I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải sống trung thực? Ý nghĩa của trung thực.
2) Thái độ : Hình thành ở HS thái độ quí trọng và ủng hộ những việc làm trung thực và vì sao cần phản đối những hành vi thiếu trung thực.
3) Kỹ năng: Giúp HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày. Biết tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV: - SGK và SGV GDCD 7
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về đức tính trung thực
HS : - Sách GDCD 7, vở ghi chép, vở BT.
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 5061 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiềt 2 - Bài 2: Trung thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14/9/2007
Tuần 2
Tiềt 2 Baì 2 : TRUNG THỰC
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải sống trung thực? Ý nghĩa của trung thực.
2) Thái độ : Hình thành ở HS thái độ quí trọng và ủng hộ những việc làm trung thực và vì sao cần phản đối những hành vi thiếu trung thực.
3) Kỹ năng: Giúp HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày. Biết tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV: - SGK và SGV GDCD 7
Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập
Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về đức tính trung thực
HS : - Sách GDCD 7, vở ghi chép, vở BT.
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: 2) Kiểm tra bài cũ: (3’).
Gv ghi lên bảng phụ BT trắc nghiệm sau:
Đánh dấu x vào £ những biểu hiện của tính giản dị:
Chân thật, thẳng thắn trong giao tiếp.
Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.
Tác phong gọn gàng, lịch sự, tự nhiên.
Thái độ khách sáo, kiểu cách.
Sống hoà hợp với bạn bè.
b) Là HS em cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị ?
3) Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài học: (3’)
GV cho HS làm BT sau:
a. Trong những hành vi sau đây, hành vi nào sai?
- Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn.
- Giờ kiểm tra miệng giả vờ đau bụng để xuống y tế.
- Xin tiền học để chơi điện tử.
- Ngủ dậy muộn, đi học không đúng qui định, báo cáo lí do ốm.
b) Những hành vi đóbiểu hiện điều gì ?
GV dẫn dắt từ BT trên để vào bài Trung thực
b) Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
KIẾN THỨC
12’
12’
12’
HĐ1: Phân tích truyện đọc: “Một tâm hồn cao thượng”
- Cho HS đọc truyện.
- HDHS trả lời các câu hỏi sau:
1) Bra-man-tơ đối xữ với Mi-ken-lăng-giơ như thế nào ?
2) Vì sao Bra-man-tơ có thái độ như vậy ?
3) Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào ?
4) Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy ?
5) Theo em ông là người như thế nào ?
- Nhận xét, ghi các ý kiến của HS lên bảng.
* Rút ra bài học qua câu chuyện: Cốt lõi của tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, vì mục đích tốt đẹp
HĐ2: Rút ra nội dung bài học:
- Chia bảng làm 3 cột ghi ND câu hỏi lên bảng:
1) Tìm những biểu hiện tính trung thực trong HT ?
2) Tìm những biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người ?
3) Biểu hiện của tính trung thực trong hành động ?
- Mời 3 em lên bảng trình bày, cho lớp NX, GV cho điểm, rút ra bài học thực tiễn.
- Chia tổ thảo luận nhóm theo câu hỏi:
1) Biểu hiện của hành vi trái với trung thực ?
2) Người trung thực thể hiện hành động như thế nào ?
3) Không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực ?
- NX, bổ sung và đánh giá. Tổng kết 2 phần thảo luận, HDHS rút ra khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của trung thực.
- Cho HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:
1. Thế nào là trung thực ?
2) Biểu hiện của trung thực ?
3) Ý nghĩa của trung thực ?
- Ghi ND chính của bài học lên bảng
- Cho HS đọc câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng”. Em hãy giải thích theo cách hiểu của em?
- NX cách giải thích của HS.
HĐ3: Luyện tập và hướng dẫn làm bài tập.
1. Bài tập cá nhân:
* Đáp án: 4,5,6, cần giải thích rõ vì sao các hành vi còn lại không biểu hiện tính trung thực.
2. Trò chơi sắm vai:
Yêu cầu HS sắm vai theo nội dung sau: Trên đường đi về nhà, hai bạn An và Hà nhặt được một chiếc ví, trong ví có rất nhiều tiền. Hai bạn tranh luận với nhau mãi về chiếc ví nhặt được. Cuối cùng, hai bạn cùng nhau mang chiếc ví ra đồn công an gần nhà nhờ các chú công an trả lại cho người bị mất.
* NX và rút ra bài học qua trò chơi trên : Các bạn đã thực hiện hành vi trung thực giúp con người thanh thản tâm hồn.
- Kể chuyện “Chú bé chăn cừu”
* Tổng kết toàn bài rút ra bài học và ý nghĩa của trung thực: Trung thực là một đức tính quí báu, nâng cao giá trị đạo đức của con người. XH sẽ tốt đẹp lành mạnh hơn nếu ai cũng có lối sống, đức tính trung thực.
- Đọc diễn cảm truyện đọc
- Thảo luận lớp theo các câu hỏi.
- Không ưa thích, kình địch.
- Sợ danh tiếng hơn mình
- Oán hận, tức giận
- Công khai đánh giá cao Bra-man tơ là người vĩ đại.
- ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc.
- Ông là người trung thực, tôn trọng chân lí, công minh, chính trực.
- Lên bảng trình bày theo 3 phần
- Cả lớp NX phần trả lời của 3 bạn.
- Thảo luận nhóm theo các ND câu hỏi:
- Các nhóm HS thảo luận, ghi ý kiến vào giấy khổ to. Cử đại diện lên trình bày. HS cả lớp NX, tự do trình bày ý kiến.
- Dựa vào NDBH để trả lời các câu hỏi.
- Sống ngay thẳng, thật thà, trung thực không sợ kẻ xấu, không sợ thất bại.
- Đọc các câu danh ngôn trong SGK và tự suy nghĩ để tham khảo
- Trả lời BT a.
+ lớp NXHS làm BT
+ trả lời, nêu ý kiến đúng.
- Sắm vai 2 bạn HS và 1 chú công an.
+ HS xung phong lên sắm vai
+ Lớp NX các bạn đóng vai.
- Rút ra bài học từ câu chuyện trên
- Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lí.
- Biểu hiện: Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
- Ý nghĩa: Là đức tính cần thiết quí báu, nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu kính trọng, XH lành mạnh.
4) DẶN DÒ : (2’)
- Về nhà học kỹnội dung bài học, làm các bài tập còn lại trong SGK, đọc trước bài “Tự trọng”
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về trung thực.
IV) RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
File đính kèm:
- CD7 T2.doc