Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Chương trình cả năm - Đặng Đức Thắng

1. Về nội dung

a) Tài liệu giáo khoa giáo dục quốc phòng an ninh được biên soạn theo những định hướng và nguyên tắc đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) trung học phổ thông.

 - Tài liệu được biên soạn theo bài, đúng quy định của chương trình môn học; có sự thống nhất giữa cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức trình bày chung (của bài lý thuyết và bài thực hành) và thể hiên tính Đảng, tính giáo dục và tính đặc thù của môn học.

 - Mức độ nội dung của tài liệu được lựa chọn phù hợp với thời lượng, với đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS, tính liên thông, kế thừa và tiền đề cho các lớp học, cấp học sau.

 - Hình thức trình bày: kênh chữ trình bày ngắn gọn kết hợp với kênh hình để thể hiện nội dung bài học.

 - Tài liệu có phần phụ lục, cung cấp một số loại bom đạn, thiên tai. GV và HS có thể nghiên cứu để phục vụ cho bài học.

b) Trọng tâm của chương trình và tài liệu là những kiến thức và kỹ năng quân sự cho nên GV phải lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học đặc thù của bộ môn.

 

doc80 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Chương trình cả năm - Đặng Đức Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười nghiện luôn có xu hưởng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế. * Về nhân cách: Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh ngời thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma tuý của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cớp giật, thậm chí giết người.. miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị tha hoá về nhân cách. + Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình + Tác hại của tệ nạn ma tuý đối với nền kinh tế: + Tác hại của tệ nạn ma tuý đối với trật tự an toàn xã hội: - GV kết luận: tệ nạn ma túy đã và đang là hiểm họa của nhân loại, với những hậu quả, tác hại vô cùng lớn đối với ngời nghiện, gia đình họ và cộng đồng xã hội, điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với mỗi chúng ta và các cơ quan thực thi pháp luật cũng như  toàn xã hội cần nỗ lực bằng mọi biện pháp để xóa bỏ tệ nạn này đem lại sự yên bình cho mọi nhà. Hoạt động 3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy GV Phân tích làm rõ nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý và dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma tuý + Quá trình nghiện ma tuý Từ sử dụng ma tuý lần đầu tiên đến trở thành ngời nghiện ma tuý là một quá trình. Quá trình này có thể dài, ngắn và diễn biến khác nhau ở mỗi người nghiện nhng thường qua một số bước. Sử dụng lần đầu tiên --> Thỉnh thoảng sử dụng --> sử dụng thường xuyên --> sử dụng do phụ thuộc Quá trình này có thể diễn ra theo trình tự từ sử dụng lần đầu tiên >Thỉnh thoảng sử dụng T --> Sử dụng thường xuyên --> Sử dụng do phụ thuộc. Cũng có những trường hợp việc sử dụng lần đầu tiên sau đó tiến tới việc sử dụng thường xuyên luôn và sử dụng do phụ thuộc. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thái độ của ngời sử dụng ma tuý và mức độ gây nghiện của các chất ma tuý và ma tuý được sử dụng như thế nào. Trong quá trình này ngư ời nghiện có thể sử dụng nhiều loại ma túy, thay đổi cách thức sử dụng ma túy. + Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma tuý GV làm rõ 2 nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ quan là quyết định * Nguyên nhân khách quan * Nguyên nhân chủ quan: + Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma tuý phần này GV cần đi sâu phân tích rõ và liên hệ thực tiễn Tổng kết từ thực tiễn cho thấy các chất ma tuý thường đ ược học sinh sử dụng là: Heroin, Ma tuý tổng hợp, Cần sa, Dôlagan... bằng cách: hít, uống, chích. Nếu sử dụng thường xuyên hoặc đã bị lệ thuộc (mắc nghiện), có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau: + Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc; + Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập; + Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh + Thường hay xin tiền bố mẹ nói dối là đóng tiền học, quỹ lớp; + Lực học giảm sút + Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm. - Hoạt động 4. Xác định rõ trách nhiệm của học sinh, trong phòng, chống ma tuý Từ việc phân tích làm rõ tác hại của ma tuý không những chỉ giúp cho học sinh có ý thức tự phòng tránh, mà còn thu hút các em tham gia vào các hoạt động thiết thực phòng, chống ma tuý. - GV cần đề cập để học sinh biết được: + Những thủ đoạn của các đối tượng buôn bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý thường sử dụng để lôi kéo, cưỡng bức học sinh, sinh viên sử dụng ma tuý, tham gia buôn bán ma tuý. + Những học sinh các đối tượng buôn bán ma tuý thường chú ý rủ rê lôi kéo là: Học sinh thuộc con nhà giàu có, có biểu hiện chơi bời, hư hỏng. Học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật kém, thường vi phạm nội quy, quy chế nhà trường, bị xử lý kỷ luật, biểu hiện chán học. Học sinh là con em các đồng chi lãnh đạo các cấp, các ngành. Học sinh là người nông thôn, dân tộc ít người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc ở những vùng trọng điểm về ma tuý. Học sinh gia đình không hoàn thiện (bố, mẹ mất sớm; bố, mẹ ly dị...hoặc trong gia đình có người phạm tội bị bắt giữ..), để từ đó xác định trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma tuý. - GV xác định trách nhiệm là học sinh cần thực hiện tốt những nội dung sau: + Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành. + Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào. + Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý. + Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý. + Khi phát hiện những học sinh có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn chặn. + Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý. + Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường. + Phát hiện những đối tượng bán ma tuý xung quanh khu vực trường học và kịp thời báo cáo cho thầy, cô giáo, cán bộ nhà trường. + Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương những đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và những nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn mình cư trú hoặc tạm trú. + Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ chức đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động. + Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động. + Cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý. IV TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ - GV khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh những trọng tâm đó là xác định rõ trách nhiệm của học sinh, trong phòng, chống ma tuý - Để củng cố kiến thức GV đặt câu hỏi và yêu cầu của các câu hỏi cho HS ôn luyện ở nhà: 1. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý. 2. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma tuý . 3. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma tuý . PHỤ LUC: BẢNG PHÂN LOẠI CÁC CHẤT MA TÚY Theo quy định trong các Công ước quốc tế về kiểm soát các chất ma tuý, các chất ma tuý được chia thành 4 bảng sau: - Bảng 1: gồm 44 chất rất độc hại, tuyệt đối không được sử dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Điển hình cho bảng này là axetorphine, heroine, lysegide(LSD)... - Bảng 2: gồm 113 chất độc hại, được sử dụng hạn chế trong y học và trong nghiên cứu khoa học, đồng thời chịu sự kiểm soát của các cơ quan pháp luật. Điển hình cho nhóm này là amphetamine, cocaine, codeine, mecloqualone, methamphetamine v.v... - Bảng 3: gồm 68 chất độc hại, được sử dụng trong y học và trong nghiên cứu khoa học, nhưng chịu sự kiểm soát ở mức độ thấp hơn so với các chất ma túy ở bảng 1 và bảng 2. Điển hình trong nhóm này là các benzodiazepine, các babiturat v.v... - Bảng 4: gồm 22 chất, đây là các tiền chất dùng để điều chế ra các chất ma túy đã được quy định trong Công ước quốc tế năm 1988. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình giáo dục quốc phòng, NXB giáo dục, Hà Nội. 2001. 2 Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 1990. 3 Giáo trình lịch sử quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1997 4. Bộ Công an, 60 năm Công an nhân dân Việt Nam (1945 - 2005), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006. 5. Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu Giáo trình Lịch sử quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999. 6 Giáo dục quốc phòng, NXB giáo dục, Hà Nội 2001 7 Pháp lệnh phòng chống giảm nhẹ thiên tai ngày 24 tháng 8 năm 2000. 8 Từ điển bách khoa quân sự việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, HN. 2004. 9. Nguyễn Viết Lượng (2006), Cấp cứu những tai nạn thường gặp, NXB thể dục thể thao. 10. Bộ Tổng Tham Mưu - Quân đội nhân dân Việt Nam, kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương hỏa tuyến, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2002. 11 Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình giáo dục quốc phòng đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 12 Giáo trình tổ chức phòng chống nghiện ma tuý, Học Viện cảnh sát nhân dân. Hà Nội, Năm 2002. 13 Giáo trình những vấn đề cơ bản trong phòng chống tội phạm ma tuý, Học Viện cảnh sát nhân dân. Hà Nội,, năm 2005. 14 Các loại ma tuý thường gặp, NXB Công an nhân dân, năm 2001. 15. Điều lệnh đội ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, Cục Quân huấn-BTTM, NXB Quân đội nhân dân, 2002. 16 Tài liệu tập huấn Điều lệnh Đội ngũ năm 2008 Bộ Tổng Tham Mưu 17. Đỗ Văn Hiện và các tác giả, Giáo dục quốc phòng 10 (sách giáo viên), NXB Giáo dục, 2001. 18. Giáo trình Giáo dục quốc phòng CĐ, ĐH; NXB Quân đội nhân dân, 2006 19. Luật giáo dục (sửa đổi) 2005 20.Chương trình Giáo dục quốc phòng an ninh cấp trung học phổ thông MỤC LỤC Trang Phần 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG................................... 3 - 12 Phần 2 HƯỚNG DẪN DẠY HỌC NHỮNG BÀI CỤ THÊ Bài 1 TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM ................................................13 - 18 Bài 2 LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM .......................................19 - 26 Bài 3 ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG .............................27 - 35 Bài 4 ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ ............................................................................36 - 43 Bài 5 THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN VÀ THIÊN TAI ... 44 - 59 Bài 6 CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG ........................................60 - 66 Bài 7 TÁC HẠI CỦA MA TUÝ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG CHỐNG MA TUÝ ......... 67 - 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 - 78

File đính kèm:

  • docSach GK GDQPAN lop 10.doc