Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Con người sinh ra đều mong muốn được sống trong một XH bình đẳng, nhân đạo, có kỷ cương. Mong muốn đó có thể thực hiện được trong XH duy trì chế độ người bóc lột người hay không? NN ta với bản chất là NN của dân, do dân và vì dân đã đem lại quyền bình đẳng cho CD. Vậy, ở nước ta hiện nay, quyền bình đẳng của CD được thực hiện trên cơ sở nào và làm thế nào để quyền bình đẳng của CD được tôn trọng và bảo vệ?
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 7, Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uẫn với quyền bình đẳng của CD, bởi vì mọi CD đều được bình đẳng trong việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước NN và XH theo quy định của PL, nhưng mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ đó đến đâu thì còn phụ thuộc vào khả năng, đk và hoàn cảnh của từng người. Vì vậy. trong thực tế, có thể người này được hưởng nhiều quyền hơn, người kia được hưởng ít quyền hơn hoặc người này thực hiện nghĩa vụ khác với người kia, nhưng vẫn là bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
ĐK, hoàn cảnh thế nào tùy thuộc vào quy định của PL trong từng lĩnh vực, từng trường hợp cụ thể.
- Ví dụ:
1. Theo luật thuế thu nhập cá nhân, những người có thu nhập trên 60tr đồng/năm có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên tùy thuộc vào ĐK, hoàn cảnh mà mức thu lại khác nhau, người độc thân có cùng mức thu như trên, người có gia đình đang có trách nhiệm nuôi dưỡng những người phụ thuộc có mức thuế phải nộp thấp hơn so với người độc thân.
2. Hiến pháp quy định “CD không phân biệt DT, nam, nữ, thành phần XH, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ VH, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của PL”. (điều 54 hiến pháp năm 1992)
Tuy nhiên không phải cứ CD đủ 21 tuổi đều có quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội. Để thực hiện quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội, các CD phải có đủ các tiêu chuẩn và đk mà luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định. Theo quy đinh, những người sau không được ứng cử đại biểu Quốc hội:
1- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực PL, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam, và người mất năng lực hành vi dân sự.
2- Người đang bị khởi tố về hình sự.
3- Người đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của TA.
4- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của TA, nhưng chưa được xóa án.
5- Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về GD tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở GD, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính. ( điều 29 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội)
Þ Như vậy, theo quy định của hiến pháp và PL, mọi CD đều bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ; quyền, nghĩa vụ của CD không bị phân biệt bởi DT, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị XH của CD. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng quyền và thực hiện các nghĩa vụ còn phụ thuộc vào khả năng, đk và hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân.
- GV đưa ra tình huống có vấn đề:
ví dụ: Một nhóm thanh niên rủ nhau đua ô tô với lý do nhà hai bạn trong nhóm mới mua ô tô. Bạn A trong nhóm có ý kiến không đồng ý vì cho rằng các bạn chưa có giấy phép lái ô tô, đua xe nguy hiểm và dễ gây tai nạn; bạn B cho rằng bạn A lo xa vì trong nhóm đã có bố bạn B làm trưởng công an quận, bố bạn C làm thứ trưởng của một bộ. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra đã có phụ huynh bạn B và bạn C “lo” hết. cả nhóm nhất trí với bạn B.
? Quan điểm và thái độ của em trước những ý kiến trên ntn?
? Nếu nhóm bạn đó là cùng lớp với em, em sẽ làm gì?
- GV giảng giải: Mọi vi phạm PL đều xâm hại đến quyền và lợi ích hợp của chủ thể khác, làm rối loạn trật tự PL ở một mức độ nhất định. Trong thực tế, có một số người do thiếu hiểu biết về PL, không tôn trọng và thực hiện PL hoặc lợi dụng chức quyền để vi phạm PL gây hậu quả nghiêm trọng cho người khác, cho xã hội. Những hành vi đó cần phải được đấu tranh, ngăn chặn, xử lí nghiêm minh.
- ? Em hãy nêu VD về việc TA xét xử một số vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng ntn trong bộ máy NN?
→ GV nêu một vụ án điển hình: Vụ án Trương Văn Cam. Trong vụ án này, có cán bộ trong cơ quan bảo vệ PL, cán bộ cao cấp trong các cơ quan Đảng, NN có hành vi bảo kê, tiếp tay cho Năm Cam và đồng bọn: Bùi Quốc Huy, Phạm Sỹ Chiến, Trần Mai Hạnh,Bộ chính trị, Ban bí thư đã chỉ đạo Đảng uỷ công an, ban cán sự Đảng các cấp, các ngành nhanh chóng xử lí nghiêm túc, triệt để những cán bộ, đảng viên sai phạm.
- GV giúp HS hiểu: Trách nhiệm pháp lí là do cơ quan NN có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi phạm PL. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng các chế tài theo quy định của PL.
- GV giảng: Trách nhiệm pháp lý (trong mục này) là nghĩa vụ mà chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do NN áp dụng.
NN áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lý để trừng phạt những chủ thể (cá nhân, tổ chức) vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý chỉ do các cơ quan NN có thẩm quyền (cơ quan quản lý NN, Toà án ) áp dụng theo các trình tự, thủ tục do PL quy định đối với các chủ thể có hành vi vi phạm.
CD bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được hiểu là :
- Bất kỳ ai vi phạm PL đều phải chịu trách nhiệm pháp lý, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo
- Việc xét xử những người có hành vi vi phạm PL dựa trên các quy định của PL về tính chất, mức độ của hành vi vi phạm chứ không căn cứ vào dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội của người đó.
- GV đặt vấn đề: Công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật trên cở nào?
- GV phát vấn:
? Theo em, để công dân được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, Nhà nước có nhất thiết phải quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp và các luật không? Vì sao?
? Bản thân em được hưởng những quyền và thực hiện nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật? (Nêu ví dụ cu thể).
? Vì sao Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật?
- GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi ở SGK – tr29
→Chính sách của NN ưu tiên theo khu vực 1,2,3 ( Thí sinh người DT thiểu số - khu vực 1), đồng thời quan tâm đến những gia đình có công với CM như con thương binh, con liệt sĩ. Chính sách của nhà nước đối với thí sinh thuộc người DT thiểu số không chỉ tạo cơ hội học tập cho con em DT thiểu số mà còn nhằm mục đích đào tạo đội ngũ cho miền núi, để miền núi tiến kịp miền xuôi. Như vậy, chính sách ưu tiên trên không những không ảnh hưởng tới nguyên tắc mọi công dân được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập mà còn đảm bảo cho công dân hưởng quyền và cơ hội đó.
- GV nhấn mạnh: Để đảm bảo cho CD bình đẳng trước PL, NN quy định quyền và nghĩa vụ CD trong Hiến pháp và luật. Không một tổ chức, cá nhân nào được đặt ra quyền và nghĩa vụ CD trái với Hiến pháp và luật.
- GV giảng giải: Theo Điều 51 Hiến pháp 1992: “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”. Quy định như vậy nhằm bảo đảm quyền bình đẳng trước PL của CD, không cho phép bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào được đặt ra quyền và quy định các nghĩa vụ cho CD.
Bên cạnh đó NN đã tạo ĐK cần thiết để CD có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- ? NN đã thực hiện những biện pháp gì để để phổ biến sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của CD?
ï Để bảo đảm thực hiện bình đẳng về quyền, nghĩa vụ CD, NN thực hiện các biện pháp như: Tuyên truyền (báo, đài.), công bố công khai các quyền mà CD được hưởng, các nghĩa vụ mà CD phải thực hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền của CD.
ï Để thực hiện quyền bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của CD, PL quy định, hoạt động tố tụng phải tiến hành theo các nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước PL, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.
Þ GV kết luận: Nhà nước có trách nhiệm tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
Bình đẳng trước PL có nghĩa là mọi CD, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt, đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của PL.
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước NN và XH theo quy định của PL. Quyền của CD không tách rời nghĩa vụ của CD.
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau:
+ Một là: Mọi CD đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự, chính trị khácCác nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ TQ, nghĩa vụ đóng thuế
+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của CD không bị phân biệt bởi DT, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị XH.
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ CD nào vi phạm PL đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm PL của mình và phải bị xử lý theo quy định của PL.
- CD dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm PL đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của PL (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật)
- Khi CD vi phạm PL với t/chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được NN quy định trong Hiến pháp và luật.
- Nhà nước và XH có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- NN có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống PL, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm PL và đảm bảo công bằng, hợp lý trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý.
5p Hoạt động 3: Luyện tập củng cố kiến thức.
4. Củng cố:
Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây.
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:
a) Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
b) CD nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
c) Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
d) Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
5. Dặn dò:. - Học bài và làm bài tập trong SGK
- Xem trước bài 4.
File đính kèm:
- Bai 3 Cong dan binh dang truoc phap luat.doc