Giáo án Giáo dục công dân 7

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:

- Thế nào là sống giản dị và không giản dị ?

- Tại sao phải sống giản dị?

2. Thái độ

- Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

3. Kĩ năng

- Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biêt xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

B. PHƯƠNG PHÁP

- Thảo luận nhóm - Trò chơi sắm vai

- Nêu và giải quyết tình huống

C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Tranh ảnh, câu chuyện, băng hình (nếu có) thể hiện lối sống giản dị.

- Thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.

D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc96 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm của công dân đối với bộ máy Nhà nước cấp cơ sở xã (phường, thị trấn) như thế nào? GV: Phân công: Nhóm 1: Câu 1 Nhóm 2: Câu 2 Nhóm 3: Câu 3 Nhóm 4: Câu 4 Vì các câu hỏi đã chuẩn bị kĩ và đã được học nên GV cho thời gian thảo luận ngắn. Phân công nhóm theo bàn và ngồi tại chỗ. HS: Trả lời câu hỏi GV: Nhận xét và bổ sung ý kiến HS: Ghi vào vở Để liên hệ nội dung bài học. GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau. Nội dung: Những hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nơi em ở? - Chăm chỉ học tập. - Chăm chỉ lao động giúp đỡ gia đình và làm nghề truyền thống. - Giữ gìn môi trường. - Tham gia luật nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi. - Phòng chống lệ nạn xã hội. HS : Tự do trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm HS , kết luận phần bài học, củng cố kiến thức cho HS. + HĐND và UBDN xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền cấp cơ sở. + HĐND xã (phường, thị trấn) do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân về. - ổn định kinh tế. - Nâng cao đời sống. - Củng cố quốc phòng an nình. - UBND do HĐND bầu ra có nhiệm vụ: + Chấp hành nghị quyết củaHĐND. + Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. - HĐND và UBND là cơ quan Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chúng ta cần: + Tôn trọng và bảo vệ. + Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. +Quy định của chính quyền địa phương. Hoạt động 5 : luyện tập củng cố và làm bài tập sgk Phần bài tập này, GV tổ cứhc theo nhóm (như hoạt động 4). GV cho bài tập SGK và bài tập bổ sung. Bài tập 1: Emhãy chọn các mục A tương ứng với mục B. A. Việc cần giải quyết. B. Cơ quan giải quyết 1. Đăng kí hộ khẩu. 2. Khai báo tạm trú. 3. Khai báo tạm vắng. 4. Xin giấy khai sinh. 5. Sao giấy khai sinh, 6. Xác nhận lí lịch 7. Xin sổ y bạ khám bệnh 8. Xác nhận bảng điểm học tập. 9. Đăng kí kết hôn 1. Công an 2. UBND xã 3. Trường học 4. Trạm y tế (bệnh viện) Câu 2: Em hãy chọn đúng. Bạn An kể tên các cơ quan Nhà nước cấp cơ sở như sau: a. HĐND xã (phường, thị trấn) b. UBND xã (phường, thị trấn) c. Trạm y tế xã (phường, thị trấn) d. Công an xã (phường, thị trấn) e. Ban văn hoá xã (phường, thị trấn) f. Đoan TNCSHCM xã (phường, thị trấn) g. Mặt trận tổ quốc xã (phường, thị trấn) h. Hợp tác xã dệt thành len. i, Hợp tác xã nông nghiệp. j. Hội cựu chiến binh. k. Trạm bơm. Câu 3: Em hãy chọn ý đúng, Em An 16 tủôi đi xe máy phân khối lớn. Rủ bạn đua xe, lạng lách, đánh võng bị cảnh sát giao thông huyện bắt giữ. Gia đình em An đã nhờ ông chủ tịch xã bảo lãnh và để UBND xã xử lý. a. Việc làm của gia đình em An đúng hay sai? b. Vi phạm của An xử lý thế nào? Phần thảo luận này, các nhóm gắp thăm câu hỏi và chuẩn bị. Nhóm trưởng trình bày câu trả lời của nhóm. HS': Cả lớp nhận xét. GV: Đánh giá cho điểm Đáp án: +A1, A4, A5, A6, A9-B2 +A2, A3 -B1 + A8-B3. +A7-B4 Câu 2: a, b, c, d, e. Câu 3: - Việc làm của gia đình bạn An là sai. - Vi phạm của An là do cơ quan cảnh sát giao thông xử lý theo qui định của pháp luật. Hoạt động 6: củng cố kiến thức rèn luyện kĩ năng Hoạt đông này, GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai thành tiểu phẩm: - Tệ nạn xã hội xảy ra tại địa phương (số đề, bạo lực, rượu). - Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. - Giải quyết công việc cá nhân, gia đình với các cơ quan địa phương không đúng chức năng. HS: Thể hiện các vai theo phần tự chọn. GV: Nhận xét và kết luận toàn bài. HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan cấp cơ sở thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Với ý nghĩa đó, chúng ta phải chống lại những thói quen liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng của một số quan chức địa phương để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Như vậy chúng ta đã góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới của quê hương. 5. Dặn dò. - Bài tập sách giáo khoa. - Tìm hiểu lịch sử truyền thống quê hương ta. - Tìm hiểu tấm gương cán bộ xã (phường, thị trấn) làm tốt nhiệm vụ Ngày 6/9/2011 Tiết 4 Bài 4 : đạo đức và kỉ luật a. mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Thế nào là đạo đức, kỉ luật? - Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. - ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỉ luật. 2. Thái độ - Học sinh có thái độ tôn trọng kỉ luật và phê phán thói tự do vô kỉ luật. 3. Kĩ năng - Học sinh biết tự đánh giá, xem xét hành vi của cá nhân, cộng đồng theo chuẩn mực đạo đức, kỉ luật. B. phương pháp - Thảo luận nhóm. - Đóng vai - Nêu và giải quyết vấn đề - Diễn giải, đàm thoại. c. tài liệu và phương tiện - Truyện kể. - Tục ngữ, ca dao, danh ngôn. - Bài tập tình huống. - Giấy khổ to, giấy màu, hồ dán. d. các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính tự trọng? Giải thích vì sao? 1) Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp 2) Dù khó khăn đến mấy cũng thực hiện bằng được lời hứa của mình. 3) Gặp hoàn cảnh khó khăn sẽ phải nhờ ngay người khác giúp đỡ. 4) Nếu ai đó mắng khi mình mắc lỗi thì sẽ vui vẻ nhận lời Câu hỏi 2 : Hãy nêu một số câu tục ngữ nói về lòng tự trọng? Vì sao mỗi người cần rèn luyện tính tự trọng? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV: Tình huống sau : Vào lớp đã được 15 phút. Cả lớp 7A đang lắng nghe cô giáo giảng bài. Bỗng bạn Nam hoảng hốt chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo. Cô ngừng giảng bài, cả lớp giật mình ngơ ngác. Bình tâm trở lại, cô giáo yêu cầu Nam lùi lại nói với cả lớp: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Nhận xét và chuyển tiếp để vào bài hôm nay. Cách ứng xử của Nam: - Đạo đức: + Không chào cô giáo + Không xin phép - Kỉ luật: Đi học muộn Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc GV: Giúp HS khai thác truyện đọc HS: Theo dõi và tự đọc SGK. Tìm hiểu truyện đọc Một tấm gương tận tụy vì việc chung Chuẩn bị: Cắt giấy đỏ thành hình ngôi sao năm cánh (cỡ bằng nhãn vở.) - Giấy khổ to để ghi sẵn câu hỏi. - Hồ dán Câu hỏi: (đèn chiếu) 1) Kỉ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như thế nào? 2) Khó khăn trong nghề nghiệp của anh Hùng là gì? Việc làm nào của anh Hùng thể hiện kỉ luật lao động và quan tâm đến mọi người? GV: Cho đếm HS có nhiều sao nhất và đánh giá từng câu một. GV: Kết luận hoạt động 1 bằng câu hỏi: Qua phân tích truyện độc, bạn nào có thể cho biết anh Hùng là người có đức tính như thế nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và ghi lên bảng. Để giúp các em hiểu rõ về đạo đức và kỉ luật chúng ta cùng chuyển sang phần 2 1 2 3 -Huấn luyện kĩ thuật - An toàn lao động - Dây bảo hiểm - Thừng lớn - Cưa tay - Cưa máy - Dây diện, dây điện thoại quảng cáo chằng chịt - Khảo sát trước - Có lệnh công ty mới được chặt -Trực 24/24 giờ - Làm suốt ngày đêm, mưa rét - Vất vả - Thu nhập thấp. - Không đi muộn về sớm. - Vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ - Sẵn sàng giúp đỡ đồng đội - Nhận việc khó khăn, nguy hiểm. - Được mọi người tôn trọng yêu quí. -> Đức tính của anh Hùng : - Có đạo đức - Có kỉ luật Hoạt động 3:Tìm hiểu nội dung bài học GV: Chia nhóm thảo luận (3 nhóm) Câu hỏi: (Đèn chiếu) Nhóm 1: Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống? Nhóm 2: Kỉ luật là gì? - Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống? - Đi học đúng giờ, an toàn lao động, chấp hành luật giao thông Nhóm 3: Người sống có đạo đức và kỉ luật sẽ mang lại lợi ích gì? GV: Yêu cầu các nhóm HS cử đại diện lên trình bày khi hết thời gian quy định HS: Nhận xét, tự do trình bày ý kiến. II. Nội dung bài học 1. Đạo đức là: - Quy định, chuẩn mực ứng xử con người với con người, với công việc với tự nhiên và môi trường sống. - Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện. Nếu vi phạm bị chê trách, lên án Ví dụ: Giúp đỡ, đoàn kết, chăm chỉ 2. Kỷ luật : - Quy định chung của tập thể, xã hội, mọi người phải tuân theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định. 3. ý nghĩa: - Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật - Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. GV: Kết luận và ghi tóm tắc lên bảng Lưu ý: Sau khi HS trình bày nội dung thảo luận theo nhóm GV kết hợp phương pháp diễn giải, đàm thoại từ đó rút ra bài học. Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập GV: Hướng dẫn bài tập c SGK/14 - Học sinh đọc kĩ bài tập. Đặt giả thuyết và kết luận, từ đó để đánh giá hành vi của bạn Tuấn. - Hoàn cảnh khó khăn - Tuấn thường xuyên phải đi làm thêm - Thỉnh thoảng nghỉ tham gia hoạt động tập thể lớp. - Tuấn nghỉ có báo cáo - Giải pháp giúp đỡ ( HS tự trình bày quan điểm cá nhân) III. Bài tập 1) Bài tập 1, trang 14, SGK 2) Bài tập c, trang 14, SGK - Kết luận về Tuấn: Có đạo đức, có ý thức kỉ luật Hoạt động 5: rèn luyện kĩ năng hành vi ứng xử GV: Phát phiếu học tập. Câu hỏi (đèn chiếu). Nêu hành vi trái ngược với kỉ luật của một số bạn học sinh hiện nay (ở gia đình, ở lớp) HS: Làm nhanh ra phiếu GV: Gọi HS đọc phiếu trả lời, ghi nhanh kết quả lên bảng GV: Nhận xét và cho điểm * Một số hành vi trái với kỉ luật: - Đi chơi về muộn - Đi học muộn - Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Không trực nhật lớp. - Không làm bài tập - La cà, hút thuốc lá - Mất trật tự, quay cóp GV kết luận toàn bài: Đạo đức và kỉ luật có ý nghĩa quan trọng trong học tập, lao động, lối sống của mỗi thành viên. Thiếu đạo đức, kỉ luật sẽ ảnh hưởng đến công việc chung và sẽ bị xã hội lên án. Khi còn là học sinh, trong nhà trường chúng ta phải tự giác rèn luyện góp phần nhỏ cho sự bình yên của mỗi gia đình, xã hội. 5. Dặn dò - Bài tập về nhà (các bài tập còn lại trong SGK, trang 14) - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về đạo đức, kỉ luật. - Tự thiết lập tình huống cho bài 5. * Tư liệu tham khảo Tục ngữ - Đất có lề, quê có thói. - Nước có vua, chùa có bụt. - Quân pháp bất vị thân. Ca dao: Bề trên chẳng giữ kỉ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa Danh ngôn Không phải là sức lực mà là tính kỉ luật đã làm lên những công trình vĩ đại bổ sung rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGiao abs GDCD 7.doc