I/ Mục tiêu bài dạy:
1/ Kiến thức:
- Giúp học sinh biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam.
- Hiểu biết vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.
2/ Kĩ năng:
- Tự giác rèn luyện bản thân, biết bảo vệ quyền và thực hiện tốt bổn phận.
- Biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
3/ Thái độ:
- Biết ơn sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của xã hội và gia đình.
- Biết phê phán đấu tranh các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng.bổn phận của mình.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 21 - Bài dạy: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Tiết 21
Ngày soạn . Ngày dạy
Bài dạy: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ,CHĂM SÓC
VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM.
I/ Mục tiêu bài dạy:
1/ Kiến thức:
Giúp học sinh biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam.
Hiểu biết vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.
2/ Kĩ năng:
Tự giác rèn luyện bản thân, biết bảo vệ quyền và thực hiện tốt bổn phận.
Biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
3/ Thái độ:
Biết ơn sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của xã hội và gia đình.
Biết phê phán đấu tranh các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng.bổn phận của mình.
II/ Chuẩn bị:
* Giáo viên: -Hiến pháp 1992
-Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
-Bộ luật dân sự 1995.
-Bộ luật hình sự 1999.
-Luật hôn nhân và gia đình2000.
-Phóng to 5 ảnh SGK.
* Học sinh:
-Đọc truyện đọc SGK.->soạn gợi ý SGK.
-Quan sát 5 bức ảnh SGK.->nêu nhận xét về sự hiểu biết của các em.
III/ Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lơp: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu biện pháp rèn luyện sống và làm việc có kế hoạch.?
+ Trình bày kế hoạch làm việc và học tập trong tuần của em.
- HS cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét.
3/ Giảng bài mới:
Giới thiệu bài:
- GV: Dẫn 2 câu thơ: Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn ,biết ngủ, biết học hành là ngoan.
Hai câu thơ của Bác gói gồm nghĩa vụ gì của học sinh.
Trẻ em có quyền gì không?
HS trả lời.GV tóm tắt ý kiến vào bài.
Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Kiến thức.
16’
Hoạt động 1:Giới thiệu các quyền và bổn phận của trẻ em:
GV treo tranh ảnh sưu tầm, 5 bức ảnh SGK.
Em hãy nêu nhận xét của em về những bức tranh ảnh đó?
Nêu các quyền cơ bản của trẻ em?
GV bổ sung, kết luận ghi bài.
GV cho hs liên hệ các quyền trên. với công ước liên hợp quốc đã học ở bài 12 lớp 6. ví dụ.
GV cho hs đọc điều 8 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
HS quan sát.
HS nêu nhận xét cá nhân.
HS cả lớp góp ý, bổ sung.
Hs nêu:
Quyền được bảo vệ
Quyền được căm sóc
Quyền được giáo dục.
HS liên hệ trả lời: Các quyền cơ bản của trẻ em. Được quy định trong công ước quốc tế được nước ta cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.
1/ Các quyền cơ bản của trẻ em:
Trẻ em có quyền:
Được bảo vệ
Được chăm sóc
Được giáo dục.
12’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bổn phận của trẻ em.
GV yêu cầu hs thảo luận nhóm nội dung sau:
Trẻ em có bổn phận như thế nào đối với :
+ Gia đình
+ Nhà trường
+ Xã hội
Gv nhận xét nhóm thảo luận có kết quả tốt nhất, tuyên dương.
GV bổ sung, chuẩn kiến thức, ghi bài.
Muốn hoàn thành phổ cập bậc THCS em phải làm gì?
HS thảo luận nhóm: (3’)
Cách thức: các nhóm cử thư kí ghi nội dung thống nhất vào bảng nhóm. Hết thời gian các nhóm treo bảng phụ đúng nơi quy định.
HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
HS trả lời:
Không được ở lại lớp.
Không bỏ học giữa chừng.
2/ Bổn phận của trẻ em:
a/ Đối với gia đình:
Yêu quý ,kính trọng,hiếu thảo,vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
Yêu thương, đùm bọc chăm sóc, giúp đỡ anh chị em, chăm ngoan học gỏi.
b/ Đối với xã hội:
Yêu quê hương đất nước.
Có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tôn trọng pháp luật.
Lễ phép với người lớn,thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè.
Hoàn thành phổ cập THCS
9’
Hoạt động 3:Giải thích vì sao cần phải thực hiện tất cả quyền và bổn phận của trẻ em.
GV gọi hs đọc truyện: “Một tuổi thơ bất hạnh”
GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm nội dung.
Phân tích nguyên nhân phạm tội của Thái
Nhận xét về những quền cơ bản của trẻ em mà Thái không được hưởng
Việc đó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của Thái như thế nào?
Kể những việc làm thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em của gia đình, nhà nước và xã hội?
GV: nhận xét,bổ sung,tuyên dương nhóm thảo luận tốt
Gv: cho hs đọc một số điều trong luật quốc tịch nhà nước ta: điều 59,61,65,71 hiến pháp 1992.
HS đọc,các bạn khác chú ý theo dõi lắng nghe.
Hs thảo luận nhóm : (3’)
Cách thức :mỗi nhóm cử thư kí nhóm ghi ý kiến thống nhất vào bảng nhóm.
Hết thời gian các nhóm gắn bảng nhóm lên bảng đúng nơi quy định
HS cả lớp nhận xét, góp ý bổ sung.
HS trả lời:
6 tuổi: toàn dân đưa trẻ đến trường.
Tiêm phòng.
Phát phiếu khám và chữa bệnh.
Có quyền được khai sinh, có quốc tịch theo luật quốc tịch của nhà nước.
HS đọc.
3/ Trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội.
Tạo mọi điều kiện để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
4/ Dặn dò: (2’)
-Về nhà ôn bài.
-Làm bài tập a-đ trang 41-42 SGK.
-Xem trước bài 14.
+Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ môi trường.
+Đọc phần thông tin và sự kiện SGK ->soạn gợi ý a,b,c .
IV/ RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG.
File đính kèm:
- tiet 21.doc