Giáo án Giáo dục Quốc phòng Lớp 10 - Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Nguyễn Thanh Sang

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

 - Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.

 - Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kĩ thuật các kiểu băng cơ bản.

2. Về kĩ năng

 - Biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường.

 - Băng được vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ.

3. Về thái độ

 - Vận dụng linh hoạt các kĩ năng cấp cứu và băng bó vào trong thực tế cuộc sống.

 - Sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM

1. Nội dung:

 I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường

 II. Băng bó vết thương

2. Trọng tâm:

 Mục đích, nguyên tắc băng vết thương, kĩ thuật các kiểu băng cơ bản

III. THỜI GIAN

- Tổng số tiết: 2 (Tiết PPCT: 25, 26)

- Tiết 25: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường (mục 1 – 5 SGK)

- Tiết 26: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường (Mục 6 – 8 SGK), băng bó vết thương (mục 1 – 3 SGK)

 

doc13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục Quốc phòng Lớp 10 - Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Nguyễn Thanh Sang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên, cơ thể không tự điều hòa nhiệt độ được nữa. b) Triệu chứng: - Chuột rút: tay, chân đến lưng, bụng. - Nhức đầu, chóng mặt, mệt mõi, chân tay rã rời, khó thở. + Sốt cao 40 – 42 độ. + Mạch nhanh. + Thở nhanh. + Choáng ván, buồn nôn, ngất, hôn mê, co giật c) Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng: * Cấp cứu ban đầu: - Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, bóng râm. - Cởi bỏ quần áo. - Quạt mát, chườm lạnh. - Cho uống nước đường và muối hoặc oresol. - Chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. * Cách đề phòng - Không làm việc, luyện tập TDTD dưới trời nắng gắt. - Bảo đảm thông gió, đội mũ khi trời nắng. - Ăn, uống đủ nước, muối khoáng. - Luyện tập để làm quen và thích nghi với môi trường. 8. Ngộ độc lân hữu cơ (5 phút) a) Đại cương. - Lân hữu cơ các hợp chất hoá học như: Tiôphốt, Vôphatốc dùng để trừ sâu bọ, côn trùng, nấm có hại. - Do không tôn trọng nguyên tắc trong quá trình sử dụng và bảo quản nên đã sảy ra những tai nạn đáng tiếc. b) Triệu chứng. - Trường hợp nhiễm độc cấp: nạn nhân thấy lợm giọng, nôn mửa, đau quăn bụng, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, đau đầu, đau các cơ, rối loạn thị giác đặc biệt đồng tử co hẹp, có khi chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim.- Trường hợp nhiễm độc nhẹ: các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn, nếu được cấp cứu kịp thời sẽ giảm dần, sau 1 tuần có thể khỏi. c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng: - Cấp cứu ban đầu: + Nhanh chống dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Chủ yếu dùng Atropin liều cao. + Nếu thuốc vào đường tiêu hoá bằng mọi cách cho nôn. + Nếu thuốc qua da, phải rửa bằng nước vôi trong, nước xà phòng. + Nếu thuốc vào mắt rửa mắt bằng nước muối. + Có điều kiện dùng thuốc trợ tim mạch, trợ sức: cefein, coramin, vitamin B1, C cấm dùng mocphin. + Chuyễn gay đến cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa. - Đề phòng. + Chấp hành đúng các quy định về chế độ vận chuyễn bảo quản và sử dụng. + Tuân thủ mọi khuyến cáo của nhà sản xuất. Đầy dđủ dụng cụ bảo đảm an toàn khi sử dụng. II. BĂNG VẾT THƯƠNG: (10 phút) 1. Mục đích. a) Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiểm. - Người bị thương được băng ngay sẽ có tác dụng ngăn cản, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương, góp phần làm cho vết thương mau lành. b) Cầm máu tại vết thương. - Máu có ở khắp cơ thể sẽ theo vết thương ra ngoài, nếu được băng ép chặt sẽ hạn chế việc mất máu góp phần tạo cho cơ thể mau hồi phục. c) Giảm đau đớn cho nạn nhân. Vết thương khi đã băng, chống được sự cọ sát va quẹt làm đau đớn, làm vết thương được yên tỉnh trong quá trình di chuyển. 2. Nguyên tắc băng. - Ngay: Băng ngay sau khi bị thương tự băng hoặc nhờ người khác băng. - Đúng: Băng đúng chỗ bị thương, không băng ngoài quần áo. - Vừa: Băng vừa phải không quá chặt làm cản trở lưu thông máu, cũng không quá lỏng dễ làm tuột băng. - Không: Không dùng tay sờ vào vết thương, không dùng lá cây, vải bản phủ đắp lên vết thương. GV: Thuyết trình, nêu câu hỏi gọi HS trả lời để làm rõ nội dung + Theo các em thế nào gọi là bong gân và triệu chứng của nó như thế nào? HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên, ghi các nội dung Khi bi bong gân em có những biện pháp gi để cấp cứu ban đầu? Cách đề phong để tránh bị bong gân? GV: Thuyết trình, nêu câu hỏi gọi HS trả HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên + Như thế nào gọi là sai khớp? + Triệu chứng của sai khớp có các biểu hiện gì để nhận biết? Khi phát hiện bệnh nhân bi sai khớp thì em có những biện pháp gì để cấp cứu ban đầu? + Như thế nào gọi là ngất và nguyên nhân nào gây ra ngất? + Các triệu chứng gây ra tình trang ngất + Khi phát hiện nạn nhân bị ngất em có những biện pháp gì để cấp cứu ban đầu? + Các biện pháp đề phòng để không bị ngất? + Hiện tượng của điện giật như thế nào? Các phương pháp cấp cứu và cách đề phòng để khỏi bị điện giật? + Ngộ độc thức ăn có các triệu chứng gì? + Cách cấp cứu và đề phòng ngộ độc thức ăn? + Như thế nào là chết đuối, có các triệu chứng như thế nào? + Cách cấp cứu nạn nhân bị chết đuối và cách đề phòng? + Say nóng, say nắng có các triệu chứng như thế nào? + Cách cấp cứu ban đầu và cách đề phòng? + Ngộ độc lân hữu cơ có các triệu chứng như thế nào? + Cách cấp cứu nạn nhân bị ngô độc lân hữu cơ? + Các biện pháp để đề phòng ngộ độc lân hữu cơ? + Mục đích của băng vết thương để làm gì? + Khi băng vết thương ta cần tuân thủ những nguyên tắc gì? III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG 10 PHÚT - Giải đáp thắc mắc - Hệ thống nội dung Cấp cứu các tai nạn thông thường Băng vết thương - Cho câu hỏi để học sinh ôn tập 1. Phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp, nêu các biện pháp cấp cứu ban đầu bong gân? 2. Nêu các biện pháp để phòng và cấp cứu ban đầu khi bị điện giật? 3. Trình bày nguyên tắc, mục đích băng vết thương? - Nhận xét buổi học - Kiểm tra sỹ số, vật chất: .... Phê duyệt Ngày 20 tháng 2 năm 2011 Người soạn Nguyễn Thanh Sang Rút kinh nghiệm bổ sung .... .... .... BÀI 6: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG (PHẦN THỰC HÀNH) PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Nắm được các kĩ thuật băng cơ bản 2.Về kĩ năng: Biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường Băng được vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ 3. Về thái độ Vận dụng linh hoạt các kĩ năng cấp cứu và băng bó vào trong thực tế cuộc sống. II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM 1. Nội dung: Kĩ thuật băng vết thương 2. Trọng tâm: Kĩ thuật băng vết thương III. THỜI GIAN - Tổng số tiết: 3 (Tiết PPCT: 27, 28, 29) + Tiết 27: Thực hiện băng mẫu vết thương. + Tiết 28: Băng cẳng chân; Băng vai; Băng vùng gối + Tiết 29: Băng vùng chân; Băng trán; Băng một bên mắt; Băng đầu kiểu quai mũ IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức: - Lên lớp: Lên lớp tập trung để giảng dạy các kỹ thuật - Luyện tập: Luyện tập theo tổ học tập, luyện tập theo nhóm 2. Phương pháp: - Giáo viên: Làm mẫu và phân tích các kỹ thuật - Học sinh: quan sát, nắm các kỹ thuật động tác V. ĐỊA ĐIỂM Sân trường VI. VẬT CHẤT Băng cuộn PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI 15 PHÚT 1. Chuẩn bị: - Giáo viên: Luyện tập lại các kĩ thuật băng - Học sinh: Băng cuộn, xem trước các kĩ thuật ở sách giáo khoa 2. Nhận lớp: Lớp tập trung ở sân trường, HS mặc đồng phục thể thao 3. Phổ biến các qui định - Học tập: Nắm được các kĩ thuật băng - Kỷ luật: Nghiêm túc trong quá trình tập luyện - Quy ước luyện tập: Luyện tập theo hiệu lệnh còi, hiệu lệnh của giáo viên 4. Kiểm tra bài cũ: Mục đích băng vết thương để làm gì Em hãy nêu nguyên tắc băng vết thương 5. Phổ biến ý định giảng bài - Tên bài - Nội dung tiêu đề từ nội dung I đến nội dung IV của ý định giảng bài II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 105 PHÚT 1. Lên lớp 38 phút Nội dung – Thời gian Phương pháp Vật chất TIẾT 27 (14 – 19/03/2011) KĨ THUẬT BĂNG VẾT THƯƠNG 1. Các kiểu băng cơ bản (3 phút) - Băng vòng xoắn - Băng số 8 2. Áp dụng các kiểu băng (35 phút) a. Băng cẳng chân b. Băng vai c. băng vùng gối d. băng vùng chân e. Băng trán f. Băng một bên mắt g. Băng đầu kiểu quai mũ GV: Giới thiệu các kiểu băng cơ bản - Giảng kĩ thuật băng theo 3 bước + Làm nhanh + Làm chậm có phân tích + Làm tổng hợp HS: Quan sát GV thực hiện, nắm các kĩ thuật động tác Băng cuộn 2. Kế hoạch luyện tập 67 phút Tiết PPCT Nội dung Thời gian Tổ chức và phương pháp Vị trí và hướng tập Ký, tín hiệu luyện tập Người phụ trách Vật chất 28 (21- 26/3/2011) Băng cẳng chân; Băng vai; băng vùng gối; băng vùng chân 15 p Luyện tập theo tổ học tập, theo nhóm Luyện tập ở sân trường - 1 tiếng còi về vị trí tập luyện - 2 tiếng còi bắt đầu tập luyện - 3 tiếng còi chuyển nội dung luyện tập - 1 hòi còi kết hợp cới khẩu lệnh về vị trí tập trung Giáo viên Băng cuộn 29 (28/3 – 2/4/2011) Băng trán; Băng một bên mắt; Băng đầu kiểu quai mũ 17 p “ “ “ “ “ III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG 15 PHÚT - Giải đáp thắc mắc - Hệ thống nội dung - Băng cẳng chân - Băng vai - Băng vùng gối - Băng vùng chân - Băng trán - Băng một bên mắt - Băng đầu kiểu quai mũ - Cho câu hỏi để học sinh ôn tập. Tự luyện tập các nội dung đã được học - Nhận xét buổi học - Kiểm tra sỹ số, vật chất: .... Phê duyệt Ngày 20 tháng 2 năm 2011 Người soạn Nguyễn Thanh Sang Rút kinh nghiệm bổ sung .... ........ ... TIẾT 30 (4 – 9/4/2010) KIỂM TRA MỘT TIẾT (PHẦN THỰC HÀNH) PHẦN 1: Ý ĐỊNH KIỂM TRA I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Nhằm đánh giá kết quả học tập của các em trong thời gian qua 2. Kỹ năng: thực hiện thông thạo động tác 2. Thái độ: thực hiện kiểm tra nghiêm túc, đạt trung bình trở lên II. NỘI DUNG KIỂM TRA 1. Băng cẳng chân 2. Băng vai 3. Băng vùng gối 4. Băng vùng chân 5. Băng trán 6. Băng một bên mắt 7. Băng đầu kiểu quai mũ III. THỜI GIAN Tổng số tiết: 1 (Tiết PPCT: 30) + Tiết 30: Ném lựu đạn trúng đích IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức: - Lên lớp: lấy lớp học để lên lớp kiểm tra 2. Phương pháp: - Giáo viên: Gọi từng học sinh lên thực hiện - Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên V. ĐỊA ĐIỂM Sân trường VI. VẬT CHẤT Băng cuộn PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. TỔ CHỨC KIỂM TRA 5 PHÚT 1. Chuẩn bị: - Giáo viên: Băng cuộn - Học sinh: Luyện tập lại các kĩ thuật băng 2. Nhận lớp: Lớp tập trung ở sân trường, SH mặc đồng phục thể thao 3. Phổ biến các qui định - Học tập: Thuần thục kĩ thuật động tác băng - Kỷ luật: Kiểm tra nghiêm túc - Quy ước kiểm tra: Thực hiện theo yêu cầu cảu giáo viên 4. Phổ biến ý định kiểm tra - Tên bài - Nội dung tiêu đề từ nội dung I đến nội dung IV của ý định giảng bài II. THỰC HÀNH KIỂM TRA 35 PHÚT Nội dung – thời gian Phương pháp Vật chất 1. Băng cẳng chân 2. Băng vai 3. Băng vùng gối 4. Băng vùng chân 5. Băng trán 6. Băng một bên mắt 7. Băng đầu kiểu quai mũ Gọi từng HS lên kiểm tra Băng cuộn bằng vải xô III. KẾT THÚC KIỂM TRA 5 PHÚT - Công bố điểm kiểm tra - Nhận xét buổi học - Kiểm tra sỹ số, vật chất: .... Phê duyệt Ngày 20 tháng 2 năm 2011 Người soạn Nguyễn Thanh Sang Rút kinh nghiệm bổ sung .... ........

File đính kèm:

  • docBÀI 6. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương.doc