A: MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
a) Mục đích:
Giúp học sinh hiểu và biết phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc, tài thao lược đánh giặc giữ nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
b) Yêu cầu:
Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Sẵn sàng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang góp phần củng cố quốc phòng của đất nước.
B: NỘI DUNG:
I: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam:
II: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
C: THỜI GIAN:
- Thời gian toàn bài: 180 phút ( 4 Tiết )
D: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP:
30 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 1 đến Bài 7 (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đối với người dạy: Có giáo án, tài liệu giảng dạy.
- Đối với người học: Thực hiện đúng quy định giờ học.
Phần II: Nội dung huấn luyện
Vấn đề 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn.
1. Tác hại của một số loại bom đạn:
- Trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bọn đế quốc đã dùng nhiều loại bom đạn để đánh phá tan, gây cho nhân dân ta những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của. Hơn thế nữa, nó còn huỷ hoại môi trường, để lại di chứng của chiến tranh cho các thế hệ kế tiếp.
2. Một số biện pháp phổ thông phòng tránh bom đạn:
a) Quan sát báo động:
Mục đích là nhằm phát hiện hoạt động đánh phá của địch để kịp thời phát tín hiệu báo động cho nhân dân phòng tránh.
b) Làm hầm hố phòng tránh bom đạn:
Nhằm tránh tác hại của chúng: mảnh bom thường, đạn hỏa tiễn, đạn súng máy, nhà đổ v.v...
Tùy theo vật liệu hiện có và tình hình đất đai mà làm các kiểu hầm hố khác nhau.
c) Che ánh sáng ngụy trang:
Nhằm hạn chế khả năng quan sát, đánh phá của địch.
d) Sơ tán, phân tán người và phương tiện máy móc ở các trọng điểm địch có thể đánh phá.
e) Khắc phục hậu quả địch đánh phá.
* Cần lưu ý rằng, hiện nay trên đất nước chúng ta, tuy chiến tranh đã đi qua nhưng bom đạn địch vẫn còn nằm lại trong lòng đất của khắp các miền quê: nó có thể và thực tế đã gây đau thương, mất mát cho không ít gia đình. Vì vậy, khi phát hiện, phải có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan chức trách để xử lý kịp thời, tuyệt đối không được tự tiện xử lý.
Vấn đề 2: Thường thức phòng tránh một số thiên tai
1. Đặc điểm gây hại của một số thiên tai:
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa lại có nhiều sông ngòi nên chịu nhiều tác động của thời tiết và các hiện tượng tự nhiên. Những tác động của tự nhiên gây ảnh hưởng xấu đến con người cũng như môi trường và điều kiện sống của con người gọi chung là thiên tai. Chúng ta cần nắm đặc điểm gây hại và nguyên nhân của một số loại thiên tai để có biện pháp phòng tránh hiệu quả, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại mà thiên tai gây ra.
a) áp thấp nhiệt đới.
b) Bão.
c) Lũ quét.
d) Lụt.
e) Động đất.
2. Một số biện pháp phổ thông phòng, chống bão lụt:
a) Tích cực thực hiện việc bảo vệ đê.
b) Tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng.
c) Theo dõi chặt chẽ các bản tin báo bão và mực nước ở các triền sông.
d) Tổ chức sơ tán người và tài sản ở khu vực trọng điểm.
e) Khắc phục hậu quả bão lụt:
- Cấp cứu người bị nạn.
- Làm vệ sinh môi trường, chôn cất người bị nạn.
- Giúp đỡ gia đình có người bị nạn ổn định đời sống.
- Khôi phục sản xuất và sinh hoạt.
Phần III: Kiểm tra huấn luyện.
Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu một số biện pháp phòng, tránh bom đạn địch.
2. Nêu một số biện pháp phòng, chống bão lụt.
Ngày Tháng Năm2008
Bài 6:
Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương
Phần I: ý định huấn luyện
A: Mục đích yêu cầu:
a) Mục đích: Giúp học sinh biết nguyên nhân, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng biện pháp đơn giản, thực hiện.
- Biết băng vết thương bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ.
b) Yêu cầu: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống xã hội hàng ngày.
B: Nội dung:
I: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
II: Băng bó vết thương.
C: Thời gian:
Thời gian toàn bài 225 phút.
D: Tổ chức và phương pháp:
a) Tổ chức: Lấy đơn vị lớp học để giới thiệu nội dung bài học.
b) Phương pháp: - Giảng lý thuyết theo phương pháp diễn giải. - Giảng thực hành theo phương pháp GV hướng dẫn làm mẫu.
Đ: Địa điểm:
Trường THPT Như Thanh
E: Bảo đảm:
- Đối với người dạy: Có giáo án tài liệu giảng dạy.
- Đối với người học: Thực hiện đúng quy định giờ học.
Phần II: Nội dung huấn luyện
Vấn đề 1: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
1. Bong gân:
a) Đại cương: Hầu hết các khớp trong cơ thể là khớp động, ở mỗi khớp bao giờ cũng có các dây chằng để tăng cường cho các khớp và giữ thẳng góp cho hoạt động của khớp.
Bong gân là sự tổn thương của dây chằng xung quanh khớp do chấn thương gây nên. Các dây chằng có thể bong ra khỏi chỗ bám, bị rách hoặt đứt, nhưng không làm sai khớp.
b) Triệu chứng:
- Đau nhức nơi tổn thương.
- Xưng nề to có thể bầm tím dưới da.
- Chiều dài chi bình thường không biến dạng.
- Vận động khó khăn đau nhức.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng.
2. Sai khớp:
a) Đại cương: Sai khớp là sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương mạnh một cách gián tiếp hoặc trực tiếp gây nên.
b) Triệu chứng.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng.
3. Say sóng, say ô tô, say máy bay:
a) Đại cương: Thường xảy ra ở người chưa quen đi tàu thủy, ô tô, máy bay do mất thăng bằng giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm gây nên.
b) Triệu chứng:
Có 2 biểu hiện:
- Loại cường phó giao cảm hay gặp ở nam giới: Tim đập chậm, huyết áp hạ, mệt lả, nôn mửa.
- Loại cường giao cảm hay gặp ở nữ giới: Tim đập nhanh, huyết áp tăng, thần kinh hưng phấn, nôn mửa.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng.
4. Ngất:
a) Đại cương:
Ngất là tình trạng chết tạm thời, nạn nhân mất tri giác, cảm giác và vận động, đồng thời tim, phổi và bài tiết ngừng hoạt động.
b) Triệu chứng:
- Nạn nhân thấy tự nhiên bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần, chóng mặt, ù tai, ngã khuỵu xuống bất tỉnh.
- Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xưng tái.
- Phổi có thể ngừng thở hoặc thở rất yếu...
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng:
- Cấp cứu ban đầu.
- Đề phòng.
5. Ngộ độc thức ăn:
a) Đại cương.
b) Triệu chứng.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng.
6. Nhiễm độc lân hữu cơ:
a) Đại cương.
b) Triệu chứng.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng.
Vấn đề 2: Băng bó vết thương
1. Mục đích:
a) Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm:
- Người bị thương được băng ngay sẽ có tác dụng ngăn cản, hạn chế vi khuẩn từ môi trường xung quanh xâm nhập vào vết thương, góp phần làm cho vết thương mau lành.
b) Cầm máu tại vết thương:
Máu có ở khắp cơ thể sẽ theo vết thương ra ngoài, nhất là các vết thương dập nát lớn, máu chảy nhiều, nếu được băng ép chặt sẽ hạn chế việc mất máu góp phần tạo cho cơ thể chóng hồi phục.
c) Giảm đau đớn cho nạn nhân:
Vết thương khi đã băng, chống được sự cọ sát, va quẹt gây đau đớn, làm cho vết thương được yên tĩnh trong quá trình vận chuyển.
2. Nguyên tắc băng:
a) Băng kín, băng hết các vết thương.
b) Băng chắc (đủ độ chặt).
c) Băng sớm, băng nhanh, đúng quy định thao tác kỹ thuật.
3. Kỹ thuật băng vết thương:
a) Các kiểu băng cơ bản:
- Băng xoắn vòng.
- Băng số 8.
b) áp dụng cụ thể: Tùy theo từng trường hợp vết thương mà sử dụng các kiểu băng khác nhau cho phù hợp.
- Băng các đoạn chi: Băng cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân thường vận dụng kiểu băng xoắn vòng hoặc số 8.
- Băng ngực, lưng: Vận dụng kiểu băng xoắn vòng, không băng quá chặt gây khó thở.
- Băng bụng: Vận dụng kiểu băng số 8, không băng quá chặt gây khó thở.
- Băng vùng gối, gót chân, vùng khuỷu.
- Băng vùng khoeo, nếp khuỷu: Vận dụng kiểu băng số 8, bắt chéo ở khoeo.
- Băng bàn tay, bàn chân: Vận dụng kiểu băng số 8.
- Băng vùng đầu, vùng chán, mặt, cổ: Vận dụng kiểu băng hình tròn hình vành khăn.
Phần III: Kiểm tra kết thúc.
Phần lý thuyết
Câu hỏi ôn tập:
1. Phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp, nêu các biện pháp cấp cứu ban đầu.
2. Trình bày nguyên nhân, các biện pháp cấp cứu ban đầu của nạn nhân bị ngất.
3. Các biện pháp đề phòng say sóng, say ô tô, say máy bay.
4. Nêu các triệu chứng ngộ độc thức ăn, biện pháp đề phòng.
5. Nêu nguyên nhân, các biện pháp cấp cứu ban đầu nạn nhân bị nhiễm độc lân hữu cơ.
6. Trình bày mục đích nguyên tắc băng vết thương.
Phần thực hành.
I: Mục đích yêu cầu:
1. Mục đích: Kiểm tra khả năng tiếp thu của học sinh.
2. Yêu cầu: Kiểm tra nghiêm túc chặt chẽ.
II: Nội dung: - Băng bó vết thương.
III: Thời gian: Thời gian 50 phút.
IV: Tổ chức và phương pháp:
1. Tổ chức: Theo đổi hình tổ.
2. Phương pháp: - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
V: Đối tượng kiểm tra: Học sinh lớp 10.
VI: Địa điểm: Sân trường THPT Như Thanh
VII: Bảo đảm:
- Người dạy: Chuẩn bị đầy đủ nội dung câu hỏi, đáp án, dụng cụ kiểm tra.
- Người học: Thực hiện đúng các quy định chu
Ngày Tháng Năm2008
Bài 7:
Hội thao thể thao quốc phòng
Phần I: ý định huấn luyện
A: Mục đích yêu cầu.
a) Mục đích: Giúp học sinh nắm được những nội dung và ý nghĩa của hội thao quốc phòng ở cấp Trung học phổ thông, từ đó xác định rõ hơn trách nhiệm trong học tập.
b) Yêu cầu: Học sinh thực hiện tốt nội dung yêu cầu tiết học.
B: Nội dung:
I: Nội dung hội thao thể thao quốc phòng.
II: Phương pháp tiến hành hội thao.
C: Thời gian:
Thời gian toàn bài 90 phút.
D: Tổ chức và phương pháp:
a) Tổ chức: Lấy đơn vị lớp học để giới thiệu nội dung bài giảng.
b) Phương pháp: Chuẩn bị mô hình học cụ, tranh vẽ và điều kiện sân bãi để giới thiệu mô phỏng cho học sinh hình dung được các bước thực hiện và cách thức tổ chức hội thao.
Đ: Địa điểm:
Trường THPT Như Thanh
E: Bảo đảm:
- Đối với người dạy: Có giáo án tài liệu giảng dạy.
- Đối với người học: Thực hiện đúng quy định giờ học.
Phần II: Nội dung huấn luyện.
Vấn đề 1: Nội dung hội thao thể thao quốc phòng.
1. ý nghĩa:
- Tạo phương pháp rèn luyện sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, bồi dưỡng tinh thần dũng cảm, trí thông minh sáng tạo nhằm góp phần xây dựng ý thức quốc phòng cho thế hệ trẻ học sinh.
2. Nội dung:
- Các động tác chiến đấu bắn súng, ném lựu đạn, chạy vũ khí, bơi vũ trang, nhảy dù, võ dân tộc...
- Thực hiện các động tác đội ngũ không súng: Đi đều, đứng lại, quay tại chỗ, chào.
- Vận động qua chướng ngại vật: Cầu hẹp, giao thông hào.
- Băng bó, chuyển thương.
- Mang vác trang thiết bị chiến đấu.
- Tháo lắp súng AKA, CKC ban ngày.
- Ném lựu đạn xa, đúng hướng.
- Tư thế, động tác cá nhân vận động trong chiến đấu: Đi khom, bò cao, bò thấp.
Vấn đề 2: Phương pháp tiến hành hội thao.
- Thực hiện theo điều kiện sân bãi và dụng cụ học tập để phù hợp với nội dung học.
Phần III: Kiểm tra kết thúc.
Câu hỏi ôn tập:
1. Nội dung và ý nghĩa của hội thao thể thao quốc phòng.
2. Nêu phương pháp và cách thức xác định thành tích trong hội thao.
File đính kèm:
- giao an qp 10.doc