I.- Mục tiêu
1. Kiến thức cơ bản : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt .
2. Kỹ năng cơ bản : Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm .
Biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng .
3. Thái độ : Vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua hai điểm .
II.- Chuẩn bị
1. Thầy: thước thẳng
2. Trò: Chuẩn bị bài.
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 3
ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
I.- Mục tiêu
1. Kiến thức cơ bản : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt .
2. Kỹ năng cơ bản : Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm .
Biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng .
3. Thái độ : Vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua hai điểm .
II.- Chuẩn bị
1. Thầy: thước thẳng
2. Trò: Chuẩn bị bài.
III.- Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- Thế nào là ba điểm thẳng hàng?
- Nêu quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng?
- Làm bài tập 12 sgk.
- Nhận xét và cho điểm.
- HS1 trả lời câu hỏi
- HS2 làm bài tập 12 sgk.
3. Bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Nội dung 1. Vẽ đường thẳng(12 phút)
- Vẽ đường thẳng d đi qua điểm A
- Có thể vẽ đường thẳng khác đi qua điểm A không ?
- Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua điểm A .
- Cho thêm điểm B khác A. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A và B ? Vẽ được mấy đường thẳng như thế?
- Nhấn mạnh Có một và chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm A ,B
- Hướng dẫn HS vẽ hình.
- Có thể vẽ được mấy đường thẳng qua hai điểm?
- Kết luận.
- Học sinh vẽ hình trên bảng .
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời .
- Suy nghĩ
- Quan sát cách vẽ hình.
- Học sinh trả lời .
1.- Vẽ đường thẳng :
Nhận xét :
Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B .
Nội dung 2. Tên đường thẳng(12 phút)
- Trình bày cách gọi tên đường thẳng .
? Nếu đường thẳng chứa ba điểm A ,B ,C thì gọi tên đường thẳng đó như thế nào ?
- Nhận xét và nêu sáu cách gọi tên. (Đường thẳng AB , BA , AC , CA , BC, CB )
- Chú ý cách gọi tên.
- Làm theo nhóm và trình bày câu trả lời.
- Nhận biết sáu cách gọi tên.
2.- Tên đường thẳng :
- Gọi tên hai điểm thuộc đường thẳng đó .
Ví dụ :
B
A ·
·
Đường thẳng AB hay đường thẳng BA
Hoặc có thể gọi tên đường thẳng bằng hai chữ thường
x y
Đường thẳng xy hoặc đường thẳng yx
Nội dung 3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.(13 phút)
- Các đường thẳng trên có tên khác nhau nhưng chỉ
là một, các đường thẳng
đó gọi là trùng nhau
- Nhìn hình vẽ gọi tên hai đường thẳng ?
- Hai đường thẳng đó có điểm nào chung ?
- Có mấy điểm chung ?
- Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau và điểm chung đó gọi là giao điểm của hai đường thẳng
- Hai đường thẳng ở hình 20 có mấy điểm cung?
- Hai đường thẳng không có điểm nào chung gọi là hai đường thẳng song song
- Hai đường thẳng a và b như hình vẽ có phải là hai đường thẳng song song không ?
- Kết luận.
- Quan sát hình 18 sgk
- Quan sát hình 19 sgk
(Đường thẳng AB và đường thẳng AC)
- Hai đường thẳng đó có điểm A chung
- Chỉ có một điểm chung .
- Không có điểm chung.
Không, vì khi kéo dài hai đường thẳng cắt nhau.
3.- Đường thẳng trùng nhau,cắt nhau, song song.
- Trùng nhau
- cắt nhau
- Song song
Chú ý :
- Hai đường thẳng không trùng nhau gọi là hai đường thẳng phân biệt .
- Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc chỉ có một điểm chung hoặc song song
4. Củng cố(2 phút)
Làm bài tập 15 sgk
- Nhận xét.
Bài 15 sgk
a) đúng
b) sai
5. Dặn dò (1 phút)- Học bài và làm bài tập 17, 18, 19,20 sgk.
- Chuân bị trước bài tiếp theo.
Kí duyệt, ngày tháng năm 2011
TT
Lê Thị Hồng
File đính kèm:
- hht3.doc