A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức:
Giúp HS cũng cố, hệ thống hoá các kiến thức sau:
- Thành phần hoá học của nước (phần định tính và định lượng )
- Tính chất vật lí và tính chất hoá học của nước.
- Định nghĩa, công thức, tên gọi và phân loại của axit. Bazơ, muối.
- Nhận biết được axit có nhiều oxi và axit có ít oxi, bazơ tan và bazơ không tan, muối trung hoà và muối axit khi biết CTHH
2. Kĩ năng
HS biết vận dụng các kiến thức trên để làm bài tập tổng hợp có liên quan đến axit bazơ muối
B.Chuẩn bị:
HS: Ôn tập bài 36 và 37
GV: Bảng tổng kết các kiến thức cần nhớ ở phần I
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Hoạt động
16 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 31-33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ tan một số chất theo số liệu thực nghiệm.
B. Trọng tâm : độ tan một chất trong nước
C. Chuẩn bị
- Tranh: H6.5, H6.6
- Dụng cụ: Giấy lọc, đèn cồn tấm kính.
- Hoá chất: CaCO3, NaCl
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV: yêu cầu 1 HS trả lời lí thuyết
? Thế nào là dd, chất tan dung môi. Lấy VD
? biện pháp hòa tan chất rắn trong nước
GV:Yêu cầu 1 HS làm bài tập 3.4 SGK tr. 138
GV nhận xét và cho điểm.
HS trả lời lí thuyết
HS làm BT 3.4
3. Vào bài: Các em đã biết ở một nhiệt độ xác định các chất khác nhau có thể bị hoà tan nhiều hay ít. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng bị hoà tan nhiều hay ít khác nhau. Để có thể xác định lượng chất tan này chúng ta tìm hiểu độ tan của 1 chất
4. Hoạt động .
Hoạt động 1: Chất tan và chất không tan
Mục tiêu: HS nắm đuợc tính tan của một số chất như axit , bazơ, muối
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: yêu cầu các nhóm tiến hành TN 1,2 như SGK tr.139" Nhận xét hiện tượng.
HS: Các nhóm tiến hành TN
Ghi hiện tượng vào giấy nháp
Đại diện nhóm trả lời.
TN 1: Sau khi bay hơi trên tấm kính không để lại dấu vết.
TN 2: Sau khi bay hơi hết trên tấm kính còn vết mờ
GVKL: CaCO3 không tan trong nước
NaCl tan trong nuớc
GV giới thiệu: Có chất tan, có chất không tan hoặc có chất tan ít trong nước . Ta hãy tìm hiểu tính tan của một số chất axit, bazơ, muối trong nước
GV :giới thiệu tính tan của một số axit, bazơ, muối thuờng gặp.
1.Thí nghiệm về tính tan của chất
2.Tính tan trong nứơc của 1 số axit, bazơ, muối.
- Axit: Hầu hết các axit đều tan trong nước trừ H2SiO3
- Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan trong nước trừ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
- Muối:
+ Những muối natri, kali đều tan.
+ Những muối nitrat đều tan
+ Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ AgCl, BaSO4,PbSO4
+ Phần lớn các muối cacbonat không tan trừ K2CO3, Na2CO3
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm độ tan và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
Mục tiêu: HS nắm được: Khái niệm độ tan.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí trong nước.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: lấy VD: Ở 25 oC , 204g đường hoà tan trong 100g nước tạo thành dd bão hoà, 36g NaCl hoà tan trong 100g nước tạo thành dd bão hoà
Ta nói độ tan của đường là 204g;của muối ăn là 36g
" Độ tan là gì ?
HS: trả lời
GV nhấn mạnh: Độ tan của 1 chất được xét ở 1 nhiệt độ xác định.
GVKL và cho HS ghi bài
HS ghi bài
GV: Treo tranh H6.5àY/c HS xác định độ tan của các chất sau:
NaNO3 ở 20, 40 độ C
NaCl ở 40, 70 độ C
Na2SO4 ở 20, 60 độ C
àRút ra nhận xét.
HS: xác định độ tan của các chất theo yêu cầu
Đại diện nhóm trả lời
Các nhóm khác nhận xét bổ sung
" NaNO3 có S tăng khi nhiệt độ tăng
NaCl có S tăng khi nhiệt độ tăng
N2SO4 có độ tan giảm khi nhiệt độ tăng
GV : Trong 6 chất có 5 chất có S tăng khi nhiệt độ tăng chỉ có 1 chất có độ tan giảm khi nhiệt độ tăng.
" GVKL và cho HS ghi bài
HS ghi bài
GV treo tranh H6.6 yêu cầu HS xác định S của O2, N2 , ở nhiệt độ 20, 40 độ C và rút ra nhận xét.
HS thảo luận nhóm xác định độ tan của O2, N2 ở 20,400C
Đại diện nhóm trả lờiàCác nhóm khác nhận xét, bổ sung
Nhận xét: S của các chất khí giảm khi nhiệt độ tăng.
GVKL và cho HS ghi bài
HS ghi bài
1. Định nghĩa
Độ tan của 1 chất trong nước là số gam chất đó tan trong 100 g nước để tạo thành dd bão hoà ở một nhiệt độ xác định. Kí hiệu S (g)
VD: Ở 25oC độ tan của muối ăn là 36 g
2. Những yếu tố ảnh huởng đến độ tan
a, Độ tan của chất rắn
Hầu hết các chất rắn có độ tan tăng khi nhiệt độ tăng
b. Độ tan của chất khí
Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
5. Luyện tập – củng cố
GV yêu cầu HS làm BT tắc nghiệm 1.2.3 SGK tr.142
* Đáp án: 1 d; 2 c; 3 a.
6. Hướng dẫn HS về nhà
a/ Bài cũ: : - Làm BT 4,5 SGK
Khái niệm độ tan
b/ Bài mới: - Nồng độ phần trăm? Công thức tính và biến đổi đaị lượng
E. Câu hỏi ôn tập
Dạng IV: Bài toán tính theo số mol của 1 chất
4.1. Trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí H2 để khử 32 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Hãy:
a. Viết PTHH xảy ra?
b. Tính thể tích khí H2 (ở đktc) cần dùng.
c. Tính số gam Fe thu được sau phản ứng.
4.2. Khử 50 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2. Tính thể tích khí H2 cần dùng ở đktc. Biết rằng trong hỗn hợp CuO chiếm 20% về khối lượng.
4.3. Cho 6,5 gam kẽm phản ứng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành và thể tích khí H2 (ở đktc) sau phản ứng?
4.4. Hòa tan 4,6 gam Natri vào trong nước dư.
a. Viết PTHH xảy ra?
b. Tính khối lượng Natri hiđroxit thu được?
c. Tính thể tích khí thu được ở đktc?
4.5. Cho 19,5 gam Zn tác dụng hết với dd axit clohiđric dư tạo thành kẽm clorua và khí hiđro.
a. Viết PTHH xảy ra?
b. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc và khối lượng axit cần dùng?
c. Đốt lượng khí H2 thu được ở trên ngoài không khí. Tính thể tích không khí cần dùng. Biết oxi chiếm 20% thể tích khôngg k1 hí.
4.6. Trong phòng thí nghiệm người ta dùng CO dư để khử hoàn toàn oxit sắt từ thu được khí CO2 và 16,8 gam sắt.
a. Viết PTHH xảy ra?
b. Tính khối lượng sắt từ oxit đã phản ứng?
c. Tính thể tích CO đã phản ứng (ở đktc). Biết rằng người ta đã dùng khí CO dư 10% so với lý thuyết.
4.7. Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Nhôm bằng dd axit clohiđric dư.
a. Viết PTHH xảy ra?
b. Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc)?
c.Tính khối lượng muối Nhôm clorua sinh ra?
Dạng V: Bài toán lượng dư
5.1 Đốt cháy 7,75 gam photpho trong bình chứa 8,96 lít khí oxi (ở đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit.
Photpho hay Oxi, chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?
Tính khối lượng điphotpho pentaoxit thu được sau phản ứng?
Cho 22,4 gam Sắt tác dụng với dd loãng chứa 24,5 gam axit sunfuric.
Viết PTHH xảy ra?
Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc?
Tính khối lượng muối sắt tạo thành?
5.3 Để điều chế oxit sắt từ 1 nhóm học sinh đã dùng 22,4gam sắt đốt trong 4,48 lít không khí (đktc)
Viết PTHH?
Sau phản ứng chất nào dư? Dư bao nhiêu gam?
Tính khối lượng oxit sắt từ?
Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân hủy thì thu được một thể tích khí oxi ( đktc) bằng thể tích khí oxi đã sử dụng ở phản ứng trên?
F. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn
Tuần 33, tiết 66
Bài 42: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức: Biết được
Khái niệm nồng độ phần trăm và CT tính của nó.
Kĩ năng
Xác định chất tan, dung môi, dung dịch trong một số BT
Vận dụng công thức tính toán các bài tập liên quan
B. Trọng tâm: Cách tính nồng độ phần trăm
C. Chuẩn bị
- Phiếu học tập, bảng phụ.
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Nêu tính tan của một số axit, bazơ, muối
Định nghĩa độ tan và làm BT5 SGK tr. 142.
GV nhận xét, cho điểm.
HS trả lời lí thuyết
BT 5: Độ tan của Na2CO3 ở 18 độ C là
132.5g
3. Vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm mới là nồng độ phần trăm và vận dung chúng vào giải quyết các bài tập có liên quan đến nồng độ dung dịch.
4. Hoạt động :
Hoạt động 1: Công thức tính nồng độ phần trăm và các công thức biến đổi
*Mục tiêu: - HS biết KN nồng độ phần trăm dd và CT tính
- HS biết vận dụng kiến thức để giải các BT về nồng độ phần trăm của dd.
Hoạt động GV và HS
Nội dung
GV : thông báo ý nghĩa nồng độ phần trăm và CT tính
HS : nghe và ghi vào vở.
GV: đưa ra VD 1
HS ghi ví dụ 1 vào vở
GV hướng dẫn: Dựa vào CT tính nồng độ phần trăm nếu muốn tính C% ta phải tính được mct và mdd
GV yêu cầu các nhóm thảo luận để tính mct và mdd sau đó tính C %
HS: Các nhóm thảo luận 3 phútàĐại diện hóm trả lờiàCác nhóm khác nhận xét , bổ sung
GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng
GV cho VD 2
HS ghi VD 2 vào vở
GV hướng dẫn: Từ CT tính C% ta suy ra CT tính mct có trong dd
GV yêu cầu các nhóm thảo luận 3 phút để hoàn thành BT
HS: Các nhóm thảo luận 3 phútàĐại diện nhóm trả lờiàcác nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng
GV: Nếu biết mct và C% ta có thể tính mdd và mdm cần dùng như VD 3 sau
HS nghe và ghi VD 3 vào vở
GV yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành VD 3
HS: Các nhóm thảo luận 3 phút để hoàn thành VD 3àĐại diện nhóm trả lờiàCác nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100g dd.
Công thức
C% = %
C%: Nồng độ phần trăm của dd
mct: khối lượng chất tan (g)
mdd: khối lượng dd(g)
mdd = mct + mdm
VD1: Hoà tan 12 g FeCl3 vào 48g nước . Tính nồng độ phần trăm của dd thu được.
* Đáp án
mdd = 12 + 48 = 60 g
C% =
VD2: Một dd Na2CO3 có nồng độ 10% .Tính khối lượng chất tan có trong 200g dd
* Đáp án
C% =%
mct = 20g
VD3: Hoà tan 30g CuSO4 vào nước thu được dd CuSO4 có nồng độ 15 %
Tính khối lượng dd pha chế được.
Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế.
* Đáp án
mdd = 200g
mdm = mdd - mct =200 – 30 = 170 g
Hoạt động 2: Luyện tập – củng cố
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành BT 7 SGK tr. 146
Các nhóm thảo luận 3 phút
Đại diện nhóm trả lời .
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Đáp án
C% dd NaCl =
C% đường =
5. Hướng dẫn HS về nhà
a/ Bài cũ- Học bài và làm BT 1,5 SGK tr,146
b/ Bài mới: Nghiên cứu phần 2/ Nồng độ mol của dung dịch
E. Câu hỏi ôn tập
1. Để hòa tan m gam Zn cần vừa đủ 50 gam dd HCl 7,3%
a. Viết PTHH xảy ra?
b. Tính m? Tính thể tích khí thu được ở đktc?
c. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?
2. Cho 2,4g Mg tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 20%. Biết D = 1,1g/ml.
Tính thể tích khí thu được ( đktc)?
Tính m gam dd HCl tham gia phản ứng?
Tính C% dung dịch sau phản ứng?
3.. Tính nồng độ % của các dd thu được trong các trường hợp sau:
a. Hoà tan 40 gam đường vào 210 gam H2O
b. Hoà tan 33.6 l khí NH3(đktc) vào 224.5 gam nước
c. Hoà tan 50 gam dd NaOH vào 450 gam nước
F. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- từ 31- 33.doc