Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Bài 6 : Cấp cứu ban đầu một số loại tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Phạm Thị Cẩm

1. Mục Đích Yêu Cầu:

 a. Mục Đích:

 Giảng cho học sinh biết nguyên nhân cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thương thường gặp bằng biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.

 b. Yêu Cầu:

 Biết băng bó vết thương bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ

 Vận dụng những kiến thức cơ bản đã học vào trong cuộc sống hàng ngày.

 2.Nội dung trọng tâm:

 a. Nội dung:

 - Cấp cứu ban đàu các tai nạn thông thường

 - Băng bó vết thương

 - Luyện tập

 b. Trọng tâm:

 - Cấp cứu ban đầu các tai nạn bong gân, sai khớp, say sóng, say ô tô, say tầu xe, gất ngộ độc thức ăn, và nhiễm độc lân hữu cơ.

 - Kỹ thuật băng bó vết thương trên các vùng cơ thể.

3. Thời Gian:( 5 tiết)

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Bài 6 : Cấp cứu ban đầu một số loại tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Phạm Thị Cẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp: a. Đối với người dạy : Thuyết trình, giảng giải, dùng mô hình tranh vẽ để minh hoạ, chứng minh. Dùng động tác mẫu, đôi mẫu để giảng giải phần động tác. b. Đối với người học : Nghe, ghi kết hợp với quan sát độg tác mẫu của giáo viên, đôi mẫu để nắm nội dung, động tác và tiến hành tập luyện theo hướng dẫn của giáo viên 5. Địa điểm: Trong phòng học hoặc ngoài sân tập. 6. Vật chất đảm bảo: - Giáo viên : Giáo án kế hoạch giảng bài, mô hình, tranh vẽ các loại băng tiêu chuẩn, băng ứng dụng, các loại nẹp. Những nội dung cần người phục vụ phải được bồi dưỡng trước. - Học sinh : Giáo trình GDQP, vở ghi chép, các loại băng tiêu khẩu, băng ứng dụng, các loại dây garô. Mỗi học sinh một cuộn băng. Phần II: Nội Dung Bài Giảng I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường. 1. Bong gân: a. Đại cương: Bong gân là sự tổn thương của dây chằngchung quanh khớp do chấn thương gâp nên. Các dây chằng có thể bong ra khỏi chỗ bám, bị rách hoặc đứt, nhưng không làm sai khớp. Các khớp xương bị bong gân: khớp cổ, chân, ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ tay. b. Triệu chứng: - Đau nhức nơi tổ thương. - Sưng nề to có thể bầm tím dưới da (do chảy máu) - Chiều dài chi bình thường, không biến dạng - Vận động khó khăn, đau nhức c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng. - Cấp cứu ban đầu: + Bất động chi bong gân + Băng ép nhẹ chống sưng nề + Ngâm chân vào nước muối ấm hoặc chườm đá + Tập vận động ngay sau khi bớt đau + Trường hợp bong gân nặng chuyển ngay đến các cơ sở y tế để cứu chữa - Đề phòng: + Đi lại chạy nhảy, lao động ddúng tư thế. + Cần kiểm tra bảo đảm an toàn thao trường bãi tập các phương tiện trước khi lao động luyện tập. 2. Sai khớp: a. Đại cương: Sai khớp là sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay toàn bộ do chấn thương mạnh một các trược tiếp, hoặc gián tiếp gây nên. Các khớp bị sai: Khớp vai, khớp khửu, khớp háng. b. Triệu chứng: - Đau dữ dội, liên tục nhất là đụng vào khớp hay lúc nạn nhân cử động. - Mất vận động hoàn toàn, không gấp duỗi được. - Khớp biến dạng, chỗ lồi bình thường trở thành lõm, đầu xương lồi ra sờ thấy ở dưới da. - Sưng tím bầm quanh khớp. c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng: - Cấp cứu ban đầu: + Bất động khớp bị sai ở nguyên tư thế sai lệch. + Chuyển ngay nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để sửa chữa. - Đề phòng: + Quá trình lao động, luyện tập phải chấp hành nghiêm quy định bảo đảm an toàn. + Cần kiểm tra độ an toàn của thao trường, bãi tập các phương tiện trước khi lao động luyện tập. 3. Say sóng, say ô tô, say máy bay. a. Đại cương. Thường xảy ra ở người chưa đi quen tàu thuỷ, ô tô, máy bay do mất thăng bằng giữa thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm. b. Triệu chứng. Có hai loại biểu hiện: - Loại cường phó giao cảm hay gặp ở Nam giới: Tim đập chậm, huyết áp hạ, mệt lả, nôn mửa. - Loại cường giao cảm hay gặp ở nữ giới: Tim đập nhanh, huyết áp tăng , thần kinh hưng phấn, nôn mửa. c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng. - Người hay bị say nên ăn nhẹ, chuẩn bị sẵn túi ni lông chứa chất nôn, cho ngồi hoặc nằm đầu hơi ngả ra sau, nhìn vào một điểm ở xa (không nhìn vào các vật đang xoay tròn) - Trước giờ khởi hành đi tàu thuỷ, ô tô, máy bay đối với người chưa quen hoặc bị say cần cho uống 1 -2 thuốc viên chống say. 4. Ngất. a. Đại cương. Ngất là tình trạng chết tạm thời, nạn nhân mất tri giác, cảm giác và vận động đồng thời tim, phổivà bài tiết ngừng hoạt động. Cần phân biệt với hôn mê, mặc dù người hôn mê cung mất cảm giác tri giác và vận động xong tim, phổi, bài tiết vẫn còn vận động. Còn nhiều nguyên nhân ngất: Cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất nhiều máu, ngạt do thiếu ôxi, người có bệnh tim, say sóng, say nắng... b. Triệu chứng. - Nạn nhân tự nhiên thấy bồn chồn, khó chịu, mặt tối mắt tối dần, chóng mặt, ù tai ngã khuỵu xuống bất tỉnh. - Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái. - Phổi có thể ngừng thở hoặc thở rất yếu. - Tim có thể ngừng đập hoặc đập rất yếu, huyết áp hạ. Thường nạn nhân bao giờ cũng ngừng thở trước rồi mới ngừng tim sau. c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng. - Cấp cứu ban đầu. + Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng khí, yên tĩnh, tránh tập chung đông người, kê gối dưới vai cho đầu nạn nhân hơi ngửa ra sau. + Lau chùi đất, cát, đờm dãi nếu có ở mũi, miệng để khai thông đường thở. + Cởi cúc áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông. + Xoa bóp cơ thể, tát vào má, dật tóc mai, nếu có điều kiện cho ngửi amôniắc, dấm, hoặc đốt bồ kết cho khói bay vào hai lỗ mũi để kích thích, nếu nạn nhân hắt hơi được sẽ tỉnh lại. + Nếu nạn nhân tỉnh chân tay còn lạnh có thể dùng nước gừng tươi, nước tỏi hoà với rượu và nước lã đun sôi cho uống. + Nếu nạn nhân chưa tỉnh, nhanh chóng kiểm tra để phát hiện sớm các dấu hiệu ngừng thở, ngùng tim như: Vỗ nhẹ vào người tháy nạn nhân không có phản ứng gì là mất cảm giác, tri giác và vận động. áp vào mũi, miệng nạn nhân, nhìn xuôi xuống không thấy lồng ngực, bụng không phập phồng, tai, mũi, miệng không có hơi ấm, có thể thở rất yếu hoặc đã ngừng thở. Bắt ngay mạch bẹn không thấy mạch đập có thể đã ngừng tim. - Đề phòng. - Phải đảm bảo an toàn, không để xảy ra tai nạn trong quá trình lao động, luyện tập. - Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức. - Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng quá sức. - Phải rèn luyện sức khoẻ thường xuyên để tăng cường sức khoẻ. 5. Ngộ độc thức ăn. a. Đại cương. Ngộ độc thức ăn rất hay gặp ở những nước nghèo, chậm phát triển và các nước nhiệt đới. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: - ăn nguồn thức ăn bị nhiễm khuẩn. - ăn phải thực phẩm có chứa sẵn độc. - ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng. b. Triệu chứng. - Người bị nhiễm độc thức ăn thường xuất hiện với 3 hội chứng điển hình là: + Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc. + Hội chứng viêm cấp đường tiêu hoá. + Hội chứng mất nước, điện giải. c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng. - Cấp cứu ban đầu. Chống mất nước bằng cách truyền dịch mặn, ngọt đẳng trương, nếu không có điều kiện truyền được cho uống nước gạo rang có vài nát gừng. Trường hợp ngộ độc nặng chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất. - Đề phòng. - Phải đảm bảo tốt vệ sinh môi trường. - Đảm bảo tốt khâu vệ sinh thực phẩm. - Không để các bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hoá chế biến thức ăn. 6. Nhiễm độc lân hưu cơ. a. Đại cương. Lân hữu cơ là các hợp chất hoá học như: Tiôphốt, Vôphatốc... dùng để trừ sâu bọ, côn trùng, nấm có hại. Do không tôn trọng nguyên tắc trong quá trình sử dụng và bảo quản nên để xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Chất lân xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và trực tiếp qua da. b. Triệu chứng. - Trường hợp nhiếm độc nặng nạn nhân cảm thấy lợm giọng, nôn mửa, đau quặn bụng, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, đau đầu, đau các cơ, rối loạn thị giác... - Trường hợp nhiễm độc nhẹ: Các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn, nếu được cấp cứu kịp thời sẽ giảm dần, sau một tuần có thể khỏi. c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng. - Cấp cứu ban đầu. + Nhanh chóng dùng thuốc giải độc đặng hiệu + Nếu thuốc vào đường tiêu hoá tìm mọi cách gây nôn. + Nếu thuốc qua da, phải rửa bằng nước vôi trong hoặc xà phòng. + Nếu thuốc vào mắt thì rửa bằng nước muối. + Nếu có điều kiện thì dùng thuốc trợ tim, trợ sức. + Chuyển ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa. - Đề phòng. + Chấp hành đúng các quy định, chế độ vận chuyển, bảo quản và sử dụng. + Khi phun thuốc thuốc thì phải thực hiện đảm bảo an toàn. + Không dùng thuốc trừ sâu để chữa ghẻ, diệt chấy, rận... + khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu không được ăn uống, hút thuốc. II. Băng vết thương. 1. Mục đích: a. Bảo vệ vết thương khỏi bị ô nhiễm. Người bị thương được băng ngay xẽ có tác dụng ngăn cản, hạn chế vi khuẩn từ môi trường xung quanh xâm nhập vào vết thương, làm cho vết thương mau lành. b. Cầm máu vết thương. Máu ở khắp cơ thể sẽ theo vết thương ra ngoài nếu được băng ép chặt sẽ hạn chế mất máu làm cho cơ thể chóng hồi phục. c. Giảm đau đớn cho nạn nhân. Vết thương khi đã băng chống được sự cọ sát, va quệt gây đau đớn, làm cho vết thương được yên tĩnh trong quá trình vận chuyển. 2. Nguyên tắc băng. - Băng kín, băng hết các vết thương. - Băng chắc đủ độ chặt - Băng sớm, băng nhanh, đúng quy trình thao tác kĩ thuật. 3. Kĩ thuật băng vết thương. - Các kiểu băng cơ bản: Băng xoắn vòng, băng số 8, băng chữ nhân, băng vành khăn, băng đầu... - Có nhiều loại băng được sử dụng để băng vết thương: Băng cuộn, băng cá nhân, băng 4 dải, băng dính... + Băng các đoạn chi: băng cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân thường vận dụng kiểu băng xoắn vòng hoặc băng số 8. + Băng vai, nách: Vận dụng kiểu băng số 8. + Băng ngực, lưng: Vận dụng kiểu băng xoắn vòng, không băng quá chặt gây khó thở. + Băng bụng: Vận dụng kiểu baeng số 8, không băng quá chặt gây khó thở. + Băng vùng gối, gót chân, vùng khuỷu: Vận dụng kiểu băng số 8. + Băng vùng kheo, nếp khuỷu: Vận dụng kiểu băng số 8, bắt chéo ở khoeo. + Băng bàn chân, bàn tay: Vận dụng kiểu băng số 8. + Băng chán: Vận dụng kiểu băng vòng tròn hình vòng khăn. + Băng một bên mắt: Vận dụng kiểu băng số 8. + Băng đầu: Vận dụng kiểu băng số 8. phần III: Kết thúc giảng dạy. 1. Hệ thống nội dung của bài. - Cấp cứu các tai nạn thông thường + Bong gân + Sai khớp + Say sóng, say ô tô, say máy bay + Ngất + Ngộ độc thức ăn + Nhiễm độc lân hưu cơ - Băng vết thương: có hai kiểu coqư bản + Băng cuộn vòng + Băng số 8 2. Hướng dẫn nội dung cần thực hành. + Băng cuộn vòng + Băng số 8 3. Nhận xét đánh giá kết quả bài học. Số học sinh tham gia học tập, thái độ học tập, chấp hành quy chế, thời gian. 4. Kiểm tra vật chất. 5. Câu hỏi ôn tập. Câu 1: Phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp nêu các biện pháp cấp cứu ban đầu. Câu 2: Trình bày nguyên nhân các biện pháp cấp cứu ban đầu nạn nhân bị ngất. Câu 3: Các biên pháp đề phòng say sóng, say ô tô, say máy bay. Câu 4: Nêu các triệu chứng ngộ độc thức ăn, biện pháp đề phòng.

File đính kèm:

  • docBai 6 Bang bo vet thuong.doc