A. Mục tiêu:
HS hiểu:
- Sự biến đổi cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh theo nhiệt độ.
- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
- So sánh được những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa oxi và lưu huỳnh.
Kĩ năng
- Biết được ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh.
- Viết các phư¬ơng trình phản ứng minh họa tính chất của S.
B. Chuẩn bị
- GV: Tranh mô tả cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của lưu huỳnh, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà
C. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy trình bày tính chất hoá học của oxi
- Nêu những điểm khác nhau giữa oxi và ozon
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 (Ban cơ bản) - Bài 30: Lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 30: LƯU HUỲNH
Mục tiêu:
HS hiểu:
Sự biến đổi cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh theo nhiệt độ.
Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học của lưu huỳnh.
Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
So sánh được những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa oxi và lưu huỳnh.
Kĩ năng
Biết được ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh.
Viết các phương trình phản ứng minh họa tính chất của S.
Chuẩn bị
GV: Tranh mô tả cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của lưu huỳnh, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà
Kiểm tra bài cũ
Em hãy trình bày tính chất hoá học của oxi
Nêu những điểm khác nhau giữa oxi và ozon
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
GV: Treo bảng tuần hoàn lên bảng, yêu cầu HS cho biết vị trí của lưu huỳnh, viết cấu hình electron, nhận xét số electron lớp ngoài cùng.
.
Hoạt động 2:
GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ tinh thể hai dạng thù hình của lưu huỳnh, từ đó yêu cấu HS rút ra nhận xét về tính bền, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
GV: yêu cầu HS xem thêm SGK
Hoạt động 3:
GV: Mô tả thí nghiệm: đun ống nghiệm đựng lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn, yêu cầu học sinh nhận xét.
GV: Bổ xung để đơn giản trong các phương trình phản ứng ta dùng ký hiệu S mà không dùng S8.
Hoạt động 4:
GV: Yêu cầu HS xác định số oxi hoá của lưu huỳnh trong các chất: H2S, S, SO2, H2SO4
GV: gợi ý HS dự đoán tính chất của lưu huỳnh.
Hoạt động 5:
GV: Mô ta thí nghiệm: Cu + S ,yêu cấu HS viết phương trình phản ứng.
GV: Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng Fe tác dụng với S, H2 tác dụng với S. Xác định sự thay đổi số oxi hoá của lưu huỳnh từ đó rút ra nhận xét?
GV: Bổ xung Hg tác dụng với S ngay ở nhiệt độ thường.
Hoạt động 6:
GV: Hướng dẫn HS viết phương trình hoá học của phản ứng S tác dụng với O2, F2. Yêu cầu HS xác định sự thay đổi về số oxi hoá của lưu huỳnh, từ đó cho nhận xét?
Hoạt động 7:
GV: Hướng dẫn HS đọc SGK và liên hệ thực tiễn rút ra những ứng dụng của lưu huỳnh.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thêm SGK.
Hoạt động 8:
GV: Yêu cầu các em nghiên cứu SGK và tóm tắt trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh?
I. Vị trí, cấu hình electron của nguyên tử
-Vị trí: + Z = 16
+ Chu kì 3
+ Nhóm VI
- Cấu hình electron:
1s22s22p63s23p4
=> Lớp ngoài cùng có 6 electron trong đó có 2 electron độc thân.
II. Tính chất vật lý
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
-Lưu huỳnh có hai dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sa), lưu huỳnh đơn tà (Sb).
Kết luận: Hai dạng thù hình khác nhau về tính chất vật lý, có thể biến đổi qua lại với nhau tuỳ theo nhiệt độ.
1190C
1870C
4450C
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý
SRắn ® SLỏng ® SQuánh ® SHơi
Vàng Vàng Nâu đỏ Nâu đỏ
Ở 1400oC hơi lưu huỳnh là những phân tử S2
Ở 1700oC hơi lưu huỳnh là những nguyên tử S.
III. Tính chất hoá học của lưu huỳnh
S có các số oxi hóa sau: -2, 0, +4, +6 => Đơn chất lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
1. Lưu huỳnh tác dụng với kim lọai và hiđro
+ Tác dụng với kim loại:
0 0 –2
S + Cu CuS
0 0 –2
S + Fe FeS
+ Tác dụng với H2:
0 0 –2
S + H2 H2S
=> Trong các phản ứng này S thể hiện tính oxi hóa:
0 –2
S+ 2eS.
S tác dụng với Hg ngay ở nhiệt độ thường:
0 0 –2
S + Hg HgS
2. Tác dụng với phi kim
- ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng được với nhiều phi kim mạnh hơn:
0 0 +4 –2
S + O2 SO2.
0 0 +6 –1
S + F2 SF6.
=> Trong các phản ứng này, S thể hiện tính khử:
0 +4
S S + 4e
0 +6
S S + 6e.
IV. Ứng dụng của lưu huỳnh
- Dùng để sản xuất axit H2SO4 :
S SO2 SO3 H2SO4
- Lưu hóa cao su, sản xuất diêm, dược phẩm, chất trừ sâu, phẩm nhuộm,…(SGK).
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh
* Trạng thái tự nhiên:
Có nhiều ở dạng đơn chất tạo thành các mỏ lớn trong lòng đất.
ở dạng hợp chất như muối sunfat, muối sunfua,…
* Khai thác lưu huỳnh trong tự nhiên: dùng thiết bị đặc biệt.
cũng cố
GV: nhắc lại các kiến thức trong bài, yêu cầu HS nắm vững tính chất hóa học của lưu huỳnh và làm bài tập ở nhà
File đính kèm:
- Bai 30.doc