Giáo án Giáo dục Quốc phòng Lớp 11 - Tiết 1 đến Tiết 22

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

 Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ và nắm chắc thứ tự các bước tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội.

2. Về kĩ năng:

 Thực hiện được các bước tập hợp đội ngũ tiểu đội.

 Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng.

3. Về thái độ:

 Tự giác tập luyện để thành thạo các bước tập hợp đội ngũ tiểu đội.

 Có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị sân bãi, trang phục của giáo viên và HS đúng quy định của buổi tập.

- Nghiên cứu bài 1 mục I trong SGK, SGV.

- GV tập luyện thuần thục các động tác trên, để hướng dẫn tập luyện cho HS. Bồi dưỡng đội mẫu để phục vụ tập luyện.

- Chuẩn bị tranh ảnh về đội ngũ tiểu đội.

2. Học sinh:

- Xem trước bài 1 trong SGK. Mục I

- Tập trước các động tác trên.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Tổ chức lớp học:

- Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra quân số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy thao trường, bãi tập.

- làm thủ tục huấn luyện: tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp.

2. Tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc57 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục Quốc phòng Lớp 11 - Tiết 1 đến Tiết 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bộ phận theo đúng thứ tự, làm không đúng kĩ thuật động tác dẫn đến mất thời gian. - không kiểm tra chuyển động của súng. - Hs chuẩn bị trước về nội dung động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC. BÀI 5: KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC TIẾT 20: ĐỘNG TÁC BẮN TẠI CHỖ CỦA SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Nắm được các trường hợp vận dụng, các động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC. 2. Về kĩ năng: Thực hiện được các động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC. 3. Về thái độ: Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ súng, đạn tập luyện. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị súng, đạn luyện tập, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu. - Chuẩn bị tranh, ảnh về động tác bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC. - Giáo án đã thông qua và phê duyệt. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bia bảng. - Sách, vở ghi đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp. - Tiến hành khám súng theo đúng động tác. - Giới thiệu bài: Trong chiến đấu, người bắn phải căn cứ vào tình hình địch, địa hình và nhiệm vụ bắn để vận dụng các tư thế, động tác bắn cho phù hợp. Động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC gồm động tác đứng bắn, động tác quỳ bắn và động tác nằm bắn. Trong phạm vi bài này chỉ tập trung làm rõ động tác nằm bắn. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Động tác nằm bắn. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Giáo viên giảng giải và làm động tác mẫu theo ba bước. + Bước 1: Làm nhanh. + Bước 2: Làm chậm có phân tích. + Bước 3: Làm tổng hợp. HS lắng nghe và quan sát động tác mẫu của giáo viên. a) Động tác nằm chuẩn bị bắn: - Khẩu lệnh: “Nằm chuẩn bị bắn”. - Động tác: * Tư thế chuẩn bị: + Cử động 1 + Cử động 2 + Cử động 3 * Động tác chuẩn bị đạn: b) Động tác bắn: - Động tác giương súng: + Trường hợp bắn không có bệ tì. + Trường hợp bắn có bệ tì - Động tác ngắm bắn - Động tác bóp cò c) Động tác thôi bắn: - Trường hợp 1: Thôi bắn tạm thời. - Trường hợp 2: Thôi bắn hoàn toàn. + Khẩu lệnh: “Thôi bắn, tháo đạn – đứng dậy”. Cử động 1 Cử động 2 Cử động 3 Hoạt động 2: Luyện tập. - GV hướng dẫn lại cụ thể các động tác cho HS nắm được động tác sau đó chia tổ tập luyện. - Chia lớp thành các tổ do tổ trưởng phụ trách và duy trì luyện tập, GV theo dõi chung. - Trong quá trình tập luyện, GV quan sát và sửa tập - Khi sửa động tác cho học sinh nếu thấy sai nhiều thì phải tập trung lớp lại để thống nhất. - HS chú ý quan sát động tác mẫu của giáo viên. Tập trung ghi nhớ các động tác của giáo viên. - Các tổ tập theo nội dung đã phân công. Nội dung phổ biến bao gồm: - phổ biến kế hoạch và hướng dẫn nội dung tập luyện. - Tổ chức và phương pháp tập luyện: Chia thành các tổ tập luyện luân phiên . - Vị trí tập luyện của từng bộ phận: GV quy định rõ vị trí tập luyện của từng tổ và quy định hướng tập cho từng tổ. - Kí tín hiệu trong quá trình luyện tập. - Tổ trưởng phụ trách hướng dẫn cho các thành viên trong tổ tập luyện HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc buổi học. -Hết thời gian luyện tập GV tập trung lớp. - Kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập. -GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung trọng tâm. - GV nhận xét buổi học. - Các tổ tập trung theo lớp. - HS lên thực hiện động tác. - HS nếu có thắc mắc có thể hỏi trực tiếp GV. Và lắng nghe giải đáp thắc mắc. - Tập hợp đội hình 4 hàng ngang. - Củng cố nội dung tiết học. - Dặn dò học sinh xem trước phần ngắm chụm và ngắm trúng. BÀI 5: KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC TIẾT 21: TẬP NGẮM CHỤM VÀ NGẮM TRÚNG, CHỤM I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Nắm được cách ngắm đúng, biết được mức độ chính xác đường ngắm của mình, biết được độ trúng, chụm của từng lần tập ngắm. 2. Về kĩ năng: Thực hiện được các bước ngắm trúng và ngắm trúng, chụm. 3. Về thái độ: Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ súng, đạn tập luyện. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị súng, bao cát, giấy trắng, kẹp sắt, bút chì vót nhọn, thước kẻ và thước mm, đồng tiền di động, bảng ngắm trúng, chụm, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu. - Giáo án đã thông qua và phê duyệt. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bia bảng. - Sách, vở ghi đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp. - Tiến hành khám súng theo đúng động tác. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu của ngắm trúng và ngắm trúng, chụm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Giáo viên giảng giải, phân tích Học sinh lắng nghe, ghi chép. a) Ý nghĩa: Đây là bước tập cơ bản đầu tiên của động tác bắn nhằm giúp cho học sinh biết cách ngắm đúng, biết được mức độ chính xác đường ngắm của mình, biết được độ chụm và độ trúng, chụm của từng lần tập ngắm, đồng thời cũng biết được mức độ sai lệch về đường ngắm của mình, tìm ra cách khắc phục, từ đó không ngừng tập luyện nâng cao dần trình độ ngắm bắn, làm cơ sở để tập luyện tốt bài bắn. b) Đặc điểm: - Đây là bước tập cơ bản đầu tiên, đòi hỏi người học phải có tính cụ thể, tỉ mỉ, sự tập trung và độ chính xác cao, do vậy dễ dẫn đến mệt mỏi trong luyện tập. - Người tập và người phục vụ phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, nếu không phối hợp tốt thì chất lượng luyện tập sẽ bị hạn chế, đánh giá kết quả ngắm không chính xác. c) Yêu cầu: - Nắm chắc các yếu tố ngắm bắn, ảnh hướng của ngắm sai đến kết quả bắn. - Rèn luyện tính cụ thể, tỉ mỉ và kiên nhẫn, phát huy tinh thần tích cực, tự giác trong luyện tập. - Nâng cao dần trình độ ngắm bắn đảm bảo độ chính xác và nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu của bài bắn. Hoạt động 2: Cách tiến hành tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm. Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện cho người tập và người phục vụ. Học sinh quan sát, lắng nghe giáo viên hướng dẫn. a) Ngắm chụm: - Người phục vụ... - Người tập... + Kết quả được tính như sau: Giỏi: 3 điểm chấm chụm trong lỗ có đường kính 2mm. Khá: 3 điểm chấm chụm trong lỗ có đường kính 5mm. Đạt: 3 điểm chấm chụm trong lỗ có đường kính 10mm. + Chú ý: Từ lần ngắm thứ 2 trở đi, nếu súng hoặc bảng bị xê dịch thì phải tập lại từ đầu. b) Ngắm trúng, chụm: - Người phục vụ... - Người tập... + Đánh giá kết quả Hoạt động 3: Luyện tập. Giáo viên phổ biến kế hoạch luyện tập. Học sinh thực hiện tập luyện theo tổ đã phân công. - Nội dung: Luyện tập ngắm chụm và ngắm trúng chụm. - Tổ chức: Từng tổ thay phiên nhau lên thực hiện. Phân chia người lên tập và người phục vụ. - Phương pháp: Tập ngắm chụm trước sau đó giáo viên lấy đường ngắm làm chuẩn để tiến hành ngắm trúng, chụm. Giáo viên sửa tập cho học sinh. Hoạt động 4: Kết thúc luyện tập. -Hết thời gian luyện tập GV tập trung lớp. - Kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập. -GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung trọng tâm. - GV nhận xét buổi học. - Các tổ tập trung theo lớp. - HS lên thực hiện động tác. - HS nếu có thắc mắc có thể hỏi trực tiếp GV. Và lắng nghe giải đáp thắc mắc. - Tập hợp đội hình 4 hàng ngang. - Củng cố nội dung tiết học. - Dặn dò học sinh xem trước phần bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK. BÀI 5: KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC TIẾT 22: LUYỆN TẬP: NGẮM CHỤM VÀ NGẮM TRÚNG, CHỤM I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Nắm được cách ngắm đúng, biết được mức độ chính xác đường ngắm của mình, biết được độ trúng, chụm của từng lần tập ngắm. 2. Về kĩ năng: Thực hiện đạt yêu cầu về ngắm trúng và ngắm trúng, chụm. 3. Về thái độ: Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ súng, đạn tập luyện. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị súng, bao cát, giấy trắng, kẹp sắt, bút chì vót nhọn, thước kẻ và thước mm, đồng tiền di động, bảng ngắm trúng, chụm, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu. - Giáo án đã thông qua và phê duyệt. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bia bảng. - Sách, vở ghi đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp. - Tiến hành khám súng theo đúng động tác. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Tổ chức tập luyện. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Giáo viên phổ biến kế hoạch luyện tập. Học sinh thực hiện tập luyện theo tổ đã phân công. - Nội dung: Luyện tập ngắm chụm và ngắm trúng chụm. - Tổ chức: Từng tổ thay phiên nhau lên thực hiện. Phân chia người lên tập và người phục vụ. - Phương pháp: Tập ngắm chụm trước sau đó giáo viên lấy đường ngắm làm chuẩn để tiến hành ngắm trúng, chụm. Giáo viên sửa tập cho học sinh. - Kí tín hiệu trong quá trình tập luyện: Theo khẩu lệnh của giáo viên. Hoạt động 2: Kết thúc luyện tập. -Hết thời gian luyện tập GV tập trung lớp. - Kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập. -GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung trọng tâm. - GV nhận xét buổi học. - Các tổ tập trung theo lớp. - HS lên thực hiện động tác. - HS nếu có thắc mắc có thể hỏi trực tiếp GV. Và lắng nghe giải đáp thắc mắc. - Tập hợp đội hình 4 hàng ngang. - Củng cố nội dung tiết học. - Dặn dò học sinh xem trước phần bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK.

File đính kèm:

  • docGA GDQP 11 3 cot moi nhat.doc