù hình về: - Trạng thái, màu sắc - Tính tan - Tính độc, tính bền - Tính phát quang à Trình bày Gv nhận xét, kết luận Gv phát vấn hs về sự chuyển đổi qua lại giữa 2 dạng thù hình II/ Tính chất vật lí: P trắng P đỏ Trạng thái- Màu sắc Chất rắn, trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng Chất bột, màu đỏ Tính tan Không tan trong nước Không tan trong các dung môi thường Tính độc- Tính bền Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da- Không bền, dễ bốc cháy trong không khí Không độc Bền ở điều kiện thường Tính phát quang Phát quang màu lục nhạt trong bóng tối Không phát quang trong bóng tối as P trắng P đỏ t, ngưng tu hoi Hoạt động 3: Tính chất hoá học Mục tiêu: Hiểu P vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử, viết phương trình minh hoạ Gv: Hãy cho biết các mức oxi hoá có thể có của P? Dự đoán tính chất? Hs: Trả lời Gv: P thể hiện tính oxi hoá khi phản ứng với chất nào? Viết PTHH Hs: Trả lời Gv: P thể hiện tính oxi hoá khi phản ứng với chất nào? Viết PTH Hs: Trả lời Gv: thông tin trường hợp thiếu, dư chất oxi hoá Hs: Viết PTHH, gọi tên sản phẩm Gv thông tin III/ Tính chất hoá học: Trong các hợp chất, P có SOXH -3,+3,+5 à P vừa có tính OXH vừa có tính khử. 1/ Tính oxy hoá: Khi tác dụng với kim loại mạnh (anxi photphua) (Kẽm photphua) 2/ Tính khử: Khi tác dụng với phi kim hoạt động và những chất oxi hoá mạnh. *Với oxi: (điphotpho pentaoxit) (điphotpho trioxit) *Với clo: (photpho pentaclorua) (photpho triclorua) * Với hợp chất: P + 5HNO3 đ,n à H3PO4 + 5NO2 + H2O Hoạt động 4: Ứng dụng Mục tiêu: Biết ứng dụng của P Gv trình chiếu hình ảnh Hs kết hợp SGK nêu ứng dụng của P IV/ Ứng dụng: Sgk Hoạt động 5: Trạng thái tự nhiên Mục tiêu: Biết trạng thái tự nhiên của P Hs nghiên cứu SGK cho biết trạng thái tự nhiên của P Gv trình chiếu hình ảnh minh hoạ V/ Trạng thái tự nhiên: Sgk Hoạt động 6: Sản xuất Ptrong công nghiệp Mục tiêu: Biết cách điều chế P trong công nghiệp Hs nghiên cứu SGK trả lời Gv thông tin thêm về pthh VI/ Điều chế: Ca3(PO4)2 + 3 SiO2 + 5C 5 CO+2P hơi + 3 CaSiO3 4. Củng cố: BT2/49 5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập - Chuẩn bị bài “Axit photphorit-Muối photphat” Rút kinh nghiệm: Lớp dạy 11 A tiết …..ngày dạy ……………..sí số…………..vắng…….. Lớp dạy 11 B tiết …..ngày dạy ……………..sí số…………..vắng…….. Lớp dạy 11 C tiết …..ngày dạy ……………..sí số…………..vắng…….. Tiết thứ 17: AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành - Tính chất hoá học chung của axit - Chất điện li mạnh, chất điện li yếu, viết phương trình điện li - Cấu tạo, tính chất, ứng dụng, điều chế H3PO4 - Tính chất của muối photphat - Nhận biết ion photphat I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Biết được: - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng. Hiểu được H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc. 2.Kĩ năng: - Viết các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H3PO4 và muối photphat. - Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, % muối photphat trong hỗn hợp. 3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh II TRỌNG TÂM: - Viết được phương trình phân li theo từng nấc của axit H3PO4 là axit ba nấc. - Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của axit H3PO4 : tính axit, tác dụng với dd kiềm tạo ra 3 loại muối tùy theo lượng chất tác dụng. - Tính chất của muối photphat. Nhận biết ion photphat. III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: *Giáo viên: Thí nghiệm nhận biết ion photphat bằng dd AgNO3 *Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2.Kiểm tra bài cũ: (7 phút) - So sánh tính chất vật lí của 2 dạng thù hình? - Viết phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của photpho? (4pt) 3.Bài mới: Đặt vấn đề: Axit photphoric có tính chất hoá học giống axit nitric hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Triển khai bài HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1:Cấu tạo phân tử Mục tiêu: Biết cấu tạo phân tử của H3PO4 Gv: Hướng dẫn hs: -Hãy viết CTCT phân tử H3PO4 -Bản chất giữa các liên kết ngtử trong ngtử là gì ? -Trong hợp chất này SOXH của photpho là bao nhiêu? A/ Axít photphoric: I/ Cấu tạo phân tử: H – O H – O – P = O H – O H – O H – O – P à O H – O àP có số OXH +5 Hoạt động 2: Tính chất vật lí Mục tiêu: Biết tính chất vật lí của H3PO4 Gv: Cho hs quan sát lọ đựng H3PO4 kết hợp SGK để rút ra nhận xét về: Trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, tính tan, tính bay hơi của H3PO4 rắn. Hs: Nhận xét và cho biết tính chất vật lí của H3PO4. Gv: Bổ sung H3PO4 tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào là do sự taọ thành liên kết hiđro giữa các phân tử H3PO4 với các phân tử H2O. II/ Tính chất vật lý:Sgk Hoạt động 3: Tính chất hoá học Mục tiêu: Hiểu H3PO4 là axit trung bình, axit 3 nấc Gv: Yêu cầu hs nêu tính chất hoá học chung của axit à H3PO4 có đầy đủ tính chất hoá học của một axit Hs: Viết phương trình điện li của H3PO4 àLà axít 3 nấc và là axít có độ mạnh TB. Gv: Trong dd H3PO4 tồn tại những loại ion nào ? Hs: Dd H3PO4 tồn tại các ion H+, H2PO4-, HPO4 2-, PO43- và các phân tử H3PO4 không phân li Gv: Yêu cầu hs viết pthh giữa dd NaOH và H3PO4 (dự đoán muối tạo thành) Gv: Giúp hs dựa vào tỉ lệ số mol giữa H3PO4 và kiềm để xác định muối sinh ra. Đặt : a = Nếu a 1 à NaH2PO4 (1) Nếu a = 2 à Na2HPO4 (2) Nếu a 3 à Na3PO4 (3) Nếu 1<a< 2 xảy ra (1) và (2) Nếu 2<a<3 xảy ra (2) và (3) Gv: Đặt câu hỏi : H3PO4 có tính oxi hoá ko? Tại sao ? Gv: Thông báo: Mặc dù p có SOXH cao nhất + 5 nhưng H3PO4 không có tính oxy hoá như HNO3 vì trong ion PO4 3- rất bền vững . Hs kết luận: H3PO4 là axít 3 nấc có độ mạnh trung bình và không có tính oxy hoá. III/ Tính chất hoá học: 1/ Tính axít: -Trong nước H3PO4 phân li theo 3 nấc: H3PO4 H+ + H2PO4- H2PO4- H+ + HPO4 2- HPO4 2- H+ + PO4 3- -Dung dịch H3PO4 có tính chất chung của 1 axít và có độ mạnh TB: Nấc 1 > nấc 2 > nấc 3 2/ Tác dụng với bazơ: -Tuỳ theo tỉ lệ chất tham gia phản ứng mà H3PO4 sinh ra muối axít hoặc muối trung hoà: H3PO4 + NaOH à NaH2PO4 + H2O (1) H3PO4 + 2 NaOH à Na2HPO4+ 2H2O (2) H3PO4 + 3 NaOH à Na3PO4 + 3H2O (3) 3/ H3PO4 không có tính oxy hoá Hoạt động 4: Điều chế Mục tiêu: Biết phương pháp điều chế H3PO4 trong công nghiệp Gv: Yêu cầu hs đọc sgk và trả lời: Trong CN H3PO4 được sản xuất bằng cách nào? Hs: Trả lời. Gv: Yêu cầu hs đọc và tóm tắt thông tin từ sgk về ứng dụng của H3PO4. IV. Điều chế: *Từ quặng photphorit hoặc apatit: Ca3(PO4)2 + 3 H2SO4 (đ) à 2H3PO4 + 3CaSO4 à H3PO4 thu được không tinh khiết. * Từ photpho: 4 P + 5O2 à 2 P2O5 P2O5 + 3 H2O à 2 H3PO4 à PP này H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn. Hoạt động 5: Ứng dụng Mục tiêu: Biết những ứng dụng quan trọng của H3PO4 Gv: Yêu cầu hs đọc và tóm tắt thông tin từ sgk về ứng dụng của H3PO4. V/ Ưng dụng: sgk Hoạt động 6: Muối photphat-Tính chất Mục tiêu: Biết tính chất của muối photphat Gv: Dựa vào sản phẩm phản ứng của H3PO4 và NaOH yêu cầu hs xác định các loại muối photphat à Tính tan? B. Muối photphat: I. Tính tan: - Muối trung hoà và muối axit của kim loại Na, K đều tan trong nước - Với các kim loại khác: Chỉ muối đihiđrophotphat tan, còn lại đều không tan hoặc ít tan Hoạt động 6: Nhận biết ion photphat Mục tiêu: Biết cách nhận biết ion photphat Gv: Làm Tno, nhỏ dd AgNO3 vào dd Na3PO4; Sau đó nhỏ vài giọt dd HNO3 vào kết tủa. Gv: Yêu cầu hs nhận xét hiện tượng, giải thích và viết ptpứ. Hs: Có màu vàng, kết quả tan trong HNO3. Hs kết luận về cách nhận biết ion photphat II/ Nhận biết ion photphat: - Thuốc thử: Dung dịch AgNO3 - Hiện tượng: Kết tủa màu vàng -PTHH: 3Ag+ + PO4 3- à Ag3PO4 (màu vàng) 4. Củng cố: Viết phương trình điều chế H3PO4 từ P. Nếu có 6,2 kg P thì điều chế được bao nhiêu kg H3PO4? 5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập SGK, chuẩn bị bài “Phân bón hoá học”; một số mẫu phân bón hoá học - BTVN: Đổ dung dịch có chứa 11,76 g H3PO4 vào dd có chứa 16,8 g KOH. Tính khối lượng các muối thu được khi làm bay hơi dung dịch? Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao an chuan lop 11 co ban ca nam.doc