Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Tiết 17P: Ôn tập thi học kì I

I./ MỤC TIÊU:

- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của bài.

- Giúp HS làm bài thi tốt hơn có chất lượng hơn.

II./ PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại, diễn giải, giai quyết vấn đề.

III./ TÀI LIỆU: Bài soạn Bi 8, 9, 10, 11.

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Tiết 17P: Ôn tập thi học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn: 4/12/2010 Tiết 17 Ngày dạy: 7a1 7a2.. 7a3.. ÔN TẬP THI HỌC KÌ I I./ MỤC TIÊU: - Giúp HS hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của bài. - Giúp HS làm bài thi tốt hơn có chất lượng hơn. II./ PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại, diễn giải, giai quyết vấn đề. III./ TÀI LIỆU: Bài soạn Bài 8, 9, 10, 11. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HỌC SINH HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI Tuần sau là đến ngày thi HK I. Chúng ta cần làm bài cho tốt. Muốn được như vậy thì chúng ta cần làm tốt tiết học hôm nay. Đó là tiết ôn tập. HĐ 2./ NỘI DUNG ÔN TẬP 1) Thế nào là khoan dung ï? Khoan dung là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. 2) Ý nghĩa của khoan dung? Người có lòng khoan dung luôn được người khác yêu mến, giúp đỡ. Quan hệ giữa con người với con người trở nên lành mạnh hơn. 3) Cách rèn luyện lòng khoan dung? Cách rèn luyện lòng khoan dung là sống cởi mở, cư xử chân thành với mọi người. 4) Thế nào là gia đình văn hoá? Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm giềng và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. 5) Bổn phận của mỗi thành viên trong gia đình văn hĩa? Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. 6./ Ý nghĩa của gia đình văn hoá: Gia đình là tổ ấm của con người, gia đình yên ổn thì xã hội mới ổn định, góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ. 7./ Các biểu hiện trái với gia đình văn hoá: Coi trọng bạc tiền, không quan tâm giáo dục con cái, không có tình cảm đạo lý, con cái hư hỏng, vợ chồng bất hoà bạo lực trong gia đình. 8./ Thế nào là truyền thống? Là những gì được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 9./ Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Là tiếp nối phát triển làm rạng rở thêm truyền thống ấy. 10./ Ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc của dân tộc Việt Nam. 11./ Cách rèn luyện để giữ gìn gia đình truyền thống: Trân trọng, tự hào, phát huy truyền thống của gia đình dòng họ Không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng họ. 12./ Thế nào là tự tin ? Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn không hoang mang dao động, dám nghĩ dám làm. 13) Ý nghĩa của lòng tự tin trong cuộc sống? Có thêm sức mạnh trong cuộc sống, nghị lực và sức sáng tạo làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé yếu đuối, nhỏ bé. 14) Rèn luyện tính tự tin? Rèn luyện bằng cách chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa giẫm. HĐ3./ DẶN DÒ Cố gắng học bài tốt để tuần sau thi cho tốt Làm thêm các bài tập SGK Các bài tập tình huống

File đính kèm:

  • doctuan 17.doc