Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Tiết 19 đến Tiết 33

I- Mục tiêu :

 1- Về kiến thức :

 - Hiểu được một số nội dung cơ bản về lý thuyết bắn.

 - Biết cách tập bắn mục têu cố định bằng súng tiểu liên AK và súng trường CKC.

 2- Về kỹ năng :

 -Thực hiện thành thạo động tác bắn tại chỗ bằng súng tiểu liên AK và súng trường CKC.

 -Lấy được đường ngắm nhanh, chính xác đáp ứng được yêu cầu của bài bắn.

 - Rèn luyện tâm lý vững vàng,tự tin khi thực hành bắn súng.

 3- Về thái độ :

 - Xây dựng niềm tin vào vũ khí, trang bị

 -Tích cực tự giác học tập và rèn luyện không ngừng nâng cao kết quả học tập.

II- Cấu trúc nội dung và phân bố thời gian :

 1- Cấu trúc nội dung : Bài học gồm 4 phần :

 - Một số nội dung cơ bản về lý thuyết bắn .

 - Động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK.

 

doc29 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Tiết 19 đến Tiết 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2009 Tiết 29 : Kiểm tra một tiết (Bài 5,6) I- Mục đích yêu cầu : Nhằm đánh giá kết quả học tập của HS Làm sáng tỏ mức độ đạt đượccủa HS về kiến thức. Yêu cầu : Thực hiện nghiêm túc trong giờ kiểm tra,chấp hành tốt các qui định mà GV đề ra trong giờ kiểm tra . II- Nội dung kiểm tra : Thực hành động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK. động tác ngắm trúng,chụm của súng tiểu liên AK. Thực hành ném lựu đạn trúng đích . III- biểu điểm : + Loại giỏi : 9-10 Điểm Thực hiện thành thạo,KT động tác bắn tại chỗ,KT ngắm trúng,chụm ,KT ném lựu đạn trúng đích đạt được vòng 9,10. + Loại khá : 7-8 Điểm Thực hiện thành thạo,KT động tác bắn tại chỗ,KT ngắm trúng,chụm ,KT ném lựu đạn trúng đích đạt được vòng 7,8 + Loại đạt : 5-6 Điểm Thực hiện thành thạo,KT động tác bắn tại chỗ,KT ngắm trúng,chụm ,KT ném lựu đạn trúng đích đạt được vòng 5,6 + Loại Không đạt : Không thực hiện được các tiêu chí trên. VI- Phần kết thúc : Công bố kết quả kết quả kiểm tra. Nhận xét đánh giá giờ kiểm tra. Phổ biến nội dung,vật chất chuẩn bị cho giờ học sau. xuống lớp . Ngày 29/ 03/2009 Tiết 30 : Bài 7 : Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương I- Mục tiêu : 1- Về nhận thức : HS nắm được mục đích,các nguyên tắc cơ bản cầm máu tạm thời,cố định tạm thời xương gãy và hô hấp nhân tạo . 2- về kỹ năng : Làm được các kỹ thuật cầm máu tạm thời,cố định tạm thời xương gãy,hô hấp nhân tạo và vận chuyển người bị thương, bị nạn . 3- Về thái độ : Có tinh thần ,thái độ tích cực luyện tập,vận dụng linh hoạt vào trong thực tê cuộc sống. II- Cấu trúc nội dung và phân bô thời gian : 1- Cấu trúc nội dung : - Phần lý thuyết : + Cầm máu tạm thời . + Cố định tạm thời xương gãy. + Hô hấp nhân tạo . + Kỹ thuật chuyển thương. - Phần thực hành : + Quan sát GV thực hiện động tác mẫu. + Luyện tập các kỹ thuật cầm máu tạm thời,cố định tạm thời xương gãy, hô hấp nhân tạo và kỹ thuật chuyển thương dưới sự hướng dẫn của GV. 2- Nội dung trọng tâm : - Các biện pháp cầm máu tạm thời,các KT cố định tạm thời xương gãy. - Các phương pháp hô hấp nhân tạo và kỹ thuật chuyển thương . 3- Thời gian :- Tổng số thời gian bài học 5tiết (gồm 1tiết lý thuyết và 4tiết thực hành ) - Phân bố thời gian cụ thể như sau : - Phần lý thuyết :1tiết - Phần thực hành : 4tiết III- Chuẩn bị : 1- Đối với GV : * Chuẩn bị nội dung : Tranh ảnh minh hoạ,các kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương giúp HS dễ tiếp thu bài học. Thực hiện thành thạo kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương . * Chuẩn bị phương tiện dạy học : - Giáo án,mô hình ,tranh vẽ. - Các loại băng, dây ga rô,nẹp và cáng. 2- Đối với HS : - SGK giáo dục quốc phòng- An ninh lớp 11,vở ghi chép ,bút viết,các loại băng (mỗi loại 1cuộn ) - Mỗi tổ học tập : Mỗi loại nẹp 1bộ cùng bông, băng ; 1bộ cáng thương. IV- Tiến trình dạy học : - Cấp cứu và chuyển thương là những kỹ thuật đầu tiên,đơn giản,cần được tiến hành ngay tại nơi bị thương,bị nạn. Nếu làm tốt các KT này có tác dụng ngăn chặn tức thời những triệu chứng đe doạ đến tính mạng nạn nhân,tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu chữa ở tuyến sau . - Bài học này nhằm cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về cầm máu tạm thời,cố định tạm thời xương gãy,hô hấp nhân tạo và KT chuyển thương nhằm giúp người học có thể thực hiện được các KT này trong những trường hợp cần thiết khi gặp các tai nạn xảy ra. Phần lý thuyết * Hoạt động 1 : Cầm máu tạm thời (30 phút) Hoạt động của HS Hoạt động của GV - nghe giảng, kết hợp ghi chép * Hướng dẫn HS đọc nội dung mục I trong SGK,vận dụng hiểu biết và kiến thứcđã học để nắm được : * Mục đích của cầm máu tạm thời : Phải nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng những biện pháp đơn giản để hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu .Góp phần cứu sống tính mạng người bị nạn . * Nguyên tắc cầm máu tạm thời : Phải khẩn trương ,nhanh chóng làm ngừng chảy máu ; phải sử trí đúng chỉ định theo tính chất của vết thương và phải đúng quy trình kỹ thuật mới đem lại kết quả cao. * Phân biệt các loại chảy máu : Căn cứ vào mạch máu bị tổn thương người ta có thể chia ra thành 3 loại chảy máu : Chảy máu mao mạch ; chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ ; chảy máu động mạch. - chảy máu mao mạch : máu đỏ thẫm,thấm ra tại chỗ bị thương,lượng máu ít hoặc rất ít có thể tự cầm sau ít phút. - Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ :Máu đỏ thẫm,chảy ri rỉ tại chỗ bị thương,lượng máu vừa phải,không nguy hiểm,nhanh chóng hình thành các cục máu bít các tĩnh mạchbị tổn thương lại . - Chảy máu động mạch : Máu đỏ tươi,chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài ,lượng máu có thể nhiều hoặc rất nhiều tuỳ theo động mạch bị tổn thương . - Củng cố : GV nêu câu hỏi ,hướng dẫn nội dung ôn tập,hướng dẫn đọc SGK và tài liệu tham khảo - Nhắc nhở HS ôn tập bài nghiên cứu đề kiểm tra trắc nghiệm . Ngày 05/ 04/2009 Tiết 31 : Thực hành các biện pháp cầm máu tạm thời ( Mục I, 4- a,b,c,d,e,f SGK) a- Tiến trình giảng bài : * ổn định tổ chức lớp : - ổn định nề nếp lớp học. - Kiểm tra sĩ số HS. - Kiểm tra sân bãi, dụng cụ * Kiểm tra bài cũ : ( 1-2 HS.) 1- em hãy nêu nguyên tắc cầm máu tạm thời ? 2- em hãy phân bệt các loại chảy máu ? * Hoạt động 2 : Các biện pháp cầm máu tạm thời . Hoạt động của HS Hoạt động của GV HS chuẩn bị vật chất phục vụ cho tập luyện Gồm : + Băng cuộn ,dây cao su to bản (3- 4cm ) + trang phục tập luyện đầy đủ, gọn gàng - Quan sát động tác mẫu của GV - Tập luyện theo nhóm - Tập luyện theo nhóm * GV phổ biến và hướng dẫn cho HS hiểu và nắm được các biện pháp cầm máu tạm thời,cụ thể gồm các biện pháp sau : - ấn động mạch : Dùng các ngón tay ( dùng các ngón cá hoặc các ngón khác ) ấn đè trên đường đi của động mạch,làm động mạch bị ép chặt giữa ngón tay ấn và nền xương, máu ngừng chảy ngay tức khắc. ấn động mạch có tác dụng cầm máu nhanh ,ít gây đau và không gây tai biến nguy hiểm cho người bị thương . ấn động mạch chỉ là biện pháp cầm máu tức thời,sau đó phải thay thế bằng các biện pháp khác . - Gấp chi tối đa : Là biện pháp cầm máu đơn giản ,mọi người có thể tự làm được . + Gấp cẳng tay vào vào cánh tay. + Gấp cánh tay vào thân người có con chèn. - Băng ép : Là phương pháp băng vết thương với các vòng băng xiết tương đối chặt đè ép vào bộ phận bị tổng thương tạo điều kiện cho việc hình thành các máu làm ngừng chảy ra ngoài. - Cách tiến hành : + Đặt một lớp gạc và bông hút phủ kín vết thương. + Đặt một lớp bông mỡ dày phủ lên lớp bông gạc, băng theo kiểu xoắn vòng hoặc số 8. - Băng chèn : Là kiểu băng đè ép như ấn động mạch,không phải bằng ngón tay mà bằng một vật cứng tròn,nhẵn không sắc cạnh ,gọi là con chèn,được đặt vào vị trí trên đường đi của động mạch,càng sát càng tốt,sau đó cố định con chèn bằng nhiều vòng băng xiết tương đối chặt . - Băng nút : Là cách băng ép,có dùng thêm bấc gạc đã triệt khuẩn,nhét chặt vào miệng vết thương tạo thành các nút để cầm máu. - Ga rô : Là biện pháp cầm máu tạm thời bằng sợi dây cao su xoắn chặt vào đoạn chi làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. + Thứ tự thực hành ga rô : ấn động mạch phía trên vết thương,lót vải gạc chỗ định ga rô,đặt dây ga rô rồi từ từ xoắn ,vừa xoắn vừa bỏ tay ấn động mạch ra,theo dõi không thấy máu chảy là được . - GV hướng dẫn cho HS tập luyện ,quan sát các nhóm tập luyện và sửa sai cho từng nhóm HS. b - Củng cố dặn dò : - GV gọi 1-2 HS Thực hiện động tác thực hành các biện pháp cầm máu tạm thời. - Cho 1-2 HS nhận xét KT động tác của bạn mình. - GV nhận xét đánh giá bổ sung,những điểm HS còn khiếm khuyết. - Ra bài tập về nhà. - Xuống lớp. Ngày 12/ 04/2009 Tiết 32 : Thực hành cố định tạm thời xương gãy ( Mục 1,2,3,4 sgk ) a- Tiến trình giảng bài : * ổn định tổ chức lớp : - ổn định nề nếp lớp học. - Kiểm tra sĩ số HS. - Kiểm tra sân bãi, dụng cụ * Kiểm tra bài cũ : ( 1-2 HS.) 1- Em hãy trình bày các biện pháp cầm máu tạm thời ? 2- Em hãy thực hành thứ tự động tác ga rô ? * Hoạt động 3 : Cố định tạm thời xương gãy . Hoạt động của HS Hoạt động của GV HS chuẩn bị vật chất phục vụ cho tập luyện Gồm :  - Băng,bông, nẹp tre các loại. - Tập luyện theo nhóm * GV hướng dẫn HS đọc nội dung mụcII trong SGK,vận dụng hiểu biết và kiến thức đã học để nắm được : + Tổn thương gãy xương thường phức tạp . + Mục đích cố định tạm thời xương gãy : Làm giảm đau đớn,cầm máu tại vết thương,giữ cho các đầu xương tương đối yên tĩnh,phòng ngừa các tai biến. * Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy : Phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy,không đặt nẹp cứng sát trực tiếp vào cơ thể,không co kéo nắn chỉnh ổ gãy ,cố định nẹp vào chi tương đối chắc chắn. * Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy : + Các loại nẹp thường dùng cố định tạm thời xương gãy như : Nẹp tre,nẹp gỗ phải đúng quy cách ,chiều rộng của nẹp : 5-6cm ;chiều dày 0,5- 0,8cm ; Chiều dài của nẹp tuỳ thuộc từng chi gãy,phù hợp với kích thước của từng người . + Cụ thể các loại nẹp sau : - Nẹp cẳngtay : 2nẹp (một nẹp dài 20cm,một nẹp dài 35cm) Nẹp cánh tay :2nẹp (một nẹp dài 30cm,một nẹp dài 35cm) Nẹp cẳng chân : 2nẹp ( Mỗi nẹp dài 60cm) - Nẹp đùi : 3nẹp (Nẹp ngoài dài 120cm,nẹp sau dài 100cm,nẹp trong dài 80cm) +Kỹ thuật cố định tạm thời một số trường hợp xương gãy : Cố định tạm thời xương bàn tay gãy . Cố định tạm thời xương cẳng taygãy. Cố định tạm thời xương cánh taygãy. Cố định tạm thời xương cẳng chân gãy Cố định tạm thời xương đùi gãy . - GV hướng dẫn cho HS tập luyện theo từng nhóm. - Quan sát và sửa sai cho từng nhóm HS . b - Củng cố dặn dò : - GV gọi 1-2 HS Thực hiện động tác thực hành cố định tạm thời xương cẳng tay,xương cánh tay,và xương cẳng chân gãy. - Cho 1-2 HS nhận xét KT động tác của bạn mình. - GV nhận xét đánh giá bổ sung,những điểm HS còn khiếm khuyết. - Ra bài tập về nhà,nhận xét giờ học. - Xuống lớp. Ngày 19/ 04/2009 Tiết 33: III. Thực hành hô hấp nhân tạo ( Mục 1,2,3- sgk ) a- Tiến trình giảng bài : * ổn định tổ chức lớp : - ổn định nề nếp lớp học. - Kiểm tra sĩ số HS. - Kiểm tra sân bãi, dụng cụ * Kiểm tra bài cũ : ( 1-2 HS.) Em hãy thực hành kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy cẳng chân ?

File đính kèm:

  • docBai giang GDQP 11(1).doc