i. mục tiêu:
1. kiến thức:
- hiểu được những nội dung cơ bản của luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam.
- hiểu được những điều kiện tuyển chọn, đào tạo, quyền lợi, nghĩa vụ của sĩ quan quân đội và.
2. thái độ:
- xây dựng ý thức trách nhiệm, phương pháp phấn đấu trở thành sĩ quan quân đội nhân dân.
ii. chuẩn bị:
1. giáo viên:
- sgk, sgv, giáo án gdqp-an và các tài liệu liên quan đến bài học.
- nghiên cứu sgk và các tài liệu có liên quan đến bài học.
- mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có).
2. học sinh:
- nghiên cứu sgk và các nội dung có liên quan tới bài học.
tiến trình tổ chức dạy học:
1. tổ chức lớp học:
- ổn định tổ chức lớp: trung đội trưởng báo cáo tình hình của trung đội.
- kiểm tra bài cũ:
(?) trình bày hệ thống nhà trường công an nhân dân:
(?) em hãy cho biết tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn vào công an nhân dân.
- mở bài: luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam đã được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam khóa x, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và được sửa đổi tại kỳ họp thứ 3, quốc hội khóa 12 ngày 3 tháng 6 năm 2008.
ngày 22 tháng 12 là ngày truyền thống của quân đội nhân dân việt nam và là ngày hội quốc phòng toàn dân. vậy nội dung của luật quy định những gì? chúng ta cùng tìm hiểu;
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Tiết 14, Bài 5; Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt nam và luật công an nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 14
Ngày soạn: //
Ngày giảng: //
BàI 5
Luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam và
luật công an nhân dân
(tiết 1: I. Luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam)
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những nội dung cơ bản của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Hiểu được những điều kiện tuyển chọn, đào tạo, quyền lợi, nghĩa vụ của sĩ quan Quân đội và.
2. Thái độ:
- Xây dựng ý thức trách nhiệm, phương pháp phấn đấu trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân.
Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học.
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học.
- Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có).
2. Học sinh:
- Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học.
Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Tổ chức lớp học:
- ổn định tổ chức lớp: Trung đội trưởng báo cáo tình hình của trung đội.
- Kiểm tra bài cũ:
(?) Trình bày hệ thống nhà trường công an nhân dân:
(?) Em hãy cho biết tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn vào công an nhân dân.
- Mở bài: Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và được sửa đổi tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 12 ngày 3 tháng 6 năm 2008.
Ngày 22 tháng 12 là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam và là ngày hội Quốc phòng toàn dân. Vậy nội dung của luật quy định những gì? chúng ta cùng tìm hiểu;
- Bài mới; I. Luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam.
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của học sinh
(?) Sĩ quan quân đội là gì.
(?) Sĩ quan quân đội được chia thành mấy ngạch.
(?) Sĩ quan có vị trí và chức năng ntn.
(?) Tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là gì.
(?) Cơ quan nào lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đội ngũ sĩ quan.
(?) Điều kiện tuyển chọn sĩ quan ntn.
(?) Để bổ sung sĩ quan tại ngũ cho quân đội gười ta thường tuyển ở các nguồn nào.
1. Vị trí, chức năng của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam:
a) Khái niệm về sĩ quan, ngạch sĩ quan
* Sĩ quan:
Sĩ quan Quân đội là cán bộ của Đảng, Nhà nước Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng; có số hiệu sĩ quan.
* Ngạch sĩ quan:
+ Sĩ quan tại ngũ: Là những sĩ quan thường trực hoặc đang biệt phái.
+ Sĩ quan dự bị: Là những sĩ quan dự bị động viên, được đăng ký, quản lý tại cơ quan quân sự địa phương nơi công tác.
- Chế độ phục vụ, nghĩa vụ và quyền lợi được quy định trong Luật Sĩ quan và các văn bản pháp qui.
b) Vị trí, chức năng của sĩ quan:
+ Là lực lượng nòng cốt của Quân đội.
+ Đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác.
2. Tiêu chuẩn của sĩ quan; lãnh đạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan; điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan; nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ:
a) Tiêu chuẩn chung:
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành;
+ Có phẩm chất đạo đức cách mạng;
+ Có trình độ;
+ Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp.
b) Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đội ngũ sĩ quan:
+ Đảng lãnh đạo, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước;
+ Quản lý thống nhất của Chính phủ;
+ Chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
c) Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan:
+ Công dân nước Việt Nam có đủ tiêu chuẩn.
+ Có nguyện vọng và khả năng.
d) Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ:
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan, các trường đại học;
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ;
+ Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tốt nghiệp đại học;
+ Cán bộ công chức ngoài Quân đội, những người tốt nghiệp đại học;
+ Sĩ quan dự bị.
3. Đánh giá: GV khái quát lại nội dung chính của bài. Nhận xét ý thức học tập của h/s.
4. Dặn dò: Học bài cũ và đọc trước (phần 3,4, SGK trang 45-46).
File đính kèm:
- Tiet. 14.doc