i. mục tiêu:
1. kiến thức:
- hiểu được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
2. thái độ:
- xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc.
ii. chuẩn bị:
1. giáo viên:
- sgk, sgv, giáo án gdqp-an và các tài liệu liên quan đến bài học.
- nghiên cứu sgk và các tài liệu có liên quan đến bài học.
- mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có).
2. học sinh:
- nghiên cứu sgk và các nội dung có liên quan tới bài học.
tiến trình tổ chức dạy học:
1. tổ chức lớp học:
- ổn định tổ chức lớp: trung đội trưởng báo cáo tình hình của trung đội.
- kiểm tra bài cũ:
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Tiết 5, Bài 2: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 5
Ngày soạn:
Ngày giảng:
...././.
...././.
BàI 2
Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
(tiết 5: 2. Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong thời kỳ mới; (tiếp)
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
2. Thái độ:
- Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc.
Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học.
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học.
- Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có).
2. Học sinh:
- Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học.
Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Tổ chức lớp học:
- ổn định tổ chức lớp: Trung đội trưởng báo cáo tình hình của trung đội.
- Kiểm tra bài cũ:
(?) Những tư tưởng chỉ đạo của Đảng.
2. Tổ chức các hoạt động dạy & học:
- Mở bài: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân thực chất là xây dựng tiềm lực mọi mặt của đất nước nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:
- Bài mới;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
(?) Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Chúng ta cần thực hiện được những nhiệm vụ nào.
(?) Em hiểu thế nào là tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
(?) Tiềm lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân có vị trí và được biểu hiện ntn trong đời sống xã hội.
(?) Tiềm lực kinh tế là gì và có vai trò ntn đối với nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
(?) Em hãy cho biết đặc điểm, vị trí, biểu hiện của tiềm lực khoa học công nghệ.
(?) Ngày nay để xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ cần tập trung vào những vấn đề gì.
(?) Em hãy cho biết đặc điểm, vị trí, biểu hiện của tiềm lực quân sự, an ninh.
(?) Ngày nay để xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ cần tập trung vào những vấn đề gì.
Em hãy cho biết mục tiêu xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
d. Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:
I HS trả lời: (có 2 nhiệm vụ cơ bản)
* (n/v1); Xây dựng tiềm lực nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
+ Là sức mạnh tổng hợp của quốc gia và chế độ XHCN.
+ Được biểu hiện qua 4 nội dung sau:
1. Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần;
Xây dựng tình yêu quê hương đất nước, niềm tin đối với Đảng, nhà nước, chế độ XHCN.
Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, có đủ năng lực trí tuệ khả năng tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu n/v cách mạng.
Thực hiện thắng lợi n/v phát triển kinh tế xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thực hiện tốt n/v giáo dục quốc phòng an ninh và nâng cao cảnh giác cách mạng.
2. Xây dựng tiềm lực kinh tế;
I HS trả lời: ( SGK tr; 22).
3. Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ;
I HS trả lời:
- Là khả năng của khoa học (bao gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn).
- Là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh.
- Được biểu hiện chủ yếu ở các mặt:
+ khả năng phát triển khoa học.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học.
I HS trả lời:
- Huy động các ngành khoa học, công nghệ quốc gia, trong đó khoa học quân sự an ninh làm nòng cốt.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật kết hợp nghiên cứu kinh tế, quốc quốc phòng an ninh.
- Đổi mới, từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm.
4. Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh.
I HS trả lời:
- Là khả năng tiềm tàng về vật chất và tinh thần có thể huy động phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, an ninh, cho chiến tranh.
- Là nhân tố cơ bản của tiềm lực quốc phòng an ninh, biểu hiện tập trung, trực tiếp, giữ vai trò nòng cốt để bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.
- Được thể hiện ở khả năng duy trì và không ngừng hòan thiện phát triển các lực lượng vũ trang.
I HS trả lời:
- Xây dựng quân đội và công an theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và tựng bước hiện đại”.
- Gắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
- Chuẩn bị về mọi mặt, xây dựng các phương án, đề phòng mọi tình huống có thể xảy ra.
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự.
- Thực hiện công tác giáo dục quốc phòng với mọi đối tượng.
* (n/v 2); Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
I HS trả lời:
- Xây dựng tiềm lực nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phải gắn liền với thế trận quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng thế trận đó cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau;
+ Kết hợp chặt chẽ thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân.
+ Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với phân vùng kinh tế.
+ Xây dựng phương án, bố trí hậu phương chiến lược.
+ Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố).
+ Tổ chức xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự.
+ Xây dựng phương án, triển khai các lực lượng luôn sẵn sàng chiến đấu.
+ Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế với cải tạo địa hình, xây dựng các công trình trọng điểm.
3. Đánh giá: Tóm tắt nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân.
4. Dặn dò: Học bài cũ và đọc trước (phần e SGK trang 26).
File đính kèm:
- Tiet. 5.doc