I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng biện pháp đơn giản.
2. Kỹ năng
- Biết cách xử lý đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường
- Biết băng những viết thương bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực học tập vận dụng linh hoạt vào cuộc sống
II. NỘI DUNG TRỌNG TẬP:
1. Nội dung:
- Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
- Bằng vết thương.
- Luyện tập.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huốc qua da, phải rửa bằng nước vôi trong, nước xà phòng.
+ Nếu thuốc vào mắt, rửa mắt bằng nước muối.
+ Nếu có điều kiện dùng thuốc trợ tim mạch, trợ sức: Cafein, coramin, vitamin B1, C cấm dùng mocphin.
+ Chuyển ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa.
- Đề phòng:
+ Chấp hành đúng các quy định, chế độ vận chuyển, bảo quản và sử dụng.
+ Khi phun thuốc trừ sâu phải pha đúng liều lượng, có các phương tiện bảo vệ (quần áo, mũ lao động, khẩu trang, găng tay) quay lưng về hướng gió và chỉ nên phun 10 phút phải nghỉ, sau đó mới tiếp tục phun.
+ Không dùng thuốc trừ sâu để chữa ghẻ, diệt chấy rận
+ Khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu không được ăn, uống, hút thuốc.
Sau khi làm việc xong phải thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.
II. Băng vết thương:
1. Mục đích:
a) Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm:
Người bị thương được băng ngay sẽ có tác dụng ngăn cản, hạn chế vi khuẩn từ môi trường xung quanh xâm nhập vào vết thương, góp phần làm cho vết thương mau lành.
b) Cầm máu tại vết thương:
Máu có ở khắp cơ thể sẽ theo vết thương ra ngoài, nhất là các vết thương dập nát lớn, máu chảy nhiều, nếu được băng ép chặt sẽ hạn chế việc mất máu góp phần tạo cho cơ thể chóng hồi phục.
c) Giảm đau đơn cho nạn nhân:
Vết thương khi đã băng, chống được sự cọ sát, va quệt gây đau đớn, làm cho vết thương được yên tĩnh trong quá trình vận chuyển.
2. Nguyên tắc băng:
a) Băng kín, băng hết các vết thương:
Khi băng các vết thương phải bình tĩnh quan sát, kiểm tra kỹ để băng đúng chỗ bị thương, không bỏ sót vết thương, nhất là khi băng trong điều kiện trời tối hoặc khi có nhiều người bị thương.
b) Băng chắc (đủ độ chặt):
Không băng lỏng vì quá trình vận chuyển sẽ làm băng dễ tuột phải băng đủ chặt để bảo vệ vết thương, vừa có tác dụng cầm máu, nhưng cũng không băng quá chặt gây cản trở quá trình lưu thông máu.
Trước hết phải cởi, xắn quần áo để bộc lộ vết thương, dùng băng đã diệt khuẩn để băng, không dùng các vật bẩn đắp phủ lên vết thương, không băng trực tiếp vào cả quần, áo của người bị thương.
d) Băng sớm, băng nhan, đúng quy trình thao tác kỹ thuật.
Phải băng ngay sau khi bị thương, tốt nhất là người bị thương tự băng, hoặc người xung quanh băng giúp.
Băng càng sớm càng hạn chế được sự ô nhiễm và mất máu tại vết thương. Phải băng nhanh để khẩn trương đưa người bị thương về các tuyến y tế cứu chữa. Tuy nhiên cần tuân thủ quy trình kỹ thuật băng mới có thể đem lại hiệu quả cao.
3. Kỹ thuật băng vết thương:
a) Các kiểu băng cơ bản:
Có nhiều kiểu băng khác nhau: băng xoắn vòng, băng số 8, băng chữ nhân, băng vành khăn, băng đầu Trong điều kiện cần băng ngay cho người bị thương tại nơi bị thương, bị nạn, đòi hỏi phải sử dụng kiểu băng đơn giản, nhanh và chắc. Thực tế thường áp dụng một số kiểu băng cơ bản sau:
- Băng xoắn vòng:
Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình xoắn lò xo.
+ Đặt đầu ngoài cuộn băng ở dưới vết thương (Sau khi đã đặt miếng gạc phủ kín vết thương) táy trái giữ đầu cuộn băng, tay phải cầm cuộn băng ngửa lên trên.
+ Đặt hai vòng đầu tiên đè lên nhau để giữa chặt đầu băng, cuốn nhiều vòng cho đến khi kín toàn bộ vết thương.
+ Cố định vòng cuối của băng bằng cách gài kim băng, xét đôi đầu cuộc băng hoặc gấp một vòng ngược lại tạo thành hai dải để buổi vết thương.
Băng xoắn vòng đơn giản, dễ băng, chủ yếu để băng các đoạn chi hình trụ có các vòng tương đối đều nhau, băng sẽ không bị tuột.
- Băng số 8:
Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình số 8, có hai vòng đối xứng. Băng số 8 phức tạp hơn băng xoắn vòng, xong chắc và thích hợp băng ở nhiều vị trí khác nhau: vai, nách, mông, bẹn, khuỷu, gối, gót chân Tuỳ vị trí vết thương mà cách đưa cuộn băng theo từng hình số 8 khác nhau. Trong tất cả các kiểu băng, bao giờ vòng băng sau cũng đè lên 2/3 vòng băng trước, cuốn cách vòng băng theo hướng đi từ dưới lên trên, cách đều nhau và cuốn chặt vừa phải.
Thông thạo hai kiểu băng này sẽ dễ dàng băng được tất cả các bộ phận của cơ thể.
b) áp dụng cụ thể:
Có nhiều loại băng được sử dụng để băng vết thương: băng cuộn, băng cá nhân, băng dốn vải, băng dính song băng cuộn hoặc băng cá nhâ có thể sử dụng để băng tất cả các bộ phận của cơ thể từ chỗ dễ đến chỗ phức tạp nhất.
Để đơn giản hoá nội dung, tiện cho việc giảng dạy, học tập, tài liệu này sẽ không giới thiệu những kiểu băng phức tạp, ít áp dụng, đồng thời sắp xếp chung vào một mục những bộ phận có cách băng tương đối giống nhau.
- Băng đoạn chi:
Băng cánh tay, cẳng tay, đù, cẳng chân thường vận dụng kiểu băng xoắn vòng hoặc số 8.
+ Đặt 2 vòng đè lên nhau để cố định đầu băng.
+ Đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo kiểu xoắn vòng hoặc số 8.
+ Buộc hoặc gài kim băng để cố định vòng cuối của băng.
+ Có thể gấp mảnh vải, khăn vuông thành hình tam giác hay cánh én song đặt thẳng sát với đoạn chi, cuốn như cuốn xà cạp rồi buộc cố định.
- Băng vai, nác:
Vận dụng kiểu băng số 8
+ Đặt hai vòng cố định đầu tiên của băng ở đầu trên cánh tay bị thương (sát hõm nách).
+ Đưa cuộn băng theo hình số 8, 2 vòng số 8 cuốn dưới 2 nác, bắt chéo nhau ở dưới cùng vai bị thương.
+ Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng.
+ Có thể gấp mảnh vải khăn vuông thành hình cánh én phủ vào vai bị thương đường gấp ở dưới, 2 cánh én hướng lên trên, vòng 2 đầu đương gấp buộc quanh cánh tay, đưa 2 cánh én ra trước ngực và sau lưng rồi buộc ở nách bên lành.
+ Băng mông, bẹn vận dụng như băng vai, nách.
- Băng ngực, lưng:
Vận dụng kiểu băng xoắn vòng, không băng quá chặt gây khó thở.
+ Đặt đường băng đầu tiên đi chéo từ dưới rốn lên vai trái vòng ra sau lưng, đầu băng đề thừa một đoạn chờ buộc,
+ Đưa cuộn băng cuốn quanh ngực từ dưới lên theo kiểu xoắn vòng cho đến khi kín ngực.
+ Được băng cuối cùng vòng ra sau lưng vắt qua vai phải về phía trước ngực, buộc với đầu băng chờ.
+ Khi có vết thương ngực hở, máu và không khí phì ra ở miệng vết thương, phải tiến hành băng kín ngay theo thứ tự sau:
Bộc lộ vết thương bằng cách cởi hoặc vén áo.
Đặt miếng gạc đã triệt khuẩn lên miệng vết thương, dùng lòng bay ép chặt vào thành ngực.
Dùng băng dính dán lại (nếu có) hoặc có thể dùng miếng nilong to ép bên ngoài miếng gạc.
Đặt người bị thương ở tư thế nữa nằm, nửa ngồi cho dễ thể.
Có thể gấp mảnh vải, khăn vuông thành hình tam giác đặt vào ngực, cạnh huyền vắt chéo trước ngực, các đỉnh tam giác đưa ra sau buộc.
- Băng bụng:
Vận dụng kiểu băng số 8, không băng quá chặt gây khó thở.
+ Đặt gạc đã triệt khuẩn phủ kín vết thương, nếu có lòi phủ tạng ra ngoài không được ấn vào trong ổ bụng, cuốn miếng gạc thành vòng tròn như vành khăn để bao quanh vết thương.
+ Đặt hai vòng băng cố định qua giữa vành khăn.
+ Đưa cuộn băng quấn quanh bụng theo hình số 8, một vòng đi dần lên phía trên vành khăn, một vòng đi dần phía dưới vành khăn giống hình rẻ quạt, cho đến khi kín vết thương.
+ Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng.
+ Có thể gấp mảnh vải, khăn vuông thành hình tam giác phủ lên vết thương, cạnh huyền đi ngang rốn, đỉnh chúc xuống dưới vắt qua khe bẹn rồi buộc ở phía sau lưng (áp dụng để băng hình bụng dưới).
+ Băng mỏm gối, gót chân, mỏm khuỷu.
Vận dụng kiểu băng số 8 như băng vùng bụng (hình rẻ quạt).
Đặt hai vòng qua giữa gối (xương bánh chè) để cố định đầu băng.
Đưa cuộn băng cuốn quanh gối, một vòng đi dần lên phía trên, một vòng đi dần xuống phía dưới gối cho đến khi kín vết thương.
Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng.
Băng gót chân mỏm khuỷu giống băng mỏm gối.
+ Băng vùng khoeo, nếp khuỷu.
Vận dụng kiểu băng số 8, bắt chéo ở khoeo
Đặt 2 vòng đầu ở trên cẳng chân cố định đầu băng.
Đưa cuộn băng bắt chéo qua khoeo lên gối, băng vòng tròn ở trên gối rồi lại cho bắt chéo qua khoeo xuống cẳng chân, cứ băng liên tiếp như vậy cho đến khi kín vết thương.
Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng.
Băng nếp khuỷu giống như băng khoeo.
- Băng bàn chân, bàn tay:
Vận dụng kiểu băng số 8
+ Đặt hai vòng cố định đầu băng ở sát đầu ngón chân.
+ Đưa cuộn băng đi theo hình số 8 vòng sau cổ chân và bắt chéo ở mu bàn chân.
+ Buộc hoặc cài kim băng cố định vòng cuối của băng ở cổ chân.
+ Băng tay giống như băng bàn chân nhưng đường bắt chéo của băng là ở gan bàn tay.
- Băng vùng đầu, mặt, cổ:
+ Băng trán:
Vận dụng kiểu băng vòng tròn hình vành khăn
Đặt 2 vòng cố đình đầu băng từ trước ra sau gáy. Đưa cuộn băng đi theo vòng tròn quanh trước trán và sau gáy sao cho đường băng ở trước gáy nhích dần từ dưới lên trên.
Buộc hoặc cài kim băng cố định đầu cuối của băng.
+ Băng một bên mắt
Vận dụng kiểu băng số 8.
Đặt 2 vòng quanh trán để cố định đầu băng.
Đưa cuộn băng một vòng quanh trán, một vòng bắt chéo qua mắt bị thương, băng liên tiếp như vậy cho đến khi kín vết thương.
Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng.
+ Băng đầu (kiểu quai mũ)
Vận dụng kiểu băng số 8
Trường hợp có lòi não ra ngoài, không được nhét vào trong vết thương, phải cuốn gạc thành vòng tròn như vành khăn bao quanh vết thương, phủ gạc kín vết thương
Buộc đầu ngoài của băng vào tai trái làm điểm tựa.
Đưa cuộn băng vắt ngang từ đầu trái sang phải làm một vòng xoắn ở mang tai phải (đường chuẩn)
Đưa cuộn băng đi một vòng tròn quanh đầu (đường cố định).
Lần lượt đưa các đường băng qua đầu tư phải sang trái và từ trái sang pải, xoắn qua 2 đầu băng ở 2 bên mang tai, các đường băng nhích dần từ đường giữa đỉnh đầu ra trước trán và sau gáy cho đến khi kín đầu.
Buộc đầu cuối của băng với đầu băng chờ ở vai trái qua mũi dưới cằm như quai mũ.
Băng đầu kiểu quai mũ dễ làm, chỉ cần một cuộn băng, nhưng chắc chắn sẽ không bị tuộc băng.
Có thể gấp mảnh vải, khăn vuông thành hình tam giác đặt cạnh huyền ngang trước trán, đỉnh vắt lên đầu ra sau gáy rồi buộc ở phía trước trán.
Phần 3: kết thúc giảng bài
Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài
Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
Bằng vết thương.
Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu
Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
Bằng vết thương.
Nhận xét, đánh giá kết quả buổi học
Số học sinh tham gia học tập, thái độ học tập, chấp hành quy chế, thời gian.
Kiểm tra vật chất, xuống lớp.
File đính kèm:
- gdqp k10(3).doc