Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Bài 7: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương - Năm học 2012-2013 - Nguyễn ĐÌnh Thắng

I/- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1/. Mục Đích:

 + Kiến thức: Nắm được mục đích, các nguyên tắc cơ bản cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy và hô hấp nhân tạo.

 + Kĩ năng: Làm được các kĩ thuật cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy, hô hấp nhân tạo và vận chuyển người bị thương bị nạn.

 + Ý thức: Có tinh thần, thái độ tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống.

 2/. Yêu cầu:

 Nắm được nội dung của bài học, thực hành dược kĩ năng và có tinh thần, thái độ tích cực trong học tập.

II/- NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM:

 1/. Nội dung:

 Bài học gồm có các nội dung sau:

 _ Phần lí thuyết:

 + Cầm máu tạm thời.

 + Cố định tạm thời xương gãy.

 + Hô hấp nhân tạo.

 + Kĩ thuật chuyển thương.

 _ Phần thực hành:

 + Quan sát giáo viên thực hiện động tác mẫu.

 + Luyện tập các kĩ thuật cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo và kĩ thuật chuyển thương dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Bài 7: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương - Năm học 2012-2013 - Nguyễn ĐÌnh Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGAN DỪA Tổ: Thể Dục –Giáo Dục Quốc Phòng Môn: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH GIÁO ÁN Khối: 11 Bài 7: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG Giáo viên: NGUYỄN ĐÌNH CHẲNG Ngày tháng năm 2009 Bài 7: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG Phần 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I/- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/. Mục Đích: + Kiến thức: Nắm được mục đích, các nguyên tắc cơ bản cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy và hô hấp nhân tạo. + Kĩ năng: Làm được các kĩ thuật cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy, hô hấp nhân tạo và vận chuyển người bị thương bị nạn. + Ý thức: Có tinh thần, thái độ tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống. 2/. Yêu cầu: Nắm được nội dung của bài học, thực hành dược kĩ năng và có tinh thần, thái độ tích cực trong học tập. II/- NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM: 1/. Nội dung: Bài học gồm có các nội dung sau: _ Phần lí thuyết: + Cầm máu tạm thời. + Cố định tạm thời xương gãy. + Hô hấp nhân tạo. + Kĩ thuật chuyển thương. _ Phần thực hành: + Quan sát giáo viên thực hiện động tác mẫu. + Luyện tập các kĩ thuật cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo và kĩ thuật chuyển thương dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2/. Trọng tâm: Các biện pháp cầm máu tạm thời, các kĩ thuật cố định tạm thời xương gãy, các phương pháp hô hấp nhân tạo và kĩ thuật chuyển thương. III/- THỜI GIAN: _ Tổng số: 5 tiết. _ Lên lớp lí thuyết: 1 tiết. _ Thực hành: 4 tiết. IV/- TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP: 1/. Tổ chức: _ Lên lớp: Lấy đơn vị lớp học để lên lớp lí thuyết. _ Luyện tập: Lấy đơn vị tổ để thực hành luyện tập. 2/. Phương pháp: Diễn giảng, thuyết trình, trực quan tranh ảnh, động tác mẫu. V/- ĐỊA ĐIỂM: Phòng học VI/- VẬT CHẤT: Mô hình, tranh vẽ, các loại băng, dây garo nẹp, cáng. Phần 2: THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN I/- TỔ CHỨC GIẢNG BÀI: 10 phút 1/. Nhận lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, vật chất, 2/. Phổ biến qui định: Học tập, kỷ luật, vệ sinh, qui ước luyện tập. 3/. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu tính năng chiến đấu, cấu tạo chính và nguyên lí chuyển động của lựu đạn phi 1 Việt Nam? 4/. Phổ biến ý định bài giảng: _ Tên bài: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương. _ Nội dung: + Cầm máu tạm thời. + Cố định tạm thời xương gãy. + Hô hấp nhân tạo. + Kĩ thuật chuyển thương. II/- THỰC HÀNH GIẢNG BÀI: 205 phút NỘI DUNG – THỜI GIAN H Đ GIÁO VIÊN H Đ HỌC SINH * Tiết 27 ( tiết chương trình )- Tiết 1 ( tiết của bài ) I/. CẦM MÁU TẠM THỜI: 1/. Mục đích: Làm ngừng chảy máu, hạn chế sự mất máu, cứu người bị nạn. 2/. Nguyên tắc cầm máu tạm thời: _ Phải khẩn trương nhanh chóng làm ngừng chảy máu. _ Phải xử trí đúng chỉ định theo tính chất của vết thương. _ phải đúng quy trình kỹ thuật. 3/. Phân biệt các loại chảy máu: _ Chảy máu mao mạch. _ Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ. _ Chảy máu động mạch. 4/. Các biện pháp cầm máu tạm thời: _ Aán động mạch: cổ tay, cánh tay, động mạch dưới đòn. _ Gấp chi tối đa: Gấp cẳng tay vào cánh tay, gấp cánh tay vào thân người có con chèn. _ Băng ép: _ Băng chèn: _ Băng nút: _ Ga rô: II/- CỐ ĐỊNH TẠM THỜI XƯƠNG GÃY: 1/. Tổn thương gãy xương: Xảy ra dưới dạng gãy xương kín hoặc gãy hở, thường rất phức tạp. 2/. Mục đích: _ Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương. _ Giữ cho đầu xương yên tĩnh. _ Phòng ngừa các tay biến: choáng do mất máu, do đau đớn, 3/. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy: _ Phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới. _ Không nẹp cứng sát vào chi bị gãy. _ Không co kéo, chỉnh sửa chỗ gãy. _ Băng phải tương đối chắc ( không quá lỏng và không quá chặc ). 4/. Kĩ thuật cố định tạm thời xương gãy: a) Các loại nẹp thường dùng cố định tạm thời xương gãy: b) Kĩ thuật cố định tạm thời xương gãy: III/- HÔ HẤP NHÂN TẠO 1/. Nguyên nhân gây ngạt thở: _ Do ngạt nước ( chết đuối ). _ Do bị vùi lấp. _ Do hít phải chất khí độc. _ Do tắc nghẽn đường hô hấp trên. 2/. Cấp cứu ban đầu: a) Những biện pháp cần làm ngay: _ Loại bỏ nguyên nhân gay ngạt. _ Khai thông đường hô hấp trên. _ Làm hô hấp nhân tạo. _ Những việc làm đồng thời với hô hấp nhân tạo. b) Các phương pháp hô hấp nhân tạo: _ Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực: _ Phương pháp Sylvester: c) Những điểm chú ý khi hô hấp nhân tạo: _ Cấp cứu nhanh, khẩn trương, kiên trì, liên tục và thành thạo kĩ thuật, làm trong thời gian 40 – 60 phút, không có hiệu quả thì dừng. _ Làm nơi thoáng mát, không làm nơi giá lạnh. _ Không làm hô hấp cho người bị nhiễm chất hóa học, bị sức ép, bị thương ở ngực, gãy xương sườn và tổn thương cột sống. _ Tuyệt đối không chuyễn người bị ngạt thở về tuyến sau lhi nạn nhân chưa tự thở được. 3/. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở: a) Tiến triển tốt: Hô hấp dần hồi phục và bắt đầu thở, sắc mặt hồng trở lại. b) Tiến triển xấu: Chỉ ngừng hô hấp nhân tạo khi nạn nhân có dấu hiệu sau: _ Xuất hiện những mảng tím tái trên da ở những chỗ thấp. _ Nhãn cầu mềm, nhiệt độ hậu môn dưới 25 độ C. _ Bắt đầu có hiện tượng cứng đờ của xác chết. IV/- KĨ THUẬT CHUYỄN THƯƠNG: 1). Mang vác bằng tay: Bế nạn nhân, cõng trên lưng, dìu, vác trên vai. 2). Chuyển nạn nhân bằng cáng: Cáng bạt khiên tay, cáng võng đay, võng bạt, cáng tre hình thuyền. * Tiết 28 ( tiết chương trình ) – Tiết 2 ( tiết của bài ) Quan sát giáo viên thực hiện động tác mẫu: * Tiết 29 – 29 ( tiết chương trình ) – Tiết 3 – 4 ( tiết của bài ) Luyện tập các kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương: _ Các biện pháp cầm máu tạm thời: Aán động mạch, gấp chi tối đa, băng ép chặt, băng chèn, băng nút, ga rô. _ Kĩ thuật cố định tạm thời một số trường hợp xương gãy: Gãy xương bàn tay, khớp cổ tay, gãy xương cẳng tay, xương cánh tay, xương cẳng chân, xương đùi, _ Cấp cứu ban đầu người bị ngạt thở. _ Kĩ thuật chuyển thương. -Diễn giảng -Mục đích của việc cầm máu tạm thời? -Nguyên tắc? -Diễn giảng -Thuyết trình kết hợp tranh ảnh minh họa -Diễn giảng -Mục đích? -Nguyên tắc? -Thuyết trình kết hợp tranh ảnh minh họa. -Diễn giảng -Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa. -Diễn giảng, tranh ảnh minh họa -GV làm mẫu động tác theo 3 bước: +Bước 1: làm nhanh +Bước 2: làm chậm, vứa nói vừa làm từng động tác. +Bước 3: làm tổng hợp. -Phân chia thành các tổ, nhóm luyện tập, quan sát sửa sai, duy trì luyện tập. -Kí tín hiệu luyện tập: +Một hồi còi bắt đầu tập. +Hai hồi còi nghỉ giải lao. +Ba hồi còi về vị trí tập trung. - GV kiểm tra, nhận xét đánh giá kết quả luyện tập. -Chú ý -Học sinh tra lời. -Ghi chép -Chú ý -Chú ý, quan sát -Chú ý, ghi chép -Học sinh trả lời. -Ghi chép -Chú ý, quan sát -Chú ý, đọc sách giáo khoa, ghi chép những ý chính. -Ghi chép +Chú ý, quan sát -Chú ý, quan sát cử động động tác. -Tổ tập hợp thành hàng ngang, từng cá nhân nghiên cứu từ 10 – 15 phút. Mỗi nhóm 3 người ( 1 người thực hiện động tác kĩ thuật, 1 người đóng vai nạn nhân, 1 người kiến tập ). Quá trình luyện tập luôn quan sát theo dõi, góp ý để nắm chắc nội dung. III/ KẾT THÚC BÀI GIẢNG: 10 phút _ Giải đáp thắc mắc: _ Hệ thống nội dung: _ Câu hỏi ôn luyện: Các câu hỏi trong sách giáo khoa. _ nhận xét buổi học: _ Kiểm tra vật chất, thiết bị: PHÊ DUYỆT Ngày tháng năm 2009 Tổ trưởng ký duyệt Lê Lý Danh

File đính kèm:

  • docGDQP 11 BAC LIEU BAI 7.doc
Giáo án liên quan