Giáo án Giáo dục Quốc phòng Lớp 10 - Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy - Nguyễn Thanh Sang

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Hiểu được tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện, dấu hiệu nhận biết

2. Thái độ

- Biết thương yêu, thông cảm, chia sẻ với những người nghiện ma túy, giúp họ vượt qua trở ngại của cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành người lương thiện có ít cho xã hội

- Có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh ma túy; không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất dấu hoặc mau bán ma túy; có ý thức phát hiện, tố giác những người sử dụng hoặc buôn bán ma túy

II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM

1. Nội dung:

- Hiểu biết cơ bản về ma túy

- Tác hại của ma túy

- Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu hs nghiện ma túy

- Trách nhiệm của hs trong phòng chống ma túy

2. Trọng tâm:

- Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu hs nghiện ma túy

- Trách nhiệm của hs trong phòng chống ma túy

III. THỜI GIAN

- Tổng số tiết: 4 (Tiết PPCT: 31 – 34)

- Tiết 31: Hiểu biết cơ bản về ma túy

- Tiết 32: Tác hại của ma túy, nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy

- Tiết 33: Dấu hiếu nhận biết hs nghiện ma túy

- Tiết 34: Trách nhiệm của hs trong phòng, chống ma túy

IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức:

-Lên lớp: Lấy lớp học để lên lớp, lấy tổ học tập để thảo luận

2. Phương pháp:

 - Giáo viên: Thuyết trình, nêu câu hỏi gọi HS trả lời

 - Học sinh: Nghe, ghi chép, trả lới câu hỏi của giáo viên

V. ĐỊA ĐIỂM

 - Phòng học

VI. VẬT CHẤT

 Tranh, ảnh về các loại thuốc ma túy

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục Quốc phòng Lớp 10 - Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy - Nguyễn Thanh Sang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung – thời gian Phương pháp Vật chất TIẾT 31 (11 – 16/4/2011) I. HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MA TÚY (35 phút) 1. Khái niệm về ma túy. - Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. - Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. - Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. 2. Phân loại chất ma túy a. Phân loại dựn theo nguồn góc sản xuất ra chất ma túy Theo cách phân loại này các chất ma túy được chia ra 3 nhóm sau: - Chất ma túy có nguồn góc tự nhiên: cây thuốc phiện, côca, cần sa ... - Chất ma túy tổng hợp: Tự nhiên (morphine) + anhydric axêtic = heroin (bán tổng hợp). - Chất ma túy tổng hợp: Amphetamine, Metamphetamine ... b. Phân loại dựa theo đặc điểm cấu trúc hóa học của các chất ma túy c. Phân loại dựa theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng Chia làm hai nhóm sau: - Nhóm chất ma túy có hiệu lực cao: heroin, cocaine, ecstasy ... Nhóm chất ma túy có hiệu lực thấp: diazepam, clordiazepam ... d. Phân loại chất ma túy dựa vào tác dụng của nó đối với tâm, sinh lí người sử dụng Theo cách phân loại này, chất ma túy được chia ra các nhóm sau: - Nhóm các chất ma túy an thần - Nhóm các chất ma túy gây kích thích - Nhóm các chất ma túy gây ảo giác 3. Các chất ma túy thường gặp a. Nhóm chất ma túy an thần * Thuốc phiện - Thuốc phiện sống: Chưa qua chế biến, không tan trong nước. - Thuốc phiện chín: Được sấy khô và chế biến ra morphine và heroine - Xái thuốc phiện: Sản phẩm cháy còn lại sau khi hút - Thuốc phiện y tế: Có hàm lượng morphine từ 9,5 -10,5% * Morphine * Heroine b. Nhóm chất ma túy gây kích thích c. Nhóm chất ma túy gây ảo giác * Cần sa và các sản phẩm của nó - Cây cần sa có tên khoa học là: Cannabis – sativa L * Lysergide (LSD) - LSD tồn tại dưới dạng tinh bột màu trắng TIẾT 32 (18 – 23/4/2011) II. TÁC HẠI CỦA TỆ NẠN MA TUÝ (20 phút) 1. Tác hại của ma tuý đối với bản thân người sử dụng a. Gây tổn hại về sức khoẻ - Hệ tiêu hoá: Không muốn ăn, tiết dịch hệ tiêu hóa giảm - Hệ hô hấp: Viêm đường hô hấp trên và dưới - Hệ tuần hoàn: Loạn nhịp, huyết áp tăng, giảm đột ngột, mạch máu bị xơ cứng - Các bệnh về da: Ghẻ lở, hác lào, viêm da - Làm suy giảm chức năng thải độc: ép xe gan, suy gan, suy thận - Đối với hệ thần kinh: Gây kích thích hoặc ức chế từng phần ở bán cầu đại não - Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. - Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột. b. Gây tổn hại về tinh thần Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma tuý khẳng định rằng nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động...) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trng cho ngời nghiện ma tuý). Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. c. Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình - Kinh tế: Sử dụng ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, Người nghiện luôn có xu hưởng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế. - Tình cảm: Người nghiện có xu hướng “thu mình”, ngại tiếp xúc với người thân, sa sút về tinh thần, xa lánh nếp sống sinh hoạt lành mạnh, xa lánh ngời thân, bạn bè tốt. - Hạnh phúc gia đình: Hành hạ người thân,kể cả trộm cắp, lừa đảo, cớp giật, thậm chí giết người, miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. 2. Tác hại của tệ nạn ma tuý đối với nền kinh tế - Hàng năm Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. - Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng. - Ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch. 3. Tác hại của tệ nạn ma tuý đối với trật tự an toàn xó hội. Tệ nạn ma túy là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự (trộm, cớp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố...); Tệ nạn ma túy là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác (mại dâm, cờ bạc...) Tóm lại: Tệ nạn ma túy đã và đang là hiểm họa của nhân loại. III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHIỆN MA TUÝ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HỌC SINH NGHIỆN MA TUÝ: 1) Qúa trình và nguyên nhân nghiện ma tuý: a. Qua trình nghiện ma tuý (3 phút) Sử dụng lần đầu tiên --> Thỉnh thoảng sử dụng --> sử dụng thường xuyên --> Sử dụng do phụ thuộc Quá trình mắc nghiện (Lâu hay mau phụ thuộc vào các yêu tố:) Thái độ của ngời sử dụng Độc tính của chất ma túy Tần suất sử dụng Hình thức sử dụng (tiêm chích, hút, hít, uống) b. Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma tuý (7 phút) * Nguyên nhân khách quan - Lối sống của giới trẻ: sống theo lối sống thực dụng, buông thả... một số học sinh không làm chủ được bản thân đã sa vào tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý. - Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hoá phẩm độc hại dẫn đến một số em có lối sống chơi bời trác táng tham gia vào các tệ nạn xã hội. - Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh, sinh viên ở một số địa phương chưa thực sự có hiệu quả. - Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên ở một số khu vực xung quanh các trường học hoặc tại nơi các em cư trú, sinh sống còn nhiều tụ điểm cờ bạc, mại dâm, ma tuý từng ngày từng giờ tác động đến suy nghĩ và hành động của lứa tuổi trẻ, trong đó có các em học sinh. - Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con, em. Cha, Mẹ và những người lớn tuổi do mải làm ăn, lo kiếm tiền hoặc do nuông chiều con cái quá mức hoặc trong gia đình có người lớn tuổi cũng mắc nghiện hoặc có hành vi buôn bán ma tuý.... * Nguyên nhân chủ quan: - Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, nên nhiều em học sinh bị những đối tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma tuý, tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý. - Do muốn thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em đã chủ động đến với ma tuý. TIẾT 33, 34 (25/4 – 7/5/2011) 2. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy (10 phút) Có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau: - Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất ma túy như: bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc; - Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập - Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh - Thường xuyên xin tiền bố, mẹ - Lực học giảm sút - Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm - Ngại tiếp xúc với người thân, bạn tốt, có ý xa lánh mọi người; cố tránh các hoạt động vui chơi lành mạnh. IV. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống ma túy, học sinh cần thực hiện tốt những nội dung sau: - Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành. - Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào. - Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý. - Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý. - Khi phát hiện những học sinh có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý, khi phát hiện phải báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường để có biện pháp ngăn chặn. - Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý. - Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma túy do nhà trường, tổ chức Đoàn Thanh niên, tổ chức Hội Phụ nữ phát động - Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động. - Ký cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý. - GV thuyết trình, phân tích làm rõ khái niệm chất ma túy, nêu một vài ví dụ để chứng minh Nêu câu hỏi gọi hs trả lời Các chất ma túy gồm những nhóm chất nào? - HS nghe, ghi chép các nội dung, trả lời câu hỏi của giáo viên Ma túy có tác hại như thế nào đối với người sử dụng? Ma túy có tác hại như thế nào đối với nền kinh tế? Tác hại của ma túy đối với trật tự an ninh xã hội như thế nào? - GV tóm lượt sơ qua nghiện ma túy; nêu câu hỏi gọi hs trả lời - HS tham gia tra lời câu hỏi của giáo viên một cách tích cực, ghi chép các nội dung chính Những nguyên nhân nào dẫn đến nghiện ma túy? Dựa vào những dấu hiệu nào để biết một hs bị nghiện ma túy? Em hãy nêu những nội dung trong công tác phòng, chống ma túy? Em hãy cho biết, em đã làm gi để phòng, chống ma túy? Tranh ảnh về các loại thuốc ma túy III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG 40 PHÚT - Giải đáp thắc mắc - Hệ thống nội dung + Hiểu biết cơ bản về ma túy + Tác hại của ma túy + Trách nhiệm của hs trong việc phòng, chống ma túy - Cho câu hỏi để học sinh ôn tập + Nêu những nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy + Những dấu hiệu nào nhận biết hs nghiện ma túy + Trách nhiệm của hs trong phòng, chống ma túy - Nhận xét buổi học - Kiểm tra sỹ số, vật chất: .... Phê duyệt Ngày 20 tháng 2 năm 2011 Người soạn Nguyễn Thanh Sang Rút kinh nghiệm bổ sung .... ........

File đính kèm:

  • docBÀI 7. Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy.doc