Giáo án Hóa học 12 - Tiết 53, Bài 32: Hợp chất của sắt - Lê Thị Thảo

1. Mục tiêu.

1.1. Kiến thức

 Học sinh biết :

- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.

 Học sinh hiểu :

- Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).

- Tính bazơ của FeO, Fe(OH)2

1.2. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt.

- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học.

- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+trong dung dịch.

- Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng.

- Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm.

1.3. Thái độ

- Thói quen: Yêu thích khoa học,thích tìm hiểu áp dụng khoa học vào cuộc sống

- Tính cách: Rèn luyện tính chuyên cần trong học tập , thích tìm tòi và tư duy logic, liên hệ thực tế

2. Nội dung

 Khả năng phản ứng của các hợp chất sắt (II) và sắt (III)

 Phương pháp điều chế các hợp chất sắt (II) và sắt (III)

 

doc3 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3800 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Tiết 53, Bài 32: Hợp chất của sắt - Lê Thị Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần CM: 27 Ngày dạy: 07/03/2014 Tiết PPCT: 53 Bài 32: HỢP CHẤT CỦA SẮT 1. Mục tiêu. 1.1. Kiến thức Học sinh biết : - Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt. Học sinh hiểu : - Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II). - Tính bazơ của FeO, Fe(OH)2 1.2. Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt. - Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học. - Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+trong dung dịch. - Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng. - Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm. 1.3. Thái độ - Thói quen: Yêu thích khoa học,thích tìm hiểu áp dụng khoa học vào cuộc sống - Tính cách: Rèn luyện tính chuyên cần trong học tập , thích tìm tòi và tư duy logic, liên hệ thực tế 2. Nội dung - Khả năng phản ứng của các hợp chất sắt (II) và sắt (III) - Phương pháp điều chế các hợp chất sắt (II) và sắt (III) 3. Chuẩn bị: - GV: dd FeCl2, dd NaOH, dd HNO3, dd H2SO4, ống nghiệm, ống hút, đèn cồn, giá đựng - HS: Chuẩn bị nội dung bài học ở nhà theo hướng dẫn ở tiết trước 4. Tiến trình bài học 4.1. Ổn định lớp: Kiểm diện 4.2. Kiểm tra bài cũ (5ph): Viết ptpu xảy ra khi cho Fe td với O2, H2SO4 loãng, H2SO4đặc, nóng, HNO3đ, nguôi, dd ZnCl2, khí Cl2. Nêu vai trò của Fe trong các pư Biểu điểm: 1,5đ/ 1pu . Vai trò : 1đ 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Vào bài (1ph) Mục tiêu: HS biết nội dung chính của bài Các em đã được học về sắt vậy các hợp chất của sắt có tính chất như thế nào? Bài 32: Hợp chất của sắt HS nhắc lại số oxi hóa của Fe trong hợp chất. HS: +2, +3 Hoạt động 2: Hợp chất Sắt II (20 ph) Mục tiêu: Học sinh biết tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản của hợp chát sắt II -GV: Sắt có những trạng thái oxi hoá nào ? HS: 0, +2, +3 -GV: Từ đó suy ra hợp chất sắt (II) có khả năng thể hiện tính chất hoá học như thế nào? HS: Tính oxi hóa và tính khử -GV: Khẳng định hợp chất sắt (II) có khả năng thể hiện tính oxi hoá và tính khử , nhưng ở đây đặc biệt quan tâm đến tính khử . Đó là tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (II). 1. Sắt (II) oxit -GV: Yêu cầu HS viết PTHH của FeO với HNO3 và FeO với O2. Xác định số oxh của Fe trước và sau pư. GV: Nêu pp điều chế: Khử oxit Fe2O3 2. Sắt (II) hidroxit -GV: Biểu diễn thí nghiệm . TN1: 2ml dung dịch FeSO4 + vài giọt dung dịch NaOH. -HS: Quan sát thí nghiệm , giải thích hiện tượng và viết PTHH . -GV nhận xét : Từ các thí nghiệm trên cho thấy rằng hợp chất sắt (II) dễ dàng chuyển thành hợp chất sắt (III) khi tác dụng với chất oxi hoá , kể cả oxi không khí . -GV bổ sung : Ngoài tính khử , sắt (II) oxit và sắt (II) hiđroxit còn có tính bazơ . -GV: Từ tính chất của các hợp chất sắt (II) , người ta có thể điều chế các hợp chất như oxit , hiđroxit , muối sắt (II) như thế nào ? 3. Muối sắt (II) GV biểu diễn thí nghiệm TN: 2ml dung dịch FeSO4 + vài giọt dung dịch H2SO4 + dung dịch KMnO4. -HS quan sát hiện tượng giải thích -GV nhận xét : Từ các thí nghiệm trên cho thấy rằng hợp chất sắt (II) dễ dàng chuyển thành hợp chất sắt (III) khi tác dụng với chất oxi hoá , kể cả oxi không khí . -HS: Nêu cách điều chế muối sắt (II) Hoạt động 3: Hợp chất sắt (III) ( 15 ph) Mục tiêu: Học sinh hiểu tính chất hóa học chung của hợp chất Fe (III) là tính oxi hóa - GV Dựa vào khă năng tạo các số oxi hóa của Fe HS suy ra tính chất hóa học cơ bản của Fe+3 1. Sắt (II) oxit -GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lí của Fe2O3 - HS: Màu nâu đỏ, ko tan trong nước - GV: Fe2O3 là oxit bazơ nên có thể tác dụng với axit HS lấy vd - Oxit Fe2O3 bị các chất có tính khử khử về số oxi hóa thấp hơn - HS nêu cách điều chế Fe2O3 GV lấy ví dụ 2. Sắt (III) hidroxit -GV: Biểu diễn thí nghiệm . TN1: 2ml dung dịch Fe2(SO4)3 + vài giọt dung dịch NaOH. -HS: Quan sát thí nghiệm , giải thích hiện tượng và viết PTHH . HS: Có kết tủa nâu đỏ tạo thành Fe2(SO4)3 + 6NaOH à Fe(OH)3 + 3Na2SO4 - TN2: Nhỏ thêm dd H2SO4 vào kết tủa nâu đỏ. Hiện tượng HS: Kết tủa tan ra tạo dd có màu nâu đỏ à Tính bazơ 3. Muối sắt (III) GV: Biểu diễn thí nghiệm . TN1 : Ống 1: 2ml dung dịch FeCl3 + mảnh Cu Ống 2: 2ml dung dịch FeCl3 + mảnh Fe HS quan sát hiện tượng. Viết pư giải thích HS: Ống 1: dd nhạt màu vàng chuyển sang màu xanh, lá Cu tan ra Ống 1: dd nhạt màu vàng chuyển sang màu xanh nhạt, mảnh Fe tan ra à Muối Sắt (III) có tính oxi hóa GV: Muốn bảo vệ dd muối Sắt (II) trong PTN người ta thường cho 1 mẩu sắt vào dd muối Sắt (II) I . HỢP CHẤT SẮT (II) 1 . Tính chất hoá học của hợp chất sắt (II). Tính oxh Tính khử 0 +2 +3 Fe2 + + 2e .à Fe Fe2 + à Fe3 + + 1e . à Fe2 + vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Tính khử mạnh hơn tính oxi hóa 1. Sắt (II) oxit - Màu đen, ko có trong tự nhiên 3FeO + 10HNO3à 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O 4FeO + O2 2Fe2O3 - Điều chế” Fe2O3 + CO 2FeO + CO2 2. Sắt (II) hidroxit - Rắn, màu trắng xanh, ko tan trong nước. FeSO4 + 2NaOH à Fe(OH)2 + Na2SO4 pt ion Fe2+ + 2OH- à Fe(OH)2 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O à 4Fe(OH)3 . - Điều chế Fe2+ + 2OH- à Fe(OH)2 3. Muối sắt (II) - Đa số tan trong nước . 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 à 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O . 2FeCl2 + Cl2 à 2FeCl3 Chú ý: muối sắt (II) để lâu trong kk bị oxh thành muối sắt (III) - Điều chế: FeO + 2HCl à FeCl2 +H2O Fe(OH)2 + 2HCl à FeCl2 + 2H2O 2FeCl3 + Fe à 3FeCl2 II. Hợp chất sắt (III) Tính oxh 0 +2 +3 Fe3 + + 1e .à Fe+2 Fe3 + + 3e .à Fe à Fe3 + có tính oxi hóa 1. Sắt (III) oxit - Màu đỏ nâu, ko tan trong nước Fe2O3 + 6 HCl à 2FeCl3 + 3H2O Fe2O3 + CO 2FeO + CO2 Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 - Điều chế 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O Trong tự nhiên Fe2O3 có trong quặng hematit dùng để luyện gang. 2. Sắt (III) hidroxit - Rắn, màu nâu đỏ, ko tan trong nước. Fe2(SO4)3 + 6NaOH à 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 pt ion Fe3+ + 3OH- à Fe(OH)3 Fe(OH)3 + 3HCl à FeCl3 + 3H2O - PP điều chế: Fe3+ + 3OH- à Fe(OH)3 3. Muối sắt (III) - Đa số tan, dạng kết tinh thường ngậm nước 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2 - Điều chế: Fe2O3 + 6 HCl à 2FeCl3 + 3H2O Fe(OH)3 + 3HCl à FeCl3 + 3H2O 5. Tổng kết và hướng dẫn học bài ( 4 ph) 5.1. Tổng kết: - Hợp chất sắt (II) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Tính khử mạnh hơn tính oxi hóa - Hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hóa 5.2. Hướng dẫn học bài: - Hợp chất sắt (II) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Tính khử mạnh hơn tính oxi hóa - Hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hóa - Làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK trang 145 Bài 2: Đáp án C Bài 3: Đáp án B Bai 4: Đáp án B Bai 5: Đáp án D Bài học tiết tiếp theo: hợp kim của Sắt - Gang: Khái niệm, phân loại, sản xuất gang - Thép: Khái niệm, phân loại, sản xuất thép 6. Phụ lục: 7. Rút kinh nghiệm : - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng,thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docHOP CHAT CUA SAT.doc
Giáo án liên quan