I. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu được thế nào là sống giản dị, tại sao phải sống giản dị. Phân biệt được những biểu hiện của lối sống giản dị và không giản dị.
- Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
- Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: lời nói, cử chỉ, tác phong. Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện giảng dạy.
- Đối với giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, ca dao tục ngữ nói về đức tính giản dị.
- Đối với học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.
III. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
GV đưa ra tình huống: " Bố mẹ An có thu nhập thấp nhà lại có đông anh em. An lại là chị lớn thứ 2 không chịu học tập chỉ suốt ngày mải chơi và ăn diện."
58 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Trường THCS Tuấn Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống pháp luật. Tăg cường thanh tra kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường.
- Thực hiện trương trình phục hồi và phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Kiểm soát nghiêm đối với các cơ sở phát thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.
- Hợp tác cùng các nước trên thế giới.
c. áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong bảo vệ môi trường
- Phát triển công nghệ sạch, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị xử lí chất thải.
- Thay đổi cách tiêu dùng có lợi cho mô trường.
- Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng.
5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Tiếp tục tìm hiểu những biện pháp để giữ gìn bảo vệ môi trường
- Chuẩn bị bài mới: Sống và làm việc có kế hoạch.
Tuần
Ngày soạn: 29/12/2009
Ngày dạy: /01/2010
Tiết 19
Bài 12. Sống và làm việc có kế hoạch
(Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch. ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc, với việc thực hiện dự định mơ ước của bản thân.
- Hình thành ở học sinh kĩ năng xây dựng kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần, tháng. Kĩ năng điều chỉnh kế hoạch, đánh giá kết quả hoạt động của kế hoạch.
- Rèn cho học sinh có ý chí nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch và làm việc theo kế hoạch. Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch. Nhận biết và phê phán lối sống tuỳ tiện ở xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện giảng dạy
- Đối với giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
- Đối với học sinh: SGK, vở ghi.
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
Lan đang xem phim thì mẹ dặn ở nhà phải quét dọn nhà cửa, đi chợ nấu cơm. Thấy mới 6h Lan cho rằng vẫn sớm vậy là ngồi xem hết phim. Định đi chợ thì An lại vào chơi. Hai bạn trò chuyện rất lâu. Mải nói chuyện với An lúc nhìn lên thấy đã 9h lúc này Lan vội vàng đạp xe ra chợ. Về nhà lại vội vàng nấu cơm,nấu xong đã muộn. Mẹ về thấy nhà cửa vẫn còn chưa dọn mẹ lại phải làm.
? Em có nhận xét gì về Lan. Theo em phải làm thế nào để giúp Lan
4. Bài mới.
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung truyện đọc
Hoạt độngcủa GV và HS
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn học sinh chú ý vào mục thông tin SGK
? Nội dung bản kế hoạch của Hải Bình nói nên điều gì.
? Em có nhận xét gì về lịch làm việc, học tập của bạn Hải Bình.
? Em có nhận xét gì về tính cách của Hải Bình.
? Kết quả công việc cũng như kết quả học tập của Hải Bình
- HS trả lời
Gv nhận xét
-> KHi lập kế hoạch cần chú ý sắp xếp thời gian hợp lí và những việc lặp đi lặp lại không cần ghi vào kế hoạch.
1. Truyện đọc
- Nội dung kế hoạch nói đến việc học tập, tự học, nghỉ ngơi, giải trí và hoạt động của cá nhân.
- Bản kế hoạch chưa hợp lí:
+ Xem tivi nhiều,thời gian thẻ dục, ngủ ít, thiếu thời gian từ 11h30-14h và từ 17h -19h, chưa thể hiện sự giúp đỡ gia đình.
=> Tính cách Hải Bình: có ý thức tự giác, chủ động trong công việc và học tập.
- Kết quả: không bỏ sót công việc, chủ động trong công việc, không lãng phí thời gian, làm việc có hiệu quả.
Hoạt động 2. Xác định những yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản kế hoạch của Vân Anh.
? Em có nhận xét gì về bản kế hoạch của Vân Anh
? So sánh bản kế hoạch của Vân Anh và Hải Bình.
- HS trả lời
Gv nhận xét.
? Từ hai bản kế hoạch trên ta có thể đưa ra biện pháp gì để khắc phục nhược điểm
- HS trả lời.
Gv nhận xét.
Gv yêu cầu học sinh phác thảo kế hoạch học tập và làm việc trong một tuần của cá nhân mình. Sau thời gian 4 phút học sinh trình bày.
HS khác nhận xét.
Gv nhận xét.
- Kế hoạch của Vân Anh: chi tiết cụ thể, rõ ràng. Nội dung công việc tương đói đầy đủ.
- So sánh:
Vân Anh
- Cân đối hợp lí
- Đầy đủ, cụ thể, chi tiết
Hải Bình
- Chưa cân đối.
- Chưa rõ ràng, còn thiếu
=> Cả hai bản kế hoạch cùng thiếu ngày, khó nhớ, nhiều công việc lặp đi lặp lại hàng ngày (không cần thiết ghi) nhìn rối.
5. Củng cố.
Giáo viên đọc cho học sinh nghe câu chuyện: " Đêm nhạc Văn Cao"
? Qua câu chuyện em có nhận xét gì về Lan và Hiền.
? Tại sao mẹ Lan cho rằng nếu kế hoạch thay đổi sẽ gặp khó khăn trong công việc.
- HS trả lời.
Gv nhận xét.
6. Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu học sinh lập kế hoạch học tập, làm việc:
Buổi
Ngày thứ
Sáng
Chiều
Tối
- Chuẩn bị nội dung bài học của bài, xem trước phần bài tập.
Tuần: 20
Ngày soạn: 7/01/2010
Ngày dạy: /01/2010
Tiết 20
Sống và làm việc có kế hoạch (Tiết 2)
I. Mục tiêu.
- Học sinh thấy được ưu điểm, lợi ích của việc xây dựng kế hoạch và làm việc theo kế hoạch đó.
- Biết tự xây dựng kế hoạch làm việc, học tập và các hoạt động khác cho bản thân, tự điều chỉnh và đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch, từ đó điều chỉnh kế hoạch sao cho hợp lí hơn.
- Có thói quen sống và làm việc theo kế hoạch, có nghị lực ý chí quyết tâm thực hiện kế hoạch đó.
II. Tài liệu và phương tiện giảng dạy.
Giáo án, SGK, SGV.
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Giáo viên kiểm tra phần kế hoạch đã giao về nhà.
3. Giới thiệu bài mới.
Dựa trên kiến thức tiết trước để vào bài mới.
4. Bài mới.
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gv yêu cầu học sinh để tất cả vở ra bàn. Thu vở của một vài học sinh đề nghị một số học sinh khác nhận xét.
Gv treo lên bảng kế hoạch mẫu.
- HS quan sát.
? Qua một tuần làm việc theo kế hoạch hãy nêu kết quả em đạt được.
- HS trả lời cá nhân.
Gv nhận xét.
? Làm việc theo kế hoạch có lợi gì.
? Làm việc không có kế hoạch có hại như thế nào.
Thảo luận nhóm. Chia lớp thành 04 nhóm. Nhóm 1,3 thảo luận câu hỏi 1. Nhóm 2,4 thảo luận câu hỏi 2.
- Thời gian thảo luận là 05 phút. Hết giờ đại diện nhóm trả lời.
Nhóm khác nhận xét bổ sung
Gv nhận xét.
? Liên hệ bản thân:
+ Có lập kế hoạch thường xuyên hay không?
+ Đã thực hiện tốt kế hoạch đề ra chưa?
+ Trong quá trình lập kế hoạch thường gặp khó khăn gì.
- HS tự liên hệ.
- Gv nhận xét.
- Lợi ích:
+ Rèn luyện ý chí, nghị lực, tiết kiệm thời gian, công sức.
+ Rèn luyện tính kỉ luật, kiên trì.
+ Kết quả rèn luyện, học tập tốt.
+ Thầy cô cha mẹ yêu quí.
- Tác hại của việc không theo kế hoạch:
+ ảnh hưởng đến người khác.
+ Làm việc tuỳ tiện, mất thưòi gian.
+ Kết quả kém.
- Khó khăn thường gặp: tự kìm chế hứng thú phải đấu tranh với cám dỗ bên ngoài.
2. Nội dung bài học.
a. Sống và làm việc có kế hoạch là như thế nào.
Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày hàng tuần một cách hợp lí, đảm bảo cân đối các nhiệm vụ, công việc.
b. Khi lập kế hoạch cần: cân đối các nhiệm vụ: học tập, lao động, nghỉ ngơi thời gian giúp gia đình.
c. ý nghĩa.
- Chủ động tiết kiệm thời gian, công sức.
- Không ảnh hưởng tới người khác.
- Đạt kết quả cao trong công việc.
c. Trách nhiệm của cá nhân
SGK
Hoạt động 2. Luyện tập
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập a, d, e.
- HS làm bài tập.
Gv nhận xét
3. Luyện tập.
- Bt a. Cần nêu được người sống có kế hoạch là người sống có dự kiến những mục tiêu phải đạt được, vạch ra được những phương hướng, nội dung công việc định làm và quyết tâm làm trong những giai đoạn nhất định. Làm bất cứ việc gì trong thời gian nhất định , xác định được mục tiêu, nội dung và kết quả đạt được.
- Bt d. có thể xây dựng kế hoạch cho cả đời.
5. Củng cố.
Học sinh lấy ví dụ thực tiễn với những bạn đã biết lập kế hoạch, những bạn không biết lập kế hoạch và kết quả đạt được.
6. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài và làm bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.
Tuấn Hưng, ngày tháng năm 2010.
Giáo án đã thông qua.
Nhận xét:
Tổ trưởng
Ninh Thị Hạnh
Tuần: 20
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 21
Bài 13. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.
I. Mục tiêu.
- Giúp học sinh biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam, hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.
- Học sinh có ý thức tự rèn luyện bản thân, biết tự bảo vệ quyền và thực hiện tốt các bổn phận, biết nhắc nhở mọi ngưòi cùng thực hiện.
- Học sinh có thái độ biết ơn sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của gia đình và xã hội, phê phán đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng bổn phận.
II. Tài liệu và phương tiện giảng dạy.
SGK, SGV, giáo án, luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật hôn nhân và gia đình và một số tư liệu khác.
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ,
? Trong quá trình lập kế hoạch cần lưu ý những gì. Trình bày kết quả sau một tuần làm việc theo kế hoạch đã lập ra.
3. Giới thiệu bài mới.
Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung nhóm quyền cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Từ đó dẫn dắt vào bài mới.
4. Bài mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
? Tuổi thơ của Thái đã diễn ra như thế nào.
? Vì sao Thái vi phạm pháp luật.
HS trả lời.
Gv nhận xét.
? Theo em bạn Thái trong câu truyện đã không được hưởng những quyền gì của trẻ em.
? Chúng ta cần phải làm gì để giúp Thái.
HS thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét.
? Qua câu truyện em rút ra được điều gì.
HS nhận xét.
GV nhận xét
1. Truyện đọc.
- Tuổi thơ của Thái: đầy tủi hờn, bất hạnh xen lẫn cả tội lỗi.
- Nguyên nhân dẫn đến vi phạm của Thái: không được sự quan tâm chăm sóc, giáo dục chu đáo của cha mẹ và mọi người xung quanh.
- Thái đã không được hưởng quyền: chăm sóc, giáo dục...
- Mỗi chúng ta cần: quan tâm giúp đỡ Thái hoà nhập cùng cộng đồng, không xa lánh -> bạn được đi học, được hưởng những quyền của trẻ em.
=> Bài học: Khi chúng ta đang được sống trong tình thương của cha mẹ, được sự quan tâm của cộng đồng cần phải học tập tốt và rèn luyện đạo đức. Không xa lánh những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Biết giúp đỡ bạn bè.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung bài học.
Giáo viên giới thiệu một số điều luật liên quan tới trẻ em
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
- Hiến pháp 1992.
File đính kèm:
- giao GDCD ki I.doc