I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về cấu tạo của súng tiểu liên AK, các bước tháo lắp súng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu bài 4, mục I trong SGK, SGV, chuẩn bị giáo án, bài giảng.
2. Học sinh:
- Đọc trước mục I trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
- Giới thiệu bài:Súng tiểu liên AK là loại súng tự động và bán tự động loại nhỏ, được trang bị cho cá nhân để tiêu diệt sinh lực địch ở cự li ngắn. Nắm được tính năng, cấu tạo của súng là cơ sở để luyện tập tháo lắp, tập bắn và học các nội dung về kiến thức, kĩ năng quân sự.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
12 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 11 - Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C TIÊU:
- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về cấu tạo của súng trường CKC, các bước tháo lắp súng. Quy tắc giữ gìn, bảo quản súng, đạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu bài 4, mục II, III trong SGK, SGV, chuẩn bị giáo án, bài giảng.
2. Học sinh:
- Đọc trước mục II, III trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
- Giới thiệu bài:Súng trường tự động nạp đạn CKC cỡ 7,62mm do Simonov người liên bang Nga thiết kế năm 1945, súng còn được gọi là súng trường SKS. Nắm được tính năng, cấu tạo của súng là cơ sở để luyện tập tháo lắp, tập bắn và học các nội dung về kiến thức, kĩ năng quân sự.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: 1. Tác dụng, tính năng chiến đấu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV giảng nội dung, kết hợp tranh, ảnh và súng thật.
HS lắng nghe, quan sát, ghi chép.
- Súng trường CKC là loại súng tự động nạp đạn trang bị cho từng người, súng chỉ bắn được phát một. Có lê để đánh gần.
- Súng trường CKC sử dụng đạn kiểu 1943 do liên bang Nga hoặc đạn kiểu 1956 do Trung Quốc và một số nước sản xuất. Hộp tiếp đạn chứa được 10 viên.
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 1000m.
- Tầm bắn hiệu quả: 400m. Hoả lực tập trung: 800m; bắn máy bay, quân nhảy dù: 500m.
- Tầm bắn thẳng: Mục tiêu cao 0,5m: 350m; mục tiêu cao 1,5m: 525m.
- Tốc độ ban đầu của đầu đạn: 735m/s.
- Tốc độ bắn chiến đấu: 35 – 40phát/phút
- Khối lượng của súng: 3,75kg; có đủ đạn: 3,9kg.
HOẠT ĐỘNG 2: 2. Cấu tạo của súng trường CKC.
GV giới thiệu lần lượt tác dụng, cấu tạo các bộ phận chính của súng.
Trước khi giới thiệu từng bộ phận, GV hỏi HS về tác dụng của bộ phận đó.
HS lắng nghe, quan sát, ghi chép.
HS trả lời các câu hỏi của GV.
Súng tiểu liên AK gồm 12 bộ phận chính.
Đồng bộ của súng gồm: Dây súng, kẹp lắp đạn, túi đựng kẹp lắp đạn và đạn, thông nòng, ống đựng phụ tùng và phụ tùng các loại.
* Các bộ phận chính của súng:
1.Nòng súng
2. Bộ phận ngắm
3. Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng
4. Bệ khoá nòng
5. Khoá nòng
6. Bộ phận cò
7. Bộ phận đẩy về
8. Thoi đẩy, cần đẩy, lò xo cần đẩy.
9. Ống dẫn thoi và ốp lót tay
10. Báng súng
11. Hộp tiếp đạn
12. Lê
HOẠT ĐỘNG 3: 3. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn, cách lắp và tháo đạn.
GV giảng giải kết hợp mô phỏng trên súng thật.
GV thực hiện động tác lắp và tháo đạn.
HS lắng nghe, ghi chép.
HS quan sát động tác của GV.
a. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn:
Mở khoá an toàn, lên đạn, bóp cò, mặt búa đập vào đuôi kim hoả, kim hoả lao về trước, đầu kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng. Thuốc phóng cháy tạo áp suất lớn đẩy đầu đạn chuyển động trong nòng súng. Khi đầu đạn vừa trượt qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt vào lỗ trích khí thuốc qua khâu truyền khí thuốc, đập vào mặt thoi đẩy, đẩy thoi đẩy, cần đẩy lùi về sau. Cần đẩy lùi ép lò xo cần đẩy lại, đuôi cần đẩy đập vào mặt trước bệ khoá nòng, đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng lùi về sau, khoá nòng ở thế mở. Khoá nòng lùi móc đạn kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn, gặp mấu hất vỏ đạn, vỏ đạn bị hất qua cửa thoát vỏ đạn ra ngoài. Búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị ép lại. khi bệ khoá nòng và khoá nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về giãn ra đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khoá nòng, búa ở thế giương, súng ở tư thế sẵn sàng bắn.
Tay vẫn bóp cò (giữ cò) cần lẫy cò vẫn nằm dưới lẫy cò, lẫy cò vẫn chẹn vào dưới mấu đuôi búa nên búa không đập về phía trước được.
Muốn bắn tiếp phải buông tay bóp cò ra, cần lẫy cò lùi về sau và nâng lên đối chiếu với mặt tì lẫy cò. Bóp cò tiếp, búa lại đập vào kim hoả làm đạn nổ và cứ như thế bắn cho đến khi hết đạn ở hộp tiếp đạn.
b. Cách lắp và tháo đạn:
* Lắp đạn:
- Lắp đạn vào kẹp đạn: Tay trái cầm viên đạn lắp từng viên vào kẹp sao cho gờ đáy vỏ đạn khớp với gờ của 2 thành kẹp đạn, lắp như vậy đủ 10 viên.
- lắp kẹp đạn vào súng: tay phải nắm tay kéo bệ khoá nòng kéo về sau sao cho đến khi lẫy báo hết đạn giữ bệ khoá nòng lại. lắp kẹp đạn vào khe lắp kẹp đạn, ấn đạn vào hộp tiếp đạn rồi rút kẹp đạn ra.
* Tháo đạn:
- Tháo đạn ra khỏi kẹp đạn: tay trái cầm kẹp đạn, tay phải lấy từng viên đạn ra khỏi kẹp đạn.
- Tháo đạn ra khỏi súng: Tay trái giữ súng, ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ tay phải ấn vào lẫy giữ hộp tiếp đạn, mở nắp hộp tiếp đạn, lấy đạn ra.
HOẠT ĐỘNG 4: 4. Tháo và lắp súng thông thường.
GV giới thiệu quy tắc.
GV thực hiện động tác tháo lắp và phân tích động tác.
HS lắng nghe, ghi chép.
HS quan sát.
a. Quy tắc chung tháo, lắp súng:
Tháo súng để kiểm tra, lau chùi, bôi dầu sửa chữa và thay thế các bộ phận của súng.
-Người tháo phải nắm vững cấu tạo của súng.
-Khi tháo phải chọn nơi khô ráo sạch sẽ và chuẩn bị các đồ dùng cần thiết.
-Trước khi tháo, lắp phải kiểm tra súng.
-Tháo lắp, phải đúng phụ tùng, đúng thứ tự động tác, gặp vướng mắc phải nghiên cứu cẩn thận không dùng sức đập, bẩy làm hỏng súng.
b. Thứ tự động tác tháo và lắp súng:
- Tháo súng:
+ Bước 1: Mở hộp tiếp đạn và kiểm tra súng.
+ Bước 2: Tháo ống phụ tùng.
+ Bước 3: Tháo thông nòng.
+ Bước 4: Tháo nắp hộp khoá nòng.
+ Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về.
+ Bước 6: Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng.
+ Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay.
- Lắp súng: Thứ tự động tác lắp súng thực hiện ngược lại động tác tháo súng, bộ phận nào tháo sau thì lắp trước. Thứ tự động tác cụ thể như sau:
+ Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.
+ Bước 2: Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng.
+ Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về.
+ Bước 4: Lắp nắp hộp khoá nòng và kiểm tra chuyển động của súng.
+ Bước 5: Lắp thông nòng.
+ Bước 6: Lắp ống phụ tùng.
HOẠT ĐỘNG 5: Quy tắc sử dụng và bảo quản súng đạn.
GV giảng giải, phân tích, lấy dẫn chứng minh hoạ.
HS lắng nghe và ghi chép.
a) Quy tắc sử dụng súng đạn:
- Khi mượn súng để luyện tập phải có giáo viên phụ trách, không để học sinh tự ý mượn súng.
- phải khám súng ngay khi mượn súng. Khám súng đúng động tác và đúng quy định.
- Cấm sử dụng súng để đùa nghịch hoặc chĩa súng vào người khác rồi bóp cò.
- Chỉ được tháo lắp, hoặc sử dụng súng khi có lệnh của giáo viên.
- Cấm để đạn thật lẫn với đạn huấn luyện, Không dùng đạn thật làm động tác mẫu.
- Khi bắn đạn thật phải chấp hành đúng quy định bảo đảm an toàn. Khi bắn xong phải lau chùi theo đúng chế độ bảo quản súng.
b) Quy định lau chùi bảo quản sung:
- Súng, đạn phải để nơi khô ráo, sạch sẽ, không để bụi bẩn, nước, nắng hắt vào, không để súng, đạn gần những vật dễ gây rỉ như muối, axít,
- Không được làm rơi súng đạn; không được sử dụng làm gậy chống, đòn khiêng hoặc thay đòn gánh, không ngồi lên súng hoặc tháo các bộ phận của súng để đùa nghịch, Chỉ được vận chuyển súng, đạn khi đã được bao gói cẩn thận.
- Hàng ngày sau khi học tập, công tác phải lau sạch bụi bẩn bên ngoài súng. Chú ý không bôi dầu, mỡ vào các bộ phận bằng gỗ, da ở súng, không bôi dầu cho đạn.
- Phải thường xuyên kiểm tra, lau chùi, bảo quản súng, đạn theo chế độ quy định, thấy súng đạn mất mát phải báo ngay cho người có trách nhiệm.
HOẠT ĐỘNG 6: Tổng kết
- GV tổng kết tiết học
- Nhận xét, đánh giá
- Hướng dẫn nội dung ôn luyện
- Làm thủ tục xuống lớp.
HS lắng nghe GV tổng kết.
-Tính năng, cấu tạo của súng trường CKC.
- Các bộ phận chính của súng.
- Các bước tháo lắp súng.
* Rút kinh nghiệm bản thân:
Ngày soạn: 02/3/2013
Ngày dạy: 04,05,07/3/2013
BÀI 4: GIỚI THIỆU SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC
TIẾT 16, 17: LUYỆN TẬP: THÁO, LẮP SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Nắm được tính năng cấu tạo của súng tiểu liên AK và súng trường CKC, các bước tháo, lắp súng.
2. Về kĩ năng:
Thực hiện được các bước tháo, lắp súng.
3. Về thái độ:
Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ súng, đạn tập luyện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án.
- Chuẩn bị súng, đạn luyện tập, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu.
- Chuẩn bị tranh, ảnh về súng tiểu liên AK và súng trường CKC.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bàn, ghế để tập luyện.
- Sách, vở ghi đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu).
- Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp.
- Tiến hành khám súng theo đúng động tác.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tập luyện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV hướng dẫn lại cụ thể các động tác tháo, lắp súng cho HS nắm được động tác sau đó chia tổ tập luyện.
- Chia lớp thành các tổ do tổ trưởng phụ trách và duy trì luyện tập, GV theo dõi chung.
- Trong quá trình tập luyện, GV quan sát và sửa tập
- Khi sửa động tác cho học sinh nếu thấy sai nhiều thì phải tập trung lớp lại để thống nhất.
HS chú ý quan sát động tác mẫu của giáo viên. Tập trung ghi nhớ các động tác của giáo viên.
- Các tổ tập theo nội dung đã phân công.
Nội dung phổ biến bao gồm:
- phổ biến kế hoạch và hướng dẫn nội dung tập luyện.
- Nội dung tập luyện bao gồm: nghiên cứu tính năng, cấu tạo súng, thực hiện động tác tháo, lắp súng.
- Tổ chức và phương pháp tập luyện: Chia thành các tổ tập luyện luân phiên các nội dung.
- Vị trí tập luyện của từng bộ phận: GV quy định rõ vị trí tập luyện của từng tổ và quy định hướng tập cho từng tổ.
- Kí tín hiệu trong quá trình luyện tập.
- Tổ trưởng phụ trách hướng dẫn cho các thành viên trong tổ tập luyện
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc luyện tập.
-Hết thời gian luyện tập GV tập trung lớp.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập.
-GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung trọng tâm.
- GV nhận xét buổi học.
- Các tổ tập trung theo lớp.
- HS lên thực hiện động tác.
- HS nếu có thắc mắc có thể hỏi trực tiếp GV. Và lắng nghe giải đáp thắc mắc.
- Tập hợp đội hình 4 hàng ngang.
- Củng cố nội dung tiết học.
- Dặn dò học sinh xem trước bài 5.
* Rút kinh nghiệm bản thân:
File đính kèm:
- BAI 4 GIOI THIEU SUNG TL AK VA SUNG TRUONG CKC.docx