Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh - Phạm Thanh Kì

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

§ Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxi hoá mạnh, trong đó oxi là chất oxi hoá mạnh hơn lưu huỳnh.

§ Hai dạng thù hình của nguyên tố oxi là O2 và O3.

§ Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá của nguyên tố với những tính chất hoá học của oxi, lưu huỳnh.

§ Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất lưu huỳnh phụ thuộc vào trạng thái oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất.

§ Giải thích được các hiện tượng thức tế liên quan đến tính chất của lưu huỳnh và các hợp chất của nó.

2. Kĩ năng:

§ Viết cấu hình electron nguyên tử của oxi và lưu huỳnh.

§ Giải các bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh.

II. CHUẨN BỊ:

 GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập.

 HS: Tổng kết lí thuyết cơ bản của chương và chuẩn bị các bài tập SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh - Phạm Thanh Kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 34: LUYỆN TẬP: OXI VÀ LƯU HUỲNH MỤC TIÊU: Kiến thức: Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxi hoá mạnh, trong đó oxi là chất oxi hoá mạnh hơn lưu huỳnh. Hai dạng thù hình của nguyên tố oxi là O2 và O3. Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá của nguyên tố với những tính chất hoá học của oxi, lưu huỳnh. Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất lưu huỳnh phụ thuộc vào trạng thái oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất. Giải thích được các hiện tượng thức tế liên quan đến tính chất của lưu huỳnh và các hợp chất của nó. Kĩ năng: Viết cấu hình electron nguyên tử của oxi và lưu huỳnh. Giải các bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh. CHUẨN BỊ: GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập. HS: Tổng kết lí thuyết cơ bản của chương và chuẩn bị các bài tập SGK. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HĐ của GV HĐ của HS A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG Hoạt động 1: (10 phút) I. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA OXI VÀ LƯU HUỲNH GV cho hs thảo luận theo những câu hỏi sau: - Viết cấu hình electron của nguyên tử O và S và cho biết độ âm điện của oxi và lưu huỳnh? - Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử O và S hãy dự đoán tính chất hoá học của chúng? Viết pthh minh hoạ? II. TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH Hoạt động 2: (10 phút) GV cho hs thảo luận theo những câu hỏi sau: - Tính chất hóa học cơ bản của H2S là gì? Giải thích? Cho ví dụ minh họa? - Vì sao SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử? Giải thích? Cho ví dụ? - Vì sao H2SO4 chỉ có tính oxi hóa? Thành phần nào đóng vai trò “chất oxi hóa” trong H2SO4 loãng và trong H2SO4 đặc? Hoạt động 3: (60 phút) Cho hs giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (SGK): Bài 1: Gọi HS trả lời giải thích tại sao chọn đáp án đó. Bài 2: Gọi HS trả lời giải thích tại sao chọn đáp án đó. Bài 3: Gọi HS giải thích tại sao? Viết pthh? nhận xét. Bài 4: Gọi HS trình bày 2 phương pháp đ/c H2S? Viết pthh? nhận xét. Bài 5: Gọi HS trình bày phương pháp phân biệt? Viết pthh nếu có? nhận xét. Bài 6: Gọi HS trình bày cách nhận biết sau khi đã chọn thuốc thử? Viết pthh? nhận xét. Bài 7: Gọi HS giải thích bằng pthh? Viết pthh? nhận xét. Bài 8: Gọi HS lên bảng trình bày cách giải nhận xét. GV bổ sung khi cần. HS thảo luận: 1. Cấu hình electron của nguyên tử: 8 16 O: 1s2 2s2 2p4 S: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 2. Độ âm điện: 3. Tính chất hoá học cơ bản: - Oxi thể hiện tính oxi hoá rất mạnh: 2Mg + O2 2MgO C + O2 CO2 2CO + O2 2CO2 - Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hoá mạnh: Fe + S FeS H2 + S H2S Hg + S HgS - Lưu huỳnh thể hiện tính khử: S + O2 SO2 S + 3F2 SF6 HS thảo luận: 1. H2S thể hiện tính khử vì lưu huỳnh có số oxi hoá -2 thấp nhất: H2S + O2 2S + 2H2O 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O 2. SO2 vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử vì lưu huỳnh có số oxi hoá +4 trung gian: a. Tính oxi hóa: SO2 + 2H2S 3S + 2H2O b. Tính khử: SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 3. Vì lưu huỳnh có số oxi hoá +6 cao nhất: a. Với H2SO4 loãng H+ đóng vai trò tác nhân oxi hóa: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 b. Với H2SO4 đặc SO đóng vai trò tác nhân oxi hóa (H+ làm môi trường): Cu +2H2SO4 đ CuSO4 + SO2 + 2H2O HS: Đáp án D HS: 1. Đáp án C 2. Đáp án B HS: a. Vì lưu huỳnh trong H2S có số oxi hóa là -2 thấp nhất chỉ thể hiện tính khử. Vì lưu huỳnh trong H2S có số oxi hóa là +6 cao nhất chỉ thể hiện tính oxi hóa. b. Pthh: 2H2S + SO2 3S + 2H2O Cu + 2H2SO4đ CuSO4 + SO2+ 2H2O HS: Hai phương pháp: Phương pháp 1: Fe + S FeS FeS + 2HCl H2S + FeCl2 Phương pháp 2: Fe + 2HCl H2 + FeCl2 H2 + S H2S HS: - Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết khí O2. - Còn lại 2 bình là khí H2S và SO2 mang đốt khí nào cháy được là H2S, khí không cháy là SO2. 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O HS thảo luận: Lấy mỗi dd 1 ít cho mỗi lần thử: Dùng BaCl2 nhỏ vào 3 ống nghiệm: - Có kết tủa trắng là 2 ống đựng H2SO4 và H2SO3. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl H2SO3 + BaCl2 BaSO3 + 2HCl - Ống còn lại không có hiện tượng là HCl. Lấy dd HCl vừa nhận được cho vào các kết tủa, nếu kết tủa tan là BaSO3 nhận H2SO3 và không tan là BaSO4 nhận H2SO4. BaSO3 + 2HCl BaCl2 + SO2 + H2O HS thảo luận: a. Khí H2S và SO2 không thể tồn tại trong cùng một bình chứa vì H2S là chất khử mạnh, khi tiếp xúc với SO2 sẽ xảy ra phản ứng: 2H2S + SO2 3S + 2H2O b. Khí O2 và Cl2 có thể tồn tại trong một bình vì O2 không tác dụng trực tiếp với Cl2. c. Khí HI và Cl2 không tồn tại trong một bình vì Cl2 là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử mạnh. Cl2 + 2HI I2 + 2HCl HS thảo luận: Gọi x, y là số mol của Zn, Fe trong hỗn hợp Phương trình hóa học: Zn + S ZnS x x Fe + S FeS y y Vì S dư Zn, Fe phản ứng hết. ZnS + H2SO4 ZnSO4 + H2S x x FeS + H2SO4 FeSO4 + H2S y y Ta có hệ pt: Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là: Hoạt động 4: củng cố – bài tập về nhà(10 phút). Hướng dẫn hs giải thêm một số bài tập về nhà: Từ KMnO4, FeS, Zn và dd HCl hãy viết pthh điều chế 6 chất khí khác nhau. Trộn ag Fe và bg S rồi nung một thời gian trong bình kín (không có mặt oxi). Sau phản ứng đem phần chất rắn thu được cho tác dụng với lượng dư dd HCl thu được 3,8g chất rắn X không tan, dd Y và 4,48 lít khí Z (đktc). Dẫn khí Z qua dd Cu(NO3)2 dư thu được 9,6g kết tủa đen. a. Tính a và b. b. Hỏi khi đun nóng hỗn hợp có bao nhiêu % Fe và bao nhiêu % S đã tham gia phản ứng. Cho khí SO2 lội chậm qua 10ml dd gồm FeSO4 và Fe2(SO4)3 sau đó thêm NaOH cho đến dư, thấy có kết tủa xanh nhạt. Lắc mạnh hỗn hợp trong không khí thấy có kết tủa nâu đỏ. Giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí H2S (đktc) rồi hòa tan sản phẩm khí sinh ra vào 80ml dd NaOH 25% (d = 1,28g/ml). Xác định số mol muối được tạo thành.

File đính kèm:

  • docB 34.doc