Giáo án Hóa học 8 - Tiết 37-38

I. Mục tiêu

1-Kiến thức: Biết đ¬¬ược

- Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong n¬¬ước, tỉ khối so với không khí.

- Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác nhiều phi kim (S, P.) Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.

2-Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với S, P, rút ra đ¬¬ược nhận xét về tính chất hoá học của oxi.

- Viết đ¬¬ược các PTHH.

- Tính đ¬¬ược thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

3- Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực học tập, lòng yêu bộ môn

II. Chuẩn bị

- Dụng cụ: đế sứ , nút cao su có lắp ống dẫn khí, bông, ống nghiệm , đèn cồn, 3 bình thủy tinh, muôi sắt, kẹp gỗ, khay nhựa) 1 bộ .

- Hoá chất: KMnO4, S, P.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 37-38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2014 Ngày giảng: ...../01/2014 CHƯƠNG IV OXI-KHÔNG KHÍ TIẾT 37 TÍNH CHẤT CỦA OXI I. Mục tiêu 1-Kiến thức: Biết được - Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. - Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác nhiều phi kim (S, P...) Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II. 2-Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với S, P, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi. - Viết được các PTHH. - Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3- Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực học tập, lòng yêu bộ môn II. Chuẩn bị - Dụng cụ: đế sứ , nút cao su có lắp ống dẫn khí, bông, ống nghiệm , đèn cồn, 3 bình thủy tinh, muôi sắt, kẹp gỗ, khay nhựa) 1 bộ . - Hoá chất: KMnO4, S, P. III. Hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức: 8A 8B 2- Kiểm tra -Trong vỏ trái đất nguyên tố nào phổ biến nhất và chiếm bao nhiêu phần trăm? 3- Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS ?Hãy viết KHHH , CTHH và NTK, PTK của oxi ?Ở dạng đơn chất oxi có nhiều ở đâu ? ?Ở dạng hợp chất oxi có nhiều ở đâu ? ? Trong tự nhiên, oxi có ở đâu ? GV: Cho HS quan sát lọ chứa oxi à Yêu cầu HS nêu nhận xét. ?Trạng thái ,màu sắc , mùi của khí oxi ? GV hướng dẫn hs dùng tay phẩy nhẹ khí vào mũi để nhận xét mùi. . GV: ở 200C 1 lit nước hoà tan được 31ml khí O2. Khí amoniac tan được 700 lít trong 1 lít nước. ?Vậy oxi tan nhiều hay tan ít trong nước ?Hãy cho biết tỉ khối của oxi so với kk. Từ đó cho biết oxi nặng hay nhẹ hơn kk? GV giới thiệu: Oxi hoá lỏng ở -183oC; oxi lỏng có màu xanh nhạt GV giới thiệu để nghiên cứu tính chất hoá học của oxi ta nghiên cứu khả năng phản ứng của nó với các đơn chất và hợp chất khác. GV: Làm thí nghiệm đốt S trong oxi theo thứ tự: + Đưa muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn. ?Quan sát và nhận xét? + Đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa oxi ? Quan sát và nêu hiện tượng. ? So sánh hiện tượng S cháy trong oxi và trong kk ? GV: giới thiệu chất đó là lưu huỳnh đi oxit (khí sunfurơ) ? Viết PTHH và nêu trạng thái của các chất tham gia và sản phẩm ? GV giới thiệu P là chất rắn màu đỏ, không tan trong nước GV làm thí ngiệm đốt P đỏ trong không khí và đưa nhanh vào lọ oxi ? Hãy nhận xét hiện tượng? So sánh sự cháy của phốt pho trong kk và trong oxi? GV: Bột đó là P2O5 (đi phốt pho penta oxit) tan được trong nước ? Viết PTHH và nêu trạng thái của các chất tham gia và sản phẩm ? ?Oxi có thể tác dụng với một số phi kim khác như hidro, cacbon. Em hãy viết PTHH xảy ra ? ?Trong các PƯHH được viết trên, em cho biết oxi trong các hợp chất có hóa trị bao nhiêu ? ?Qua 2 thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì ? HS HS dựa vào kiến thức trong bài 5 để trả lời : Yêu cầu nêu được -KHHH : O -CTHH : O2 -NTK : 16 -PTK : 32 + Dạng đơn chất : Khí oxi cú nhiều trong khụng khớ + Dạng hợp chất : Nguyên tố oxi có trong nước, đường, quặng, đất, đá, cơ thể người và động vật, thực vật I- Tính chất vật lí: HS quan sát theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi : Yêu cầu nêu được - Oxi là chất khí, không màu, không mùi. -Tan rất ít trong nước( 1lit nước ở 200C hoà tan 31ml khí oxi ). HS: dO2/kk= 32:29 => oxi nặng hơn kk - Oxi nặng hơn không khí 1,1 lần. - Oxi hoá lỏng ở -183oC (oxi lỏng có màu xanh nhạt) II- Tính chất hoá học: 1- Tác dụng với phi kim; a- Với Lưu huỳnh HS: quan sát TN trả lời, yêu cầu nêu được - to thường : không có PƯ - to cao: + Trong không khí S cháy với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. + Trong oxi, S cháy mãnh liệt hơn, với ngọn lửa màu xanh, sinh ra chất khí không màu, có mùi hắc, khí đó là lưu huỳnh đioxit : SO2 (còn gọi khí Sunfurơ) . - PTHH: S + O2 SO2( lưu huỳnh đioxit b- Tác dụng với Phốt pho: HS: quan sát TN trả lời, yêu cầu nêu được - to thường : không có PƯ - to cao: Trong oxi P cháy mạnh với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột đó là đi phốt pho penta oxit: P2O5. - PTHH: 4P + 5O2 2P2O5 đi phốt pho penta oxit *Kết luận : Oxi tác dụng được với một số phi kim nhất là ở nhiệt độ cao. Trong các hợp chất tạo ra, oxi luôn có hóa trị II. 4- Củng cố - Bài tập 5 (SGK- 87) - Bài tập: Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam bột lưu huỳnh. a) Tính thể tích khí oxi tối thiểu (ở đktc) cần dùng b) Tính khối lượng khí SO2 tạo thành bằng 2 cách. 5- Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 2, 4, 5, 6(SGK-84) - Bài 24.1, 2, 3, 7a, 8, 9, 11.(SBT) Ngày soạn: 02/01/2014 Ngày giảng: ...../01/2014 TIẾT 38 TÍNH CHẤT CỦA OXI (tiếp theo) I. Mục tiêu 1-Kiến thức: Biết được - Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu...), hợp chất (CH4...). - Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II. - Sự cần thiết của oxi trong đời sống. 2-Kỹ năng - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi. - Viết được các PTHH. - Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3- Thái độ: Giáo dục bảo vệ môi trường, say mê khoa học II. Chuẩn bị - Dụng cụ: đế sứ , nút cao su có lắp ống dẫn khí, bông, ống nghiệm ,đèn cồn, 2 bình tam giác + nút cao su, kẹp gỗ - Hoá chất: KMnO4, dây sắt, than. III. Hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức: 8A 8B 2- Kiểm tra - Nêu các tính chất vật lí và hoá học (đã biết) của oxi. Viết ptpư minh hoạ cho các tính chất hoá học? ( viết ở góc phải bảng) - Chữa bài tập 5 (SGK-84) 3- Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Giới thiệu tiết này nghiên cứu tiếp t/c hoá học của oxi: Tác dụng với kim loại và một số hợp chất GV : Người ta chọn Fe vì Fe là kim loại hoạt động trung bình và phổ biến. GV làm TN : + Lấy một đoạn dây sắt đã uốn đưa vào trong bình oxi ? Ở to thường Fe có PƯ với oxi không? + Quấn một đầu dây sắt vào một mẩu than gỗ, đốt cho than và dây sắt nóng đỏ rồi đưa vào lọ chứa oxi ?Quan sát nhận xét rút ra kết luận. GV giới thiệu : Các hạt nhỏ màu nâu đó là oxit sắt từ Fe3O4 hướng dẫn học sinh viết PTHH và trạng thái tồn tại của các chất. + Fe3O4 là hỗn hợp của 2 oxit FeO và Fe2O3. GV giới thiệu :Oxi còn t/d với các hợp chất như xenlulozơ, mêtan CH4,butan Khí mêtan có trong khí bùn ao, khí bioga, trong khí ga. ?Khi đốt khí ga em thấy có hiện tượng gì +PƯ cháy của mêtan trong không khí tạo thành khí cacbonic, nước, toả nhiệt ?Hãy viết PTHH xảy ra? ?Qua các thí nghiệm đó học ở tiết trước và tiết này, em rỳt ra kết luận gì về khả năng PƯ của oxi và hoá trị của nó ? II. Tính chất hoá học 2. Tác dụng với kim loại * Sắt tác dụng với oxi HS: Không có dấu hiệu có PƯHH xảy ra HS: Sắt cháy mạnh, sáng chói, ko có ngọn lửa, không có khói , tạo ra các hạt nhỏ màu nâu -Sắt cháy mạnh ko có ngọn lửa, không có khói, sáng chói, tạo ra các hạt nhỏ màu nâu là Sắt từ oxit (Fe3O4 ) 3Fe + 2O2 Fe3O4 Sắt từ oxit 3- Tác dụng với hợp chất VD: với mêtan, với cồn. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O * Kết luận : SGK-83 4- Củng cố - Gọi hs viết PTPƯ giữa oxi với : nhôm, đồng , natri , C2H4 - Bài tập: Đốt cháy 6,2 g P trong bỡnh chứa 6,72 lớt khớ oxi (đkc) a/ Sau PƯ, P hay oxi dư? Tính khối lượng chất dư? b/ Tính khối lượng hợp chất tạo thành? Hướng dẫn + nP = nO2 = + PTHH: 4P + 5O2 2P2O5 + Trước PƯ 0,2mol 0,3mol PƯ 0,2mol 0,25mol 0,1mol Sau PƯ 0 0,05mol 0,1mol a/ Sau PƯ, P hết và oxi dư mO2 dư = 0,05 32 = 1,6 g b/ Chất tạo thành là P2O5 m P2O5 = 0,1 142 = 28,4 g 5- Hướng dẫn về nhà - Học bài , làm bài tập đầy đủ vào vở bài tập - Bài 3,4,5,6(SGK -84)24.4, 5, 6, 7b, 8,10. SBT trang 29, 30 - Đọc trước mục III/86

File đính kèm:

  • doctiet 37,38.doc
Giáo án liên quan