1. MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS hiểu được mối quan hệ về tính chất hóa học giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau và viết được PTHH biểu diễn cho sự biến đổi hóa học.
b) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng vận dụng những hiểu bết về mối quan hệ giữa các loại HCVC để
- Giải thích những hiện tượng tự nhiên, áp dụng trong đời sống và sản xuất.
- Làm bài tập hóa học, thực hiện những thí nghiệm hóa học biến đổi giữa các hợp chất.
c) Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận, tự tin trong học tập bộ môn.
2. CHUẨN BỊ :
a) Giáo viên : Bảng phụ
b) Học sinh : Ôn tập oxit, axit, bazơ, muối.
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2543 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 17: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ - Huỳnh Thị Út, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:17
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Ngày dạy: 24 / 10 / 07
1. MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS hiểu được mối quan hệ về tính chất hóa học giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau và viết được PTHH biểu diễn cho sự biến đổi hóa học.
b) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng vận dụng những hiểu bết về mối quan hệ giữa các loại HCVC để
- Giải thích những hiện tượng tự nhiên, áp dụng trong đời sống và sản xuất.
- Làm bài tập hóa học, thực hiện những thí nghiệm hóa học biến đổi giữa các hợp chất.
c) Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận, tự tin trong học tập bộ môn.
2. CHUẨN BỊ :
a) Giáo viên : Bảng phụ
b) Học sinh : Ôn tập oxit, axit, bazơ, muối.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở, phát vấn, hợp tác nhóm.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
9A1:..........................................................
9A2:..........................................................
9A3:..........................................................
4.2/ Kiểm tra bài cũ : 2HS
Câu hỏi
* Hãy viết các phương trình thực hiện những biến đổi hóa học sau:
Na2ONaOH Na2CO3 Na2SO4
Đáp án
(1) Na2O + H2O 2NaOH
(2) 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O
(3) Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + CO2
* HS làm đủ các bài tập về nhà
Điểm
3đ
3đ
3đ
1đ
- HS nhận xét, bổ sung (nếu có)
- GV nhận xét chung – phê điểm
4.3/ Bài mới : Giới thiệu
Qua những biến đổi vừa thực hiện, ta nhận thấy giữa các loại hợp chất oxit, axit, bazơ, muối có sự chuyển đổi hóa học qua lại với nhau ? Điều kiện cho sự chuyển đổi hóa đó là gì ? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hệ thống các mối quan hệ đó: “ Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ ”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
- GV treo bảng phụ sơ đồ
(1) (2)
(3) (4) (5)
(6) (7) (9)
(8)
1HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Hãy chọn các loại hợp chất vô cơ thích hợp điền vào bảng trên để thực hiện được các sơ đồ chuyển hóa.
+ Minh họa sơ đồ bằng lí thuyết
(Ví dụ: (1) oxitbazơ + axit muối + nước )
HS các nhóm đính bảng nhóm
- GV đính bảng sơ đồ hoàn chỉnh để HS đối chiếu dễ nhận xét.
HS đại diện nhóm lên minh họa sơ đồ
(1) oxitbazơ + axit muối + nước
(2) oxitaxit + dd bazơ (hoặc oxitbazơ)
muối + nước
(3) 1 số oxitbazơ + nước Bazơ
(4) Bazơ không tan oxitbazơ + nước
(5) oxitaxit (trừ SiO2) + nước axit
(6) dd bazơ + dd muối bazơ mới +muối mới
(7) Muối + bazơ muối mới + bazơ mới
(8) Muối + axit muối mới + axit mới
(9) axit + bazơ (hoặc oxitbazơ) muối + nước Hay Axit + 1 số kim loại
Axit + 1 số muối
HS các nhóm nhận xét bổ sung (nếu có)
- GV chốt lại vấn đề
ª Chuyển ý: như vậy quan hệ giữa các hợp chất vô cơ rất đa dạng và phức tạp, để khắc ghi những mối quan hệ đó, chúng ta sẽ cụ thể hóa bằng các PTHH.
* Hoạt động 2: Những phản ứng hóa học minh họa
HS thảo luận nhóm nhỏ chọn chất và viết PTHH minh họa cho mỗi tính chất theo sơ đồ.
ª Chú ý: Điều kiện để phản ứng 3, 4, 7, 9 xảy ra là gì ?
HS đính bảng PTHH đã hoàn thành.
HS các nhóm nhận xét, sửa sai.
* Hoạt động 3: Vận dụng làm bài tập
- GV treo bảng phụ BT
HS làm vào vở bài tập
HS: lần lượt mỗi đội chọn 1 em lên bảng hoàn thành các biến đổi hóa học.
- GV chấm một số tập HS
HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận
I. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ ( oxit, axit, bazơ, muối )
Oxitaxit
Oxitbazơ
Muối
(1) (2)
(3) (4) (5)
Bazơ
(6) (7) (9)
Axit
(8)
II. Những phản ứng hóa học minh họa
(1) CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
(r) (dd) (dd) (l)
(2) CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
(k) (dd) (dd) (l)
(3) K2O + H2O 2KOH
(r) (l) (dd)
(4) Cu(OH)2 CuO + H2O
(r) (r) (h)
(5) SO2 + H2O H2SO3
(k) (l) (dd)
(6) Mg(OH)2 + H2SO4 MgSO4 + 2H2O
(r) (dd) (dd) (l)
(7) CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
(dd) (dd) (r) (dd)
(8) AgNO3 + HCl AgCl + HNO3
(dd) (dd) (r) (dd)
(9) H2SO4 + ZnO ZnSO4 + H2O
(dd) (r) (dd) (l)
III. Bài tập vận dụng
phương trình phản ứng cho những biến đổi hóa học sau
1. Na2O NaOH Na2SO4 NaCl NaNO3
2. Fe2(SO4)3 FeCl3
Fe(OH)3 Fe2(SO4)3
(4)
1 Giải
(1) Na2O + H2O 2NaOH
(r) (l) (dd)
(2) 2NaOH+ H2SO4 Na2SO4 + 2H2O
(dd) (dd) (dd) (l)
(3) Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
(dd) (dd) (r) (dd)
(4) NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3
(dd) (dd) (r) (dd)
2.
(1) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 3BaSO4+ 2FeCl3
(dd) (dd) (r) (dd)
(2) FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
(dd) (dd) (r) (dd)
(3) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4
(dd) (dd) Fe2(SO4)3 + 6H2O
(dd) (l)
(4) Fe2(SO4)3 (dd) + 6NaOH (dd)
2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
(r) (dd)
4.4/ Củng cố và luyện tập : Đã luyện tập ở phần trên
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học ôn các tuính chất hóa học: Oxit, axit, bazơ, muối.
- Luyện viết các PTHH.
- Làm BT 1, 2, 3, 4 SGK/ 41
- Hướng dẫn BT 4:
Na Na2O NaOH Na2CO3 Na2SO4 NaCl
- Chuẩn bị: Luyện tập chương 1 “ Các loại hợp chất vô cơ”
+ Ôn phần kiến thức cần nhớ
+ Hoàn thành và thuộc các tính chất BT 1SGK / 43
+ Giải nháp các bàitập SGK/ 43
5 . RÚT KINH NGHIỆM
- Chương trình, SGK:
- GV: -
- HS:
File đính kèm:
- Hoa 9 t17.doc