Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 10 - Chương trình học cả năm

I- MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Hiểu được kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.

2. Về thái độ

Có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc; có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II- CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Nghiên cứu bái 1 trong SGK, SGV và các tài liệu liên quan đến bài học.

- Tranh, ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.

2. Học sinh

- Chuẩn bị SGK, vở ghi, bút viết,

- Đọc trước bài 1 trong SGK.

- Sưu tầm tranh, ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Tổ chức lớp học

- Ổn định lớp

- Giới thiệu bài : Nêu một vài tấm gương về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường với cách đánh mưu trí, sáng tạo của ông cha ta để dẫn dắt vào nội dung bài học

2. Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 10 - Chương trình học cả năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM (TIẾP THEO) TIẾT 2 I- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tổ chức lớp học - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ : + Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) + Cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ (1954-1975) và công cuộc bảo vệ Tổ quốc - Giới thiệu nội dung bài học 2. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 2 : Tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên - HS lắng nghe, ghi tóm tắc nội dung. - Trả lời câu hỏi của GV - HS thảo luận và ghi lại kết luận của GV. * Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước. - Nhân dân ta thời nào cũng vậy, luôn nêu cao cảnh giác, chuẩn bị lực lượng để phòng giặc ngay từ thời bình; trong chiến tranh, vừa chiến đấu vừa sản xuất, xây dựng đất nước và sẵn sàng đối phó với âm mưu của kẻ thù. Vì vậy, đánh giặc, giữ nước là nhiệm vụ thường xuyên, cấp thiết và luôn gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước - HS lắng nghe nội dung các bài học truyền thống do GV trình bày, sau đó thảo luận và trả lời các câu hỏi do GV đặt ra. - HS lắng nghe GV kết luận * Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. - Trong lịch sử, những cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta đều diễn ra trong điều kiện so sánh lực lượng chênh lệch. Kẻ thù thường là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần. Vì thế lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chấ lượng cao thắng số lượng đông, tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc, đã trở thành truyền thống trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta - GV trình bày các bài học về truyền thống đánh giặc, giữ nước. * Bài học đầu tiên là truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước. + GV đặt câu hỏi : Tại sao trong lịch sử dân tộc ta quá trình dựng nước phải đi đôi với giữ nước và nó trở thành một truyền thống, truyền thống đó được thể hiện như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung và kết luận. + Vì đây là qui luật tồn tại của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc; do vị trí chiến lược của nước ta ở khu vực Đông Nam Á. + Quá trình dựng nước đi đôi với giữ nước được thể hiện từ những cuộc kháng chiến đầu tiên (chống Tần), đến cuộc kháng chiến chống Mĩ. * Bài học thứ 2 là truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. Nội dung này, Gv cũng tiếp tục đặt ra các câu hỏi: Truyền thống đó xuất phát từ đâu? Nội dung đó được vận dụng trong lịch sử của dân tộc ta như thế nào từ cuộc kháng chiến đầu tiên(chống Tần) đến kháng chiến chống Mĩ cứu nước và yêu cầu HS trả lời, sau đó nhận xét, bổ sung và kết luận. - GV khái quát lại những nội dung chính của bài, nhấn mạnh nội dung trọng tâm, trọng điểm. - Nhận xét ý thức học tập của HS, thể hiện qua nghe giảng và trả lời những câu hỏi gợi mở của GV. - Dặn dò hS học bài đã học - Hướng dẫn và yêu cầu HS đọc trước phần : “Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước tiếp theo.” Bài 1 TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM (TIẾP THEO) TIẾT 3 I- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tổ chức lớp học - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ. + Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước ? + Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều? - Giới thiệu nội dung bài học 2. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 2 : Tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước(tiếp theo) Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên - HS lắng nghe, ghi tóm tắc nội dung. - Trả lời câu hỏi của GV - HS thảo luận và ghi lại kết luận của GV. * Truyền thống cả nước chung sức, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện. Để chiến thắng giặc ngoại xăm có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần, nhân dân Việt Nam phải đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân tạo thành nguồn sức mạnh to lớn của cả dân tộc, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Nhân dân ta đã sớm nhận thức, non sông đất nước ta là do bàn tay lao động của biết bao thế hệ xây đắp nên, là tài sản chung của mọi người, ai cũng hiểu nước mất, thì nhà tan. Vì thế, lớp lớp các thế hệ người dân đã không sợ hy sinh gian khổ, liên tục đứng lên đánh giặc, giữ nước. - HS lắng nghe nội dung các bài học truyền thống do GV trình bày, sau đó thảo luận và trả lời các câu hỏi do GV đặt ra. - HS lắng nghe GV kết luận. * Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. Dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm không chỉ bắng tinh thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh vì Tổ quốc, mà còn bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. Bằng trí thông minh, sáng tạo, với nghệ thuật quân sự độc đáo, dù kẻ thù từ phương Bắc hay từChâu Âu, Mĩ đến, dù chúng có tiềm lực kinh tế, đông quân, có trang thiết bị hiện đại, lắm mưu mô xảo quyệt đến mấy cũng không thể phát huy được sở trường và sức mạnh vốn có của chúng trên chiến trường của ta; buộc chúng phải đánh theo của ta và cuối cùng phải chịu thất bại thảm hại. * Bài học thứ ba là truyền thống cả nước chung sức, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện. GV cần làm rỏ 3 ý: Bài học về sử dụng lực lượng; Bài học về kết hợp các mặt trận đấu tranh; Phát huy tinh thần thượng võ của dân tộc trong truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. GV gợi ý và nêu những ví dụ cụ thể để nhấn mạnh một lần nữa các nội dung trên. * Bài học thứ tư là truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. GV đặt vấn đề và nêu: - Nội dung nghệ thuật đánh giặc, ví dụ như tư tưởng và kế sách của tổ tiên – Nghệ thuật quân sự trong thời đại Hồ Chí Minh về chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. GV tổ chức cho HS thảo luận, rút ra nhận xét về các nội dung vừa nêu và kết luận. - GV khái quát lại những nội dung chính của bài, nhấn mạnh nội dung trọng tâm, trọng điểm. - Nhận xét ý thức học tập của HS, thể hiện qua nghe giảng và trả lời những câu hỏi gợi mở của GV. - Dặn dò hS học bài đã học - Hướng dẫn và yêu cầu HS đọc trước phần : “Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước tiếp theo.” Bài 1 TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM (TIẾP THEO) TIẾT 4 I- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tổ chức lớp học - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ. + Truyền thống cả nước chung sức, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện ? + Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo ? - Giới thiệu nội dung bài học 2. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 2 : Tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước(tiếp theo) Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên - HS lắng nghe, ghi tóm tắc nội dung. - Trả lời câu hỏi của GV - HS thảo luận và ghi lại kết luận của GV * Truyền thống đoàn kết quốc tế. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn có sự đoàn kết với các nước trên bán đảo Đông dương và các nước khác trên thế giới, vì độc lập dân tộc của mỗi quốc gia, chống lại sự thống trị của các nước lớn. Nhờ thực hiện đường lối đoàn kết quốc tế đúng đắn, nên cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân các nước anh em. Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung đã trở thành truyền thống, là một nhân tố thành công trong sự nghiệp đánh giặc, giữ nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. * Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lảnh đạo của Đảng, vào sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn mới của cách mạng, để giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, ổn định về chính trị xã hội, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi vấn đề của xã hội. Lịch sử Việt Nam trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước gian khổ nhưng đầy vinh quang, tự hào. Truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc ta ngày càng được các thế hệ tiếp theo kế thừa và vận dụng sáng tạo. Thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. - HS lắng nghe nội dung các bài học truyền thống do GV trình bày, sau đó thảo luận và trả lời các câu hỏi do GV đặt ra. - HS lắng nghe GV kết luận * Bài học thứ năm là truyền thống đoàn kết quốc tế - GV nêu: Trong chiến ranh giải phóng dân tộc, truyền thống đoàn kết quốc tế như một tất yếu, tinh thần đá được đặc biệt thể hiện trong thời đại Hồ Chí Minh. - GV đưa ra một số dẫn chứng cụ thể để HS hiểu rõ hơn bài học truyền thống này * Bài học thứ sáu là truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lảnh đạo của Đảng, vào sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. - GV khẳng định: Đây là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng qua các thời kì, thể hiện trong lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang cách mạng tháng tám 1945 đến cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ - Gợi ý và hướng dẫn HS thảo luận kĩ nội dung này và đặt ra một vài câu hỏi giúp HS củng cố kiến thức Sau khi trình bày xong từng bài học truyền thống, GV đặt các câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận và trả lời. - GV nhận xét các câu trả lời của HS sau đó bổ sung và đưa ra kết luận. Chú ý : GV đưa ra những ví dụ và tranh ảnh minh họa khi giảng bài cho HS. Hoạt động 3 :Tổng kết bài Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên - HS lắng nghe hướng dẫn của GV để trả lời các câu hỏi. - HS ghi câu hỏi ôn tập : 1/ Hãy nêu tóm tắt quá trình đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam. 2/ Nêu truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam. 3/ Trách nhiệm của HS đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - GV khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh trọng tâm của bài, đó là 6 bài học truyền thống vẻ của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước - GV nêu các câu hỏi trong SGK, hướng dẫn HS trả lời. - Yêu cầu HS tìm hiểu về truyền thống đánh giặc giữ nước ở địa phương mình. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học. - Dặn dò HS : Đọc trước bài 2-SGK- Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.

File đính kèm:

  • docgiao an so 1 GDQPAN 10.doc