Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 10 - Tiết 2: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

I. MỤC TIÊU:

1. Mục đích:

- Hiểu được những bài học truyền thống dựng nước và giữ nước. ý trí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.

2. Yêu cầu:

- Có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc. Có thái độ học tập và rèn luyện tốt sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học.

- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học.

- Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có).

2. Hoạc sinh:

- Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học.

- Vận dụng các môn học khác nhất là môn lịch sử để nghiên cứu bài học này.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Tổ chức lớp học:

- Ổn định tổ chức lớp: Trung đội trưởng báo cáo tình hình của trung đội.

- Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu một số cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.

2. Tổ chức các hoạt động dạy & học:

- Mở bài: Lịch sử dân tộc VN trải qua hàng nghìn năm đánh giặc giữ nước, các thế hệ ông cha đã viết nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào và những bài học quý báu cho thế hệ mai sau;

- Bài mới;

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 10 - Tiết 2: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 2 Ngày soạn: Ngày giảng: ...././. ...././. BàI 1 Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam (tiết 2: II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước; Mục: 1,2) Mục tiêu: 1. Mục đích: - Hiểu được những bài học truyền thống dựng nước và giữ nước. ý trí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta. 2. Yêu cầu: - Có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc. Có thái độ học tập và rèn luyện tốt sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học. - Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học. - Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có). 2. Hoạc sinh: - Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học. - Vận dụng các môn học khác nhất là môn lịch sử để nghiên cứu bài học này. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Tổ chức lớp học: - ổn định tổ chức lớp: Trung đội trưởng báo cáo tình hình của trung đội. - Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu một số cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta. 2. Tổ chức các hoạt động dạy & học: - Mở bài: Lịch sử dân tộc VN trải qua hàng nghìn năm đánh giặc giữ nước, các thế hệ ông cha đã viết nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào và những bài học quý báu cho thế hệ mai sau; - Bài mới; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV. Từ thủa Vua Hùng dựng nước Văn Lang cách đây hàng nghìn năm, lịch sử dân tộc VN bước vào thời kỳ dựng nước đi đôi với giữ nước. (?) Tại sao dân tộc ta phải kết hợp 2 nhiệm vụ chiến lược dựng nước và giữ nước. (?) Trong lịch sử dân tộc, truyền thống đó được thể hiện ntn. GV kết luận: Vì vậy đánh giặc giữ nước còn là một nhiệm vụ thường xuyên, cấp thiết, luôn gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước. GV. Trong lịch sử những cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta đều diễn ra trong điều kiện so sánh lực lượng chênh lệch. Kẻ thù thường là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần. (?) Em hãy phân tích nghệ thuật đánh giặc lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều của nhân dân ta. GV kết luận: Chúng ta đã biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân để tham gia kháng chiến, nó đã trở thành truyền thống trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước: I HS. Do ở vị trí chiến lược trọng yếu trong vùng Đông Nam á và có nhiều tài nguyên phong phú, nên từ trước tới nay nước ta trở thành mục tiêu xâm lược của nhiều nước lớn trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy ngay từ buổi đầu dựng nước, chống giặc ngoại xâm đã trở thành một n/v cấp thiết đối với nhân dân ta. I HS. Từ cuối thế kỷ thứ 3 trước công nguyên tới nay, dân tộc ta đã tiến hành gần 20 cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc, cùng vơ9í hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc (từ cuộc kháng chiến chống Tần dến cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước). Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều: I HS. Từ đối tượng của các cuộc chiến tranh, từ thực tế về tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch: + Cuộc k/c chống Tống ta có: 10 vạn, địch có 30 vạn. + Cuộc k/c chống Nguyên - Mông ta có: 15 vạn, địch có 50-60 vạn. + Cuộc k/c chống Mãn Thanh ta có: 10 vạn, địch có 29 vạn. + Cuộc k/c chống Pháp và Mĩ, quân địch đều lớn hơn ta nhiều lần. Vì vậy nghệ thuật đấnh giặc, lấy nhỏ chống lớn lấy ít địch nhiều là một ngh ệ thuật độc đáo đã được ông cha ta vận dụng từ cuộc k/c đầu tiên (chống Tần) đến (k/c chống Mĩ cứu nước). 3. Đánh giá: - Tóm tắt truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. 4. Dặn dò: - Học bài cũ và đọc trước (mục 3,4 SGK trang 10,11).

File đính kèm:

  • docTiet. 2.doc
Giáo án liên quan