Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 22, Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Văn Phong

Câu hỏi: - Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN VN?

Trả lời: - Nhà nước pháp quyền XHCN VN là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân nhân

 - Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN VN là Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân. Tính nhân dân rộng .

 3. Giảng bài mới.

 Vào bài: Như chúng ta đã biết Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một yếu tố cấu thành hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và có vai trò quan trọng.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 22, Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Văn Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 28.01.2008 Tiết chương trình: tiết 22. §9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Biết được vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 2. Về kỹ năng. - Biết tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của bản thân. 3. Về thái độ. - Tôn trọng, tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. NỘI DUNG. 1. Trọng tâm của bài. - Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. 2. Kiến thức cần lưu ý. - Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp nêu vấn đề kết hợp với phương pháp thuyết trình, giảng giải. - Thảo luận nhóm. D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh, băng hình, những câu chuyện có liên quan đến nội dung bài học. E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: - Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN VN? Trả lời: - Nhà nước pháp quyền XHCN VN là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân nhân - Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN VN là Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân. Tính nhân dân rộng.. 3. Giảng bài mới. Vào bài: Như chúng ta đã biết Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một yếu tố cấu thành hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và có vai trò quan trọng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG. Hoạt động 1: Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN – Thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của mình là Đảng cộng sản VN lãnh đạo. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được thể hiện tập trung nhất sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn bộ hoạt động của Nhà nước từ pháp luật, cơ chế, chính sách, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước đều nhằm thực hiện lợi ích, ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. (?) Nhà nước pháp quyền XHCN VN tổ chức, xây dựng XH mới như thế nào? (?) Tại sao nói: Nhà nước là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo? (?) Nhà nước pháp quyền XHCN VN thực hiện sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc như thế nào? Hoạt động 2: Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Thảo luận: Nhóm 1: Theo em, mỗi công dân phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN. Nhóm 2: Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? - Rèn luyện đạo đức, tác phong học sinh XHCN. - Học tập tốt, có động cơ, mục đích học tập đứng đắn. - Nhận thức đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng. - Sẵn sàng tham gia lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Lối sống lành mạnh, không tham gia tệ nạn xã hội. - Giữ gìn thiên nhiên, môi trường. Nhóm 3: Em sẽ làm gì khi thấy ai đó hay bạn bè mình vi phạm pháp luật? - Kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. - Tuyên truyền, vận động, động viên người có tột tin vào đường lối của Đảng và vai trò của Nhà nước. - Sữa chữa lỗi lầm, phấn đấu để trở thành công dân có ích. - Khuyên bạn bè tránh xa tệ nạn xã hội, không giao lưu đua đòi kẻ xấu. - Bao dung, độ lượng, mong muốn mọi người gia nhập cùng cộng đồng. => Là một công dân trẻ tuổi được ngồi trên ghế nhà trường, các em cần có trách nhiệm đối với đất nước. Đất nước của thời kì đổi mới và hội nhập. II. 4. Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng cộng sản. - Tổ chức xây dựng xã hội mới – XHCN. - Thể chế hóa và tổ chức thực hiện quyền dân chủ chân chính của nhân dân. - Là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo đối với toàn xã hội trong quá trình xây dựng xã hội mới. - Là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi âm mưu và hành động đi ngược lại lợi ích của nhân dân. III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN. - Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. - Phê phán đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. 4. Củng cố và luyện tập. 1. Nêu chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Phân tích mối quan hệ 2 chức năng? Chức năng nào quyết định? Vì sao? - Có 2 chức năng: + Tổ chức và xây dựng Tổ quốc. + Trấn áp, bảo vệ Tổ quốc. - Hai chức năng thống nhất hữu cơ với nhau. Chức năng tổ chức và xây dựng quyết định vì có như vậy mới xây dựng xã hội mới tiến bộ và văn minh. 2. Những việc làm nào sau đây góp phần thể hiện việc tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh: a. Tham gia tổng vệ sinh giữ gìn môi trường ở địa phương. b. Hăng hái tham gia bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. c. Thực hiện đóng thuế cho Nhà nước. d. Thực hiện kế hoạch hóa dân số. e. Bảo vệ trật tự an toàn xã hội. => Tóm lại: Nhà nước XHCN là nhà nước cuối cùng đã xuất hiện trong lịch sử. Nhà nước XHCN ra đời là kết quả của cuộc cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính Đảng của nó là Đảng cộng sản. Đi lên CNXH chúng ta phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” 5. Hoạt động nối tiếp. - Học sinh về nhà làm bài tập còn lại trong SGK. - Tìm tranh ảnh, tài liệu cho bài 10. - Tìm hiểu tình hình thực tế ở địa phương em. F. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docGDCD 11 Bai 9 tiet 3.doc
Giáo án liên quan