1. Kiến thức:
CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính của me tan, etilen, axetilen, benzen. Cách điều chế.
Thành phần của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ.
Khái niệm nhiên liệu - các loại nhiên liệu.
2. Kĩ năng:
Viết CTCT một số hiđrocacbon.
Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của các hiđrocacbon tiêu biểu và hiđrocacbon có cấu tạo tương tự.
Phân biệt một số hiđrocacbon.
Viết PTHH thực hiện chuyển hóa.
Lập CTPT của hiđrocacbon theo phương pháp định lượng, tính toán theo phương trình hóa học. ( Bài tập tương tự bài 4 -SGK) .
Lập CTPT hiđrocacbon dựa vào tính chất hóa học ( BT tương tự bài tập số 3-SGK).
3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học .
4. Trọng tâm:
CTCT của hiđrocacbon và tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen, benzen và cách điều chế axetilen.
Lập CTPT hiđrocacbon.
2 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2826 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 51, Bài 42: Luyện tập chương 4: Hidrocacbon - Nhiên liệu - Bùi Thị Như Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27 Ngày soạn: 27/02/2014
Bài 42 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4:
HIDROCACBON – NHIÊN LIỆU
Tiết : 51 Ngày dạy: 04/03/2014
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính của me tan, etilen, axetilen, benzen. Cách điều chế.
- Thành phần của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ.
- Khái niệm nhiên liệu - các loại nhiên liệu.
2. Kĩ năng:
- Viết CTCT một số hiđrocacbon.
- Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của các hiđrocacbon tiêu biểu và hiđrocacbon có cấu tạo tương tự.
- Phân biệt một số hiđrocacbon.
- Viết PTHH thực hiện chuyển hóa.
- Lập CTPT của hiđrocacbon theo phương pháp định lượng, tính toán theo phương trình hóa học. ( Bài tập tương tự bài 4 -SGK) .
- Lập CTPT hiđrocacbon dựa vào tính chất hóa học ( BT tương tự bài tập số 3-SGK).
3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học .
4. Trọng tâm:
- CTCT của hiđrocacbon và tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen, benzen và cách điều chế axetilen.
- Lập CTPT hiđrocacbon.
II. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập có liên quan.
b. Học sinh : Chuẩn bị trước các nội dung ôn tập.
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – Đàm thoại – Làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp (1’): 9A5........................................................................................................
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ (10’).
-GV: Kẻ bảng như SGK và yêu cầu HS lên bảng điền các nội dung thích hợp vào ô trống.
- GV: Yêu cầu các HS khác bổ sung.
-GV: Nhận xét và bổ sung.
-GV: Yêu cầu HS viết các PTHH đặc trưng cho các chất trên.
- HS: Theo dõi bảng, liên hệ kiến thức đã học và điền vào chỗ trống các nội dung thích hợp.
- HS: Bổ sung.
- HS: Ghi bài.
- HS: Lên viết các PTHH tương ứng.
1. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
2. C2H4 + Br2 C2H4Br2
3. C2H2 + 2Br2 C2H2Br4
4. C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
Mêetan
Etilen
Axetilen
Benzen
CTCT
Đặc điểm cấu tạo
Liên kết đơn
Có một liên kết đôi
Có một liên kết ba
Mạch vòng.
Có 3 liên kết đôi
Phản ứng đặc trưng
Phản ứng thế
Phản ứng cộng(mất màu dung dịch Brom)
Phản ứng cộng(mất màu dung dịch Brom)
Phản ứng thế với Brom lỏng
Hoạt động 2. Bài tập ( 30 ‘).
-GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK/133.
-GV: Gọi 3 HS lên bảng làm bài và thu vở 5 HS để chấm và lấy điểm.
- GV: Nhận xét,đánh giá và sửa bài.
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK/133.
+ GV yêu cầu HS tính số mol Br2
+ GV yêu cầu HS cho biết tỉ lệ số mol của các chất tham gia phản ứng.
+ GV hỏi chất nào tác dụng với brôm theo tỉ lệ 1:1
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4 SGK/133.
+ Tính mC và .
+ Nếu mC + =mA thì trong A chỉ có C và H.
+ Đặt CTTQ của A là (CxHy)n
+ Lập tỉ lệ x: y
+ Tính toán và suy ra x và y thay vào CTTQ.
+ Tính toán và suy ra công thức cuối cùng.
-HS: Làm bài tập 2 SGK/133 vào vở trong 3 phút.
-HS: 3 HS lên bảng làm bài tập và 5 HS nộp vở cho GV chấm điểm.
BT2 SGK/133
Dẫn 2 chất khí trên lần lượt qua dd brôm, chất khí nào làm mất màu dd brôm là khí C2H4 và khí còn lại không làm mất màu dd brôm là CH4 vì
C2H4 + Br2 à C2H4Br2
- HS : Chép bài vào vở.
-HS: Làm bài tập 3 SGK/133 theo hướng dẫn của GV và tìm ra đáp án đúng là C. C2H4
- Làm vào vở bài tập 4 SGK/133.
mC + mH = 2,4 + 0,6 = 3(g) = mA ]A chỉ gồm C và H.
b. Gọi CTTQ của A là : (CxHy)n.
Lập tỉ lệ : x : y = = 1:3
x = 1 , y = 3. Vậy công thức TQ của A là: ( CH3)n
Suy luận: Vì MA < 40 15n < 40 n = 1 (vô lý)
n = 2 CTPT của A là C2H6.
c) A không làm mất màu dung dịch brôm.
d) Phản ứng của C2H6 với Cl2
C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl
3. Dặn dò (4’)
- Dặn các em làm bài tập về nhà: 1,2,3/133
- Chuẩn bị bài thực hành: Tính chất của Hidrocacbon.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 51 hoa 9.doc