Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 10 - Tiết 4, Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

I. MỤC TIÊU:

1. Mục đích:

- Dúp cho h/s hiểu thêm về truyền thống đoàn kết quốc tế, truyền thống một lòng theo Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

- Khơi dậy lòng tự hào dân tộc, gìn giữ những truyền thống quý báu của ông cha.

2. Yêu cầu:

- Có thái độ nghiêm túc, biết giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học.

- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học.

- Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có).

2. Hoạc sinh:

- Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học.

- Vận dụng các môn học khác nhất là môn lịch sử để nghiên cứu bài học này.

TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Tổ chức lớp học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 10 - Tiết 4, Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 4 Ngày soạn: Ngày giảng: ...././. ...././. BàI 1 Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam (tiết 4: II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước; Mục: 5,6) Mục tiêu: 1. Mục đích: - Dúp cho h/s hiểu thêm về truyền thống đoàn kết quốc tế, truyền thống một lòng theo Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. - Khơi dậy lòng tự hào dân tộc, gìn giữ những truyền thống quý báu của ông cha. 2. Yêu cầu: - Có thái độ nghiêm túc, biết giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học. - Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học. - Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có). 2. Hoạc sinh: - Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học. - Vận dụng các môn học khác nhất là môn lịch sử để nghiên cứu bài học này. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Tổ chức lớp học: - ổn định tổ chức lớp: Trung đội trưởng báo cáo tình hình của trung đội. - Kiểm tra bài cũ: (?) Truyền thống cả nước chung sức đánh giặcvà đánh giặc bằng trí thông minh sáng tạo đã được ông cha ta vận dụng ntn. 2. Tổ chức các hoạt động dạy & học: - Mở bài: (SGKtr12). - Bài mới; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn có sự đoàn kết với các nước trên bán đảo Đông Dương và các nước khác trên thế giới, vì độc lập dân tộc của mỗi quốc gia, chống lại sự thống trị của các nước lớn. (?) Tại sao thắng lợi của cuộc k/c chống Pháp, Mĩ Lại là thắng lợi của tình đoàn kết giữa 3 nước Việt Nam-Lào-Cam pu chia. (?) Nguyên nhân nào mà nước ta nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các nước anh em. GV nhấn mạnh: Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung đã trở thành truyền thống, là một nhân tố thành công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. GV. Từ khi Đảng Cộng sản VN ra đời tới nay, đã lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách thống trị của thực dân pháp; tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công; đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp và Mĩ, dành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. (?) Trong giai đoạn mới của cách mạng, nhất là sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua những thử thách nào. GV kết luận: Lịch sử VN trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước gian khổ nhưng đầy vinh quang, tự hào. Truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc ta ngày càng được các thế hệ tiếp theo kế thừa và vận dụng sáng tạo. Thế hệ trẻ VN đã và đang thực hiện lời dạy của Chủ Tịch HCM: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” . Truyền thống đoàn kết quốc tế: I HS. Đó là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước chống lại sự thống trị của các nước lớn, tinh thần đoàn kết đó là chỗ dựa vững chắc cho mỗi dân tộc trong cuộc đấu tranh giành và củng cố nền độc lập của mình. I HS. – Nhờ thực hiện đường lối đoàn kết quốc tế đúng đắn. - Bảo vệ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. - Bảo vệ chế độ XHCN. - Bảo vệ phong trào độc lập dân tộc và nhân dân yêu chuộng hoà bình, công lý trên toàn thế giới kể cả nhân dân tiến bộ Pháp, Mĩ. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam: I HS. Để đáp ứng trong giai đoạn mới của cách mạng, đứng trước sự sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô Đảng ta đã đẩy mạnh phát triển về mọi mặt, lãnh đạo nhân dân từng bước vượt qua khó khăn, thử thách , vững bước đi lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu vì mục tiêu, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 3. Đánh giá: (?) Câu hỏi ôn tập: Hãy nêu tóm tắt quá trình đánh giặc, giữ nước của dân tộc VN. Nêu truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc VN. Trách nhiệm của h/s đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 4. Dặn dò: - Học bài cũ và nghiên cứu trước ( bài: 2).

File đính kèm:

  • docTiet. 4.doc