Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 7: Đoàn kết, tương trợ

 I/ Mục tiêu:

 1/ Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ.

 - Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong quan hệ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống.

2/ Kĩ năng:

- Rèn thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm láng giềng.

- Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết, tương trợ với mọi người.

3/ Thái độ:

 Giúp học sinh có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày.

II/ Chuẩn bị:

 - Chuẩn bị của giáo viên: Tham khảo SGK, SGV;tranh ảnh, mẩu truyện về đoàn kết, tương trợ.

- Chuẩn bị của học sinh: Đọc - tìm hiểu theo câu hỏi SGK, liên hệ thực tế về đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 7: Đoàn kết, tương trợ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn : Ngaứy soaùn : TPPCT : Ngaứy daùy : ____âââ_____________________________________________________________ Bài 7 : ĐOàN KếT, TƯƠNG TRợ I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ. - ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong quan hệ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống. 2/ Kĩ năng: - Rèn thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm láng giềng. - Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết, tương trợ với mọi người. 3/ Thái độ: Giúp học sinh có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: Tham khảo SGK, SGV;tranh ảnh, mẩu truyện về đoàn kết, tương trợ. - Chuẩn bị của học sinh: Đọc - tìm hiểu theo câu hỏi SGK, liên hệ thực tế về đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống. III/ Hoạt động dạy học: 1/ ổn định tình hình lớp:(1’) 2/ Kiểm tra bài cũ:(5’) Câu hỏi : - Thế nào là tôn sư trọng đạo? Nêu câu tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo. - Em hãy liên hệ việc làm nói lên những tình cảm, lòng biết ơn của mỗi em đối với thầy, cô giáo cũ ở tiểu học? Dự kiến phương án trả lời: -Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy,cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc. Câu tục ngữ, ca dao: Không thầy đố mầy làm nên. - Học sinh liên hệ bản thân, trả lời. 3/ Giảng bài mới: - Giới thiệu bài:(1’) Đặt vấn đề: Em hiểu như thế nào câu ca dao : Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Đoàn kết tạo nên sức mạnh giúp ta thành công. Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta sang bài hôm nay: Đoàn kết, tương trợ. - Tiến trình bài dạy: (35’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện: Một buổi lao động. - Gọi học sinh đọc phân vai truyện đọc: Một buổi lao động. ? Khi lao động san sân bóng lớp 7A đã gặp phải những khó khăn gì? - Bổ sung thêm: Lớp phần lớn là các bạn nữ, sức yếu. ? Khi thấy công việc của lớp 7A chưa hoàn thành, lớp trưởng 7B đã làm gì? ? Lớp trưởng 7B đã nói gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. ? Trước câu nói và việc làm của lớp trưởng 7B, lớp trưởng 7A tỏ thái độ như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét. ? Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ hai lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Những việc làm ấy thể hiện điều gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét: Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, Cần được giữ gìn, phát huy. ? Em hãy liên hệ những câu chuyện trong lịch sử, trong cuộc sống để chứng minh đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta thành công? - Liên hệ câu chuyện: Bó đũa Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học. ? Qua các vấn đề đã tìm hiểu, em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ? - Nhấn mạnh: Đoàn kết là sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối.Tương trợ là sự giúp đỡ (sức lực, tiền của). ? Sống đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa gì? - Yêu cầu học sinh giải nghĩa của câu ca dao, danh ngôn trong SGK/22. Nhận xét. ? Qua thực tế ở lớp các em đã làm gì để thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ? - Nhận xét. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Gọi học sinh đọc các bài tập a, b, c. - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: Nhóm 1, 2 - bài a, nhóm 3, 4 - bài b, nhóm 5, 6 - bài c. - Gọi học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. *Củng cố: Em hãy kể một việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của em với bạn. - Nhận xét, kết luận: Đoàn kết, tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đảng và nhân dân ta vẫn nêu cao truyền thống đó: đoàn kết, hợp tác với các quốc gia, tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Một buổi lao động. - Đọc phân vai truyện đọc: Một buổi lao động. -Gặp phải khu đất khó làm, có nhiều mô đất cao; nhiều rễ cây chằng chịt. - Nghe. - Lớp trưởng 7B chạy sang tìm gặp lớp trưởng 7A. - “Lớp 7A ngừng tay sang lớp 7B ăn mía, ăn cam rồi cả hai lớp cùng làm. - Nhận xét, bổ sung. - Lớp trưởng 7A xúc động dang hai tay ôm lớp trưởng 7B lắc mạnh và reo lên. - Nhận xét. - Lớp trưởng 7B lo lắng cho lớp 7A còn nhiều công việc; rủ sang ăn mía rồi cùng làm; hai lớp trưởng ôm nhau – Lớp 7B lấy mía, cam đưa cho các bạn lớp 7A. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Tinh thần đoàn kết, tương trợ. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Kháng chiến chống quân xâm lược; nông dân đoàn kết chống hạn hán, lũ lụt; học sinh đoàn kết, giúp nhau học tập tiến bộ... - Nghe, rút ra bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. - Đoàn kết, tương trợ là hợp sức giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. - Nghe, ghi bài. - Sống đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quí; giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua được khó khăn. - Giúp đỡ nhau trong học tập; Chung sức, chung lòng đưa lớp đi lên. - Nghe. - Trực trường, cùng nhau giải bài tập khó.... - Nghe. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố. - Đọc các bài tập a, b, c, d. - Các tổ thảo luận, trả lời: + Nhóm 1, 2: Chép bài và giảng cho Trung hiểu nội dung bài học. Đến thăm và động viên Trung. + Nhóm 3, 4: Không tán thành việc làm của Tuấn. Vì Tuấn làm như vậy là hại bạn - bạn không chăm lo học càng ngày càng lười và mất kiến thức cơ bản. + Nhóm 5, 6: Đó là việc làm thiếu trung thực, gian lận trong học tập. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Liên hệ bản thân, trả lời. I/ Tìm hiểu truyện đọc: Một buổi lao động. Khi thấy công việc của lớp 7A chưa hoàn thành, lớp trưởng 7B đã sang lớp 7A nói với các bạn nghỉ tay ăn mía rồi huy động các bạn của lớp 7B sang làm giúp. => Đoàn kết, tương trợ. II/ Nội dung bài học - Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. - Sống đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quí. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. III/ Luyện tập: - Bài tập a: Chép bài và giảng cho Trung hiểu nội dung bài học. Đến thăm và động viên Trung. - Bài tập b: Không tán thành việc làm của Tuấn. Vì Tuấn làm như vậy là hại bạn - bạn không chăm lo học càng ngày càng lười và mất kiến thức cơ bản. - Bài tập c: Đó là việc làm thiếu trung thực, gian lận trong học tập. 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’) - Học bài và làm hoàn chỉnh các bài tập . - Ôn tập kỹ các bài đã học để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. IV/Rút kinh nghiệm, bổ sung : ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 7.doc