1. Về kiến thức :
HS biết :
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4.
- Các gia đoạn sản xuất axit sunfuric , vai trò của H2SO4 đối với nền kinh tế quốc dân
- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.
HS hiểu :
- H2SO4 loãng có tính axit mạnh
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) gây ra bởi gốc SO trong đó S có số oxi hóa cao nhất (+6)
2. Về kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric.
- Viết PTHH minh hoạ tính chất và điều chế.
- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác( CH3COOH, H2S .)
- Giải được bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
- Các tranh khổ A4 về cấu tạo phân tử H2SO4 ; về sơ đồ sản xuất H2SO4
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 45: Hợp chất có oxi của Lưu huỳnh (Tiếp theo) - Đặng Huyền Trân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh : Đặng Huyền Trân Ngày : 05/03/10
GVHD : Đặng Ngọc Hiền Tiết : 02
Lớp : 10A7
Trường : THPT Thủ Đức
Bài 45 : HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH (TT)
Mục tiêu bài học :
Về kiến thức :
HS biết :
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4.
- Các gia đoạn sản xuất axit sunfuric , vai trò của H2SO4 đối với nền kinh tế quốc dân
- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.
HS hiểu :
- H2SO4 loãng có tính axit mạnh
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) gây ra bởi gốc SO trong đó S có số oxi hóa cao nhất (+6)
Về kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric.
- Viết PTHH minh hoạ tính chất và điều chế.
- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác( CH3COOH, H2S ...)
- Giải được bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
- Các tranh khổ A4 về cấu tạo phân tử H2SO4 ; về sơ đồ sản xuất H2SO4
Chuẩn bị :
- Một số TN tính axit, tính oxihóa của H2SO4
+ Dd H2SO4 loãng và đặc , Zn , quỳ tím , Cu , S.
+ Giá TN, giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống dẫn, đèn cồn…
Hoạt động dạy học :
Vào bài mới : Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu thêm một hợp chất có oxi của lưu huỳnh rất quan trọng là hóa chất hàng đầu trong các ngành sản xuất là axit sunfuric.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
III. Axit sunfuric H2SO4
1. Cấu tạo phân tử
HĐ1 : Dựa vào cấu hình e của nguyên tử S ở trạng thái kích thích số oxi hóa cực đại của S là +6 ® h/s đề xuất công thức cấu tạo của H2SO4.
2. Tính chất vật lý
HĐ2 : Cho học sinh xem lọ đựng axit H2SO4®nhận xét
Nêu qui tắc pha loãng phải rót từ từ axit vào nước vì : quá trình hòa tan H2SO4 phát nhiệt nhiều nên khi ta đổ nước vào axit nước sẽ sôi đột ngột làm bắn tung tóe axit và có thể gây nổ (nhắc nhở HS tuyệt đối không làm ngược lại)
3. Tính chất hoá học
a) H2SO4 loãng
HĐ3 : Các em hãy nhắc lại một số tính chất chung của axit đã được học.
H2SO4 loãng cũng có những tính chất này làm một số TN minh họa :
_ Với quỳ tím : hóa đỏ
_ Với Zn : Zn tan hết giải phóng khí hidro
_ Mời một HS lên bảng viết một số PTPƯ minh họa TCHH H2SO4 của loãng
b) H2SO4 đặc
- Nhìn vào CTCT của H2SO4. S có số ôxi hóa +6 có thể nhận e ® trạng thái số ôxi hóa thấp hơn ® H2SO4 có tính oxi hóa mạnh.
* Tác dụng với Kim loại :
- GV làm thí nghiệm: Đun nóng Cu với H2SO4 đặc ® có phản ứng và có khí thoát ra, thử quỳ tím ẩm ® HS nhận xét
* Tác dụng với phi kim
- H2SO4 đặc có thể oxi hóa một số phi kim
*Oxi hoá 1số hợp chất có tính khử
- H2SO4 đặc có thể tác dụng với một số hợp chất có tính khử
* Tính háo nước :
- H2SO4 đặc chiếm nước kết tinh của nhiều muối hidrat ( muối ngậm nước ) hoặc chiếm các nguyên tố H và O.
4. Ứng dụng
Cho Hs xem sơ đồ ứng dụng của H2SO4 trong đời sống và sản xuất
5. Sản xuất axit sunfuric
Sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc gồm 3 giai đoạn chính
Chú ý: ở giai đoạn 3 người ta không dùng trực tiếp nước để hấp thụ SO3 mà phải dùng axit đặc hấp thụ SO3 tạo ra oleum rồi mới pha loãng oleum bằng axit loãng hơn.
6. Muối sunfat và nhận biết ion SO
Muối của axit sunfuric gọi là muối sunfat. Có hai loại muối: muối axit, muối trung hoà.
III. Axit sunfuric H2SO4
1. Cấu tạo phân tử
Viết công thức cấu tạo của H2SO4, nhận xét lưu huỳnh có số oxh cực đại bằng + 6
2. Tính chất vật lý
- là chất lỏng, không màu
3. Tính chất hoá học
a) H2SO4 loãng
- làm quỳ tím hóa đỏ
- tác dụng với kim loại trước H ( Kl hoạt động )
- tác dụng với muối của axit yếu
- tác dụng với oxit bazơ và bazơ
b) H2SO4 đặc
* Tác dụng với Kim loại :
- Dd có màu xanh lam ( màu của muối đồng ), quỳ tím ẩm mất màu sinh ra khí SO2
- HS tự viết PTPƯ à nhận xét và xác định số oxi hoá, cho biết vai trò của các chất rồi cân bằng theo phản ứng oxi hoá khử
* Tác dụng với phi kim
Hs cân bằng phản ứng
*Oxi hoá 1 số hợp chất có tính khử
Hs cân bằng phản ứng
* Tính háo nước :
4. Ứng dụng
Học sinh phân tích sơ đồ 6.15 để rút ra các ứng dung quan trọng của H2SO4 trong đời sống và sản xuất.
5. Sản xuất axit sunfuric
Hoàn thành các phương trình trong các giai đoạn điều chế axit sunfuric
6. Muối sunfat và nhận biết ion SO
Rút ra phương pháp nhận biết muối sunfat và axit sunfuric dựa vào tính tan của muối sunfat
III. Axit sunfuric H2SO4
1. Cấu tạo phân tử
- Công thức cấu tạo
(a) (b)
Lưu huỳnh có số oxh cực đại = + 6
2. Tính chất vật lý
-là chất lỏng, sánh, không màu, không bay hơi.
- Tan vô hạn trong nước và toả nhiều nhiệt. Khi pha loãng H2SO4 ta phải đổ axit từ từ vào nước và khuấy đều.
- H2SO4 đặc rất háo nước nên dùng để làm khô các chất khí .
- H2SO4 đặc gây bỏng nặng
- H2SO4 đặc có thể hấp thu 1 lượng khí SO3 tạo thành một hh gọi là oleum
3. Tính chất hoá học
a) H2SO4 loãng :
- làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với KL hoạt động ,oxit bazơ, bazơ và muối của axit yếu
H2SO4 + Zn ® ZnSO4 + H2
H2SO4 + CaO ® CaSO4 + H2O
H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4+ 2H2O H2SO4 + Na2CO3 ® Na2SO4 + CO2 + H2O
Kết luận: H2SO4 là một axit mạnh.
Lưu ý :
- H2SO4 loãng không tác dụng với những kim loai đứng sau hidro
Cu + H2SO4 không phản ứng
- tác dụng với muối đk phản ứng xảy ra là sản phẩm phải là chất khí hay chất kết tủa
b) H2SO4 đặc
Có tính oxi hóa mạnh
* Tác dụng với Kim loại :
0 +6 t0 +2 +4
Cu + 2H2SO4đCuSO4 + SO2
+ 2H2O
0 +6 +2 -2
4Zn + 5H2SO4đ 4ZnSO4 +H2S
+ 4H2O
KL: Axit H2SO4 oxihoá hầu hết các KL (trừ Au, Pt). Al, Fe, Cr thụ động với H2SO4 đặc, nguội.
Lưu ý : Đ/v những KL đứng trước H cho sản phẩm khử có thể là : SO2 , H2S , S. Còn những KL đứng sau H cho một sản phẩm khử duy nhất là SO2
* Tác dụng với phi kim
2H2SO4, đặc + S ® 3SO2 + 2H2O
2H2SO4 + C ® 2H2O + 2SO2 + CO2
* Oxi hoá 1 số hợp chất có tính khử
H2SO4, đặc + 2HI ® I2 + 2H2O + SO2
H2SO4, đặc + H2S ® SO2 + 2H2O + S ¯
* Tính háo nước :
CuSO4. 5 H2O ® CuSO4 +5 H2O
(màu xanh ) ( màu trắng )
Hợp chất gluxit tác dụng với H2SO4 đặc bị biến thành C (than )
Cn(H2O)m nC + mH2O
4. Ứng dụng
xem sơ đồ SGK trang 186.
5. Sản xuất axit sunfuric
Phương pháp tiếp xúc
B1: Sản xuất SO2
Đốt quặng pirit sắt :
4FeS2 + 11O2 8SO2 + 2Fe2O3
V2O5
t00
B2: Sản xuất SO3
2SO2 + O22 SO3
B3: Sản xuất H2SO4
- Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 đặc 98%
H2SO4 đặc + nSO3 ® H2SO4.nSO3
H2SO4.nSO3 +nH2O ®(n+1) H2SO4
(oleum)
6. Muối sunfat và nhận biết ion SO
_ Có hai lọai muối sunfat:
+ Muối trung hoà chứa ion
+ Muối axit chứa ion
- Đa số muối sunfat trung hòa đều tan trừ BaSO4, PbSO4 không tan và CaSO4 , Ag2SO4 ít tan.
- Nhận biết ion : Dùng dung dịch muối bari hoặc Ba(OH)2 sinh ra kết tủa trắng BaSO4 không tan trong axit hoặc kiềm
H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4trắng + 2HCl
Na2SO4+BaOH ®BaSO4 trắng+2NaOH
Củng cố :
_ Hs lưu ý khi nhắc đến H2SO4 phải xem axit đó là loãng hay đặc bởi vì hai tính chất của chúng hoàn toàn khác nhau. H2SO4 loãng thì không có tính oxi hóa mạnh mà nó chỉ là một axit mạnh, còn H2SO4 đặc thì nó là một chất oxi hóa mạnh có thể oxi hóa được nhiều chất và có một tính chất đặc biệt là tính háo nước.
File đính kèm:
- giao am hoa hoclop 10H2SO4.doc